Tuy nhiên, sau khi nghỉ thai sản xong tôi xin nghỉ việc ở đó và chuyển sang một công ty mới, vậy vấn để tôi muốn hỏi là: Khi tôi chuyển sang công ty mới thì việc nhận bảo hiểm thai sản và thủ tục chuyển sổ như thế nào? Mong nhận được hồi đáp từ phía Luật LVN Group, Trân trọng cảm ơn!

Người gửi: N.H

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật lao động của công ty luật LVN Group.

Thủ tục chuyển sổ bảo hiểm qua đơn vị làm việc khác?

Luật sư tư vấn trực tiếp vấn đề chế độ thai sản, gọi 1900.0191

Trả lời:

Thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

-Quyết định 1111/QĐ-BHXH về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 sửa đổi một số nội dung tại các quyết định ban hành quy định quản lý thu, chi BHXH, BHYT của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam

Công văn số 2266 /2013/BHXH-BT về việc giải quyết vướng mắc về thu, xác nhận sổ BHXH

Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, bạn chỉ được hưởng chế độ thai sản nếu như công ty cũ thực hiện công việc sau:

Điểm b mục 2 Công văn số 2266 /2013/BHXH-BT quy định như sau:

“2. Việc thu và ghi, xác nhận sổ BHXH của người lao động trong doanh nghiệp nợ tiền BHXH theo quy định tại Tiết đ, Khoản 1, Điều 62 Quy định kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH trong một số trường hợp:

b) Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết.”

Như vậy, bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu như công ty cũ của bạn thực hiện công việc trên.

Thứ hai, Khi sang công ty mới làm việc bạn phải thực hiện xong việc chốt sổ BHXH tại công ty cũ và nộp sổ BHXH cho công ty mới. Cơ quan mới sẽ tiếp tục thực hiện việc đóng BHXH cho bạn.Thời gian đóng bảo hiểm ở doanh nghiệp cũ được tính vào tổng thời gian đóng bảo hiểm của người lao động khi làm thủ tục hưu trí sau này.

Theo Quyết định 1111/2011/QĐ-BHXH và Quyết định số 1018/QĐ-BHXH thì thành phần hồ sơ chuyển bảo hiểm xã hội gồm:

-Đơn vị sử dụng lao động: Một (01)bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS)

-Người lao động:

+Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn.

+Sổ BHXH

+Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng( trừ trường hợp chết)

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư  vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng  cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email [email protected] hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191.Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG.