1. Đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc?

Dạ em xin chào Luật sư của LVN Group. Gia đình em có 4 anh em, anh của em do tai nạn mà bị tật nguyền bị liệt hai chân không đi lại được đến nay đã 4 năm và chỉ ở nhà. Nhưng dạo gần đây anh của em có biểu hiện nghiện ma túy đá đã nhiều lần em nhìn thấy rồi nhưng do tình cảm anh em nên em không thể nào báo cáo với chính quyền được.
Nhưng nay sự việc đến đỉnh điểm cả nhà em đều bị đe dọa đến tính mạng bởi người anh này vì anh có hiện tượng ngáo đá. Em rất lo sợ cho gia đình em, bố em thì đi làm, mẹ em thì may ở nhà và chăm sóc người anh đó, em còn 2 em nhỏ nữa vẫn đang đi học tiểu học và trung học còn em thì hiện nay học đại học, em biết hành vi không báo cáo sớm của em là có phạm pháp nhưng do vì tình cảm gia đình nên em. Hôm trước anh em mới ngủ dậy, anh la lói om sòm chửi rủa mẹ em, 2 em của em và lúc đó em có mặt ở nhà nên ức chế quá em đã nói lại và gia đình em đã cãi nhau rất dữ dội và anh cầm 1 cây lau nền xoay 360 độ định quơ lên đánh, em rất là ức chế và có dùng ghế nhựa đánh anh ta. Rồi gia đình em chạy ra khỏi nhà, anh còn đe dọa sẽ đốt nhà, hàng xóm can ngăn nên mọi chuyện yên ổn, còn em thì ở nhờ nhà người thân. Hôm sau, anh lại chửi rủa mẹ em và 2 em của em, nhà em rất buồn nên đã đi khỏi nhà và bỏ anh ta lại ở nhà, em vẫn ở nhờ nhà bạn. Gia đình em bây giờ thực sự rất buồn vì anh.
Gia đình em có thể làm như thế nào? Theo như ý của gia đình em thì gia đình em muốn cho người anh này đi trại cải tạo hoặc sẽ báo công an người anh này có hành vi sử dụng ma túy đá và gây nguy hiểm cho gia đình.
Rất mong được sự hồi âm sớm của Luật sư của LVN Group.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Tại Điều 28 Luật phòng, chống ma túy 2000 quy định

“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

3. Người nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”

Theo như thông tin bạn cung cấp, anh bạn có sử dụng ma túy và gia đình khuyên can không được, đồng thời nhiều lần có hành vi hành hung mẹ, chửi bới gia đình bạn. Trong trường hợp này, gia đình bạn có thể yêu cầu UBND xã, phường can thiệp vào việc giáo dục anh bạn tại nơi cứ trú để anh bạn có thể tự cai nghiện.

Theo quy định tại Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

“1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”

Căn cứ vào quy định trên, nếu như anh trai của bạn chưa được giáo dục tại địa phương hoặc cai nghiện tại nhà thì Chủ tịch UBND xã, phường sẽ không ra quyết định bắt buộc anh bạn đi cai nghiện ở trại cai nghiện tập trung. Trừ trường hợp có đơn tự nguyện cai nghiện ở các cơ sở tập trung của anh bạn. Trong trường hợp này, bạn cần chuyển ba mẹ bạn ra ở riêng tại một nơi khác để tránh tình trạng anh trai bạn trong lúc kích động có thể gây hại tới sức khỏe cũng như tính mạng của ba mẹ bạn. Đồng thời gia đình cần có đơn gửi đến UBND xã, phường yêu cầu phường tham gia vào việc giáo dục người bị nghiện tại địa phương.

2. Bị tái nghiện sau khi cai nghiện thì có bị đưa đi cai nghiện bắt buộc không?

Thưa Luật sư của LVN Group, Anh trai tôi đã tiến hành cai nghiện tự nguyện dưới nhiều cách thức khác nhau nhưng vẫn bị tái nghiện. Gia đình tôi muốn Anh phải đi cai nghiện bắt buộc để làm lại cuộc đời thì phải làm như thế nào ạ?
Mong Luật sư của LVN Group tư vấn cụ thể!

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 28 Luật phòng chống ma tuý 2000, sửa đổi bổ sung năm 2008 quy định về việc cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

3. Người nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”

Nếu như người nghiện ma túy không tự nguyện xin cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. cụ thể tại điều 95 và 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:

Điều 95. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.

Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”

Trân trọng ./.

3. Mẫu đơn đề nghị chuyển tiếp điều trị nghiện

Luật LVN Group xin giới thiệu mẫu đơn đề nghị chuyển tiếp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

PHỤ LỤC 9: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN TIẾP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THAY THẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Ảnh 4cm x 6cm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

…1…ngày…… tháng…… năm 20….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Chuyển tiếp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

Kính gửi:……………2 ……………………

1) Họ và tên:………………………………………………………………………………………………….

2) Ngày sinh:…………………………………………………………………………………………………

3) Địa chỉ:………………………………………3…………………………………………………….

4) Số CMTND:……………………………………4…………………………………………………

5) Tên cơ sở điều trị chuyển đến:……………………………5………………………………..

6) Hình thức chuyển điều trị:………………………………6…………………………………….

7) Thời gian chuyển:………………………………………7……………………………………..

8) Địa chỉ của cơ sở điều trị chuyển đến:………………………8…………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………

Do có sự thay đổi về…………9……………, tôi làm đơn này đề nghị cơ sở điều trị cho phép, giới thiệu và làm các thủ tục cần thiết để giúp tôi có thể đến tiếp tục điều trị tại cơ sở điều trị có tên và địa chỉ trên đây.

Xin trân trọng cảm ơn./.

……1…… ngày…… tháng…..… năm 20…
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

_______________

1 Địa danh

2 Tên của cơ sở điều trị hiện người bệnh đang tham gia điều trị

3 Địa chỉ của người bệnh theo hồ sơ đăng ký điều trị thay thế

4 Số Chứng minh thư nhân dân của người bệnh

5 Tên của cơ sở điếu trị người bệnh muốn chuyển đến

6 Ghi rõ người bệnh chuyển điều trị tạm thời hoặc chuyển cơ sở điều trị

7 Ghi rõ thời gian chuyển tiếp điều trị tại cơ sở điều trị nơi đến

8 Địa chỉ của cơ sở điều trị người bệnh muốn chuyển đến

9 Ghi rõ lý do thay đổi về chỗ ở hoặc nơi làm việc

4. Mẫu đơn đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện

Luật LVN Group xin giới thiệu mẫu đơn đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

PHỤ LỤC 8: ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THAY THẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Ảnh 4cm x 6cm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

…1…ngày…… tháng…… năm 20….

ĐƠN ĐĂNG KÝ

Tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

Kính gửi:……………2 …………………

Tên tôi là:………………………………………………………… giới tính:………………………..

Sinh ngày:……………………………………………, tại:………………………………………………

Nơi đăng ký thường trú………………………………3…………………………………………………

Nơi ở hiện tại:……………………………………4……………………………………………………….

Số CMND:………………, cấp ngày:………/………/……… tại:……………………………………

Tôi là người nghiện chất dạng thuốc phiện, có nơi cư trú rõ ràng và không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật. Qua tìm hiểu các điều kiện và quy định liên quan, tôi làm đơn này xin tự nguyện đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Tôi cam kết nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị và nội quy của cơ sở điều trị.

Tôi cam đoan các thông tin khai trên đây là đúng; nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trân trọng cảm ơn./.

Đại diện của người làm đơn5

Tôi tên là ……………6………… số CMND/hộ chiếu…… ngày cấp…… nơi cấp… là……7…… Cam kết đồng ý cho ……… tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại ……………8………………

(Ký và ghi rõ họ tên)

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

_______________

1 Địa danh

2 Tên cơ sở điều trị chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

3 Nơi đăng ký thường trú của người đăng ký tham gia điều trị theo hộ khẩu

4 Nơi cư trú hiện tại của người đăng ký tham gia điều trị

5 Chỉ áp dụng đối với trường hợp người đăng ký tham gia điều trị là người chưa đủ 16 tuổi

6 Ghi rõ họ, tên người đại diện

7 Ghi rõ là cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đăng ký tham gia điều trị

8 Ghi rõ tên cơ sở điều trị

5. Mẫu phiếu chuyển gửi người bệnh điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện

Luật LVN Group xin giới thiệu mẫu phiếu chuyển gửi người bệnh điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

………1………
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: /PC

……2……, ngày…… tháng…… năm……

PHIẾU CHUYỂN GỬI NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THAY THẾ

Kính gửi:……………3 ………………

Tên cơ sở giới thiệu:………………………………1…………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………4……………………………………………………

Điện thoại:………………………………………… Email (nếu có):……………………………..

Giới thiệu cho:

1) Họ và tên:………………………………………5…………………………………………………..

2) Ngày sinh:………………………………………6…………………………………………………..

3) Địa chỉ:…………………………………………7……………………………………………………

4) Thông tin về tình hình điều trị của người bệnh:

– Ngày bắt đầu điều trị:……/……/.…… Ngày kết thúc:……/……/……

– Liều điều trị hiện tại:……… mg/ngày

5)………………………………………………8…………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………, ngày…… tháng…… năm 20….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

_______________

1 Tên cơ sở điều trị giới thiệu người bệnh chuyển tiếp điều trị

2 Địa danh

3 Tên cơ sở điều trị nơi người bệnh dự kiến chuyển đến

4 Địa chỉ của cơ sở điều trị giới thiệu người bệnh chuyển tiếp điều trị

5 Tên của người bệnh đề nghị được chuyển tiếp điều trị

6 Ngày tháng năm sinh của người bệnh được chuyển tiếp điều trị

7 Địa chỉ của người bệnh theo hồ sơ đăng ký điều trị

8 Tóm tắt về quá trình điều trị của người bệnh và những thông tin cần thiết khác cho việc tiếp tục điều trị cho người bệnh khi đến cơ sở điều trị mới (nếu có)