1. Thủ tục mua đất thổ cư thực hiện như thế nào?
>> Luật sư tư vấn Luật đất đai trực tuyến gọi:1900.0191
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 và Văn bản hợp nhất số 03/2013/VBNH-VPQH về luật cư trú quy định:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Theo thông tin bạn cung cấp, nếu mảnh đất bạn muốn mua thỏa mãn các điều kiện nêu trên đối với đất thổ cư (đất thổ cư chỉ là từ truyền thống để chỉ đất ở, theo thông tư 08/2007/TT- BTNMT quy định đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư, kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ đã được công nhận là đất ở).
Bạn cần làm những thủ tục để mua đất hợp lệ như sau :
– Trước tiên: Các bên tiến hành công chứng , chứng thực hợp đồng chuyển nhượng tại Văn phòng công chứng (hoặc tại Uỷ ban nhân dân xã). Các giấy tờ cần mang theo bao gồm: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản sao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của các bên.
– Thứ hai: Tiến hành thủ tục kê khai nghĩa vụ thuế tại Uỷ ban nhân dân cấp quận/ huyện nơi có đất.
Hồ sơ bao gồm:
1. Tờ khai lệ phí trước bạ (bên mua).
2. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (bên bán, trừ trường hợp được miễn thuế).
3. Hợp đồng chuyển nhượng.
4. Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (có chứng thực)
5. Bản sao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của hai bên. (có chứng thực)
Sau khi có thông báo nộp thuế: hai bên tiến hành nộp thuế trong thời hạn 10 ngày vào ngân sách nhà nước.
– Thứ ba: Tiến hành thủ tục kê khai sang tên quyền sử dụng đất:
Theo điều 100, luật đất đai Hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp sổ đỏ .
2. Hợp đồng chuyển nhượng.
4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên bán .
5. Bản sao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của bên mua.(có chứng thực)
6. Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Thời gian giải quyết: không quá 15 ngày.
Bạn muốn định cư tại TP Hồ Chí Minh thì cần phải cắt khẩu tại quê cũ và chuyển khẩu đến nơi mà bạn muốn sinh sống .
Về vấn đề tách sổ hộ khẩu và lập sổ hộ khẩu mới , Căn cứ theo Điều 27 Luật cư trú năm 2006 quy định:
Điều 27. Tách sổ hộ khẩu
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
2. Có nên mua đất thuộc dự án quy hoạch của huyện không?
Kính gửi văn phòng luật LVN Group .Tôi có thắc mắc về vấn đề đất đai Kính mong phía VP giải đáp thắc mắc cho bên mua chúng tôi
Nội dung: Gia đình chúng tôi đang có dự định mua đất dự án có thời hạn 50 năm và hiện tại giá trị thời hạn sử dụng của mảnh đất còn 41 năm. Đất thuộc dự án quy hoạch khu đô thị của Huyện. Giá mua là 1 tỷ VNĐ.
Vậy VP có thể giải đáp thắc mắc của chung tôi là : 1 Có nên mua không khi đất ấy còn 41 năm, liệu sau thời gian ấy thì nhà nước có thu hồi ? Thủ tục 2 bên mua và bán cần làm gì ,để có các giấy tờ hợp pháp đảm bảo cho người mua như chúng tôi ?
Rất mong được sự trả lời của Quý VP trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
1. Có nên mua đất thuộc dự án hay không?
Trong trường hợp này, bạn có thể xem xét một số kinh nghiệm mua đất dự án sau đây:
Kinh nghiệm cho thấy, mua đất nền dự án cần phải xem rõ giấy tờ, căn cứ xem xét vị trí đất giữa giấy tờ và thực tế ngoài nền đất. Nếu không rõ ràng, bạn có thể bị tráo đôi vị trí (vd khi xem đất là mặt tiền đường lớn, nhưng sau khi ra sổ, cất nhà mới biết vị trí thực sự trong giấy tờ là đường nhỏ…)
Nên lựa chọn vị trí đất có thể dễ bán lại sau này hoặc vị trí thuộc khu dân cư đang có xu hướng phát triển (nhà cửa đang đông lên dần). Như thế thì sau này ta có thể dùng để cất nhà ở cũng tốt, hoặc bán lại khả năng cao có lời.
Mua đất cần xác định rõ những mục đích là gì, nếu mua để ở thì cần xem xét xem có gần khu bạn làm việc hay không, nhất là phải gần các tiện ích sống cơ bản hiện hữu.
Không nên mua đất sổ chung: sau này có tranh chấp xảy ra thì vô cùng phiền hà và gần như không giải quyết triệt để được: tách sổ không được do không đủ diện tích chia nhỏ theo luật quy đinh, đôi khi có người chịu thỏa thuận, có người không, thậm chí mua đất sổ chung không thể xác định được vị trí đất các nền đất ấy (thực tế có trường hợp này, mua bán 5% đất và không biết nền nào)
Những điều cần lưu ý:
– Chỉ kí hợp đồng góp vốn nếu đã chắc chắn tìm được nhà đầu tư lớn, có tên tuổi trên thị trường và những dự án được nhiều người tìm mua.
Tìm hiểu thật chi tiết thông tin và năng lực của chủ đầu tư, các dự án đã đầu tư thành công
Hợp đồng góp vốn hay mua bán càng chi tiết càng tốt, tránh gật đầu đại khi nhìn thấy hợp đồng soạn sẵn theo mẫu
– Tìm hiểu về luật nhà ở và Nghị định 99/2015/NĐ-CP về điều kiện để các chủ đầu tư huy động nguồn vốn, đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, số lượng nhà ở được phân chia (điều 9 nghị định quy định, chủ đầu tư được phép bán tối đa 20% số lượng nhà ở không qua sàn giao dịch bất động sản thông qua hợp đồng góp vốn. Điều 7 quy định, mỗi hộ gia đình, cá nhân khi tham gia góp vốn hoặc hợp tác với chủ đầu tư khi dự án chưa xây xong móng thì chỉ được phân chia một lần với số lượng một nhà ở (nhà biệt thự, nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ chung cư). Nếu hợp đồng các dự án cá nhân góp vốn ký kết vi phạm luật thì xem như hợp đồng vô hiệu và chủ đầu tư phải trả lại cho cá nhân góp vốn vốn đã nhận.
– Thường xuyên theo dõi tiến độ góp vốn có hợp lý so với tiến độ thi công dự án hay không.
Theo đó, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi mua đất dự án, phải đánh giá năng lực của chủ đầu tư bởi có nhiều đất dự án sau rất lâu vẫn không thể hoàn thành, bởi rủi ro trong việc mua bán đất dự án là rất cao.
2. Về thủ tục mua bán đất:
3. Người có phải đóng tiền để làm đường nông thôn mới hay không?
>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi : 1900.0191
Trả lời
Công văn 10589/BTC-NSNN 2015 phân bổ ngân sách thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
1. Về phân bổ nguồn ngân sách nhà nước (gồm cả nguồn trái phiếu Chính phủ) để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:
a) Căn cứ vào Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 ngày 6 tháng 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và Quyết địnhsố 695/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho từng nội dung và cho các xã bảo đảm phù hợp với thực tế và yêu cầu hỗ trợ của từng địa phương như sau:
– Hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho các xã để thực hiện công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã.
– Hỗ trợ tối đa 100% cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ để xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựngtrường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản;công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạtầng các khu sản xuất tập trung tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.
– Đối với các xã còn lại, hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước cho: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn;xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.
b) Căn cứ vào mức hỗ trợ nêu tại điểm a mục 1 của văn bản này, hàng năm trên cơ sở nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ và nguồn ngân sách địa phương bố trí cho Chương trình và các nguồn tài chính hợp pháp khác, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ưu tiên phân bổ cho các xã đặc biệt khó khăn, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những xã không có khả năng huy động người dân đóng góp để đầu tư cơ sở hạ tầng, tránh tình trạng phân bổ bình quân, dàn trải.
2. Về huy động nguồn ngoài ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:
a) Đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản huy động của nhân dân; Chỉthị số 18/CT-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; văn bảnsố1447/TTg-KTN ngày 13 tháng 8 năm2014 của Thủ tướng Chính phủ về huy động vốn đóng góp của dân để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
b) Việc xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, phải căn cứvào khả năng nguồn vốn của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn huy động và khả năng đóng góp của doanh nghiệp, người dân để xác định lộ trình xây dựng nông thôn mới phù hợp,không nóng vội chạy theo thành tích. Việc huy động đóng góp phải tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng,từng địa phương, không quy định cứng nhắc tỷ lệ chi của nhà nước và đóng góp của nhân dân. Việc huy động đóng góp của người dân phải được bàn bạc dân chủ và phải được sự đồng tình của người dân. Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc và huy động quá sức dân; không giao chỉ tiêu huy động, không gắn việc đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng; không được yêu cầu những hộ dân nghèo, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách phải đóng góp. Đồng thời, phải tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và tự nguyện tham gia.
c) Xây dựng nông thôn mới phải chú trọng đến công tác giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; gắn với phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân; tuyệt đối không để tình trạng xây dựng nông thôn mới làm tăng gánh nặng, tăng nghèo cho người dân, chú trọng hướng dẫn tổ chức, hỗ trợ người dân thực hiện các nội dung về phát triển y tế, văn hóa, xã hội, tạo cảnh quan môi trường nông thôn,giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thông, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội, đảm bảo sự bình yên cho cuộc sống của người dân nông thôn.
d) Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới.Nơi nào, cấp nào để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, gây khó khăn trong việc xác nhận và giải quyết quyền lợi chính đáng của nhân dân theo chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước … thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm và phải được kiểm điểm trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật.
>> Như vậy, chính quyền thôn chỗ bạn mua đất liên hệ yêu cầu bạn đóng 3 triệu đồng để làm đường nông thôn mới. Nếu không đóng sau này sẽ không được giao dịch mua bán hoặc xây nhà ở đó như thế sai với quy định của pháp luật cụ thể là trong công văn 10589/BTC-NSNN 2015 phân bổ ngân sách thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Việc huy động đóng góp phải tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng,từng địa phương, không quy định cứng nhắc tỷ lệ chi của nhà nước và đóng góp của nhân dân. Việc huy động đóng góp của người dân phải được bàn bạc dân chủ và phải được sự đồng tìnhcủa người dân. Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc và huy động quá sức dân; không giao chỉ tiêu huy động, không gắn việc đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng; không được yêu cầu những hộ dân ghèo, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách phải đóng góp. Đồng thời, phải tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và tự nguyện tham gia.Bạn có thể đóng tiền làm đường xây dựng nông thôn mới tùy vào khả năng, hoàn cảnh của gia đình bạn theo quy định của pháp luật.
4. Bị lừa dối khi mua đất có thể đòi lại tiền hay không?
Trả lời:
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Điều 127 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
Việc ông A chỉ mảnh đất dự định bán cho bạn sang một mảnh đất khác được xác định là lừa dối trong giao dịch dân sự ( bởi lẽ ông A nói được cấp đất vào năm 1997 thì ông A phải biết rõ về vị trí mảnh đất mà vẫn cung cấp thông tin sai sự thật cho bạn). Vì bạn tin tưởng về các thông tin nên đã xác lập giao dịch dân sự (hợp đồng đặt cọc). Nếu bạn có căn cứ chứng minh về việc này ( video, ghi âm thừa nhận của ông A, người làm chứng,… ) thì bạn hòan tòan có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi ông A cư trú để được giải quyết.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, khi Tòa án xác định giao dịch dân sự giữa bạn và ông A là vô hiệu do bị lừa dối thì ông A phải hòan trả 200 triệu đồng đã nhận từ bạn.
5. Mẹ liệt sỹ mua đất ở có phải nộp thuế đất?
Năm 2010 vì con trai tôi bị tai nạn lao động, vợ nó không chịu được khổ nên đã ly dị, trong đơn ly dị có ghi là tài sản tự thỏa thuận( lúc đó cô ta có lấy 1 số tiền và tài sản). Năm 2011 tôi có làm đơn xin cấp quyền SDĐ. Nhưng do lúc đó vợ cũ của con trai tôi có làm đơn đòi chia mảnh đất đó. Năm 2012 tôi nhận được văn bản trả lời của UBND.Trong văn bản trả lời đó UBND có nêu vấn đề đến việc mảnh đất trên đang có tranh chấp. Phải có sự thống nhất của vợ cũ của con trai tôi. Căn cứ là con trai tôi đứng tên nộp thuế đất hàng năm(trong thời gian 2 vợ chồng chung sống cùng tôi).
Vậy kính mong Luật sư của LVN Group cho tôi rõ trả lời của UBND có thỏa đáng không?
Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ từ Luật sư của LVN Group !
Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến gọi:1900.0191
Trả lời:
Theo quy định tại điều 101 Luật đất đai năm 2013 hiện hành quy định như sau :
Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này
Khoản 1 điều 20 Nghị định 43/2014/ND-CP ngày 15 tháng 5 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai cũng quy định chi tiết về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình cá nhân đang sử dụng mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm quy phạm đất đai .
Căn cứ vào các quy định trên thì điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những mảnh đất đó đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 ,không có vi phạm pháp luật về đất đai và không có tranh chấp .Tại thời điểm chị xin cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất thì con dâu chị cũng đang làm đơn đòi chia mảnh đất đó nếu gia đình chị không thỏa thuận được vấn đề chia mảnh đất này thì coi như đất đang có tranh chấp để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chị phải giải quyết vấn đề chia tài sản của con chị khi ly hôn trước,như vậy ủy ban nhân dân xã ra quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đất nhà chị đang có tranh chấp là đúng .
– Tại điều 96 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 96: Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn.
1.Trong trường hợp vợ ,chồng sống chung với gia đình mà ly hôn ,nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đinhf không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập ,duy trì phát triển khối tài snả chung cũng như vào đời sống chung của gia đình.Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vơ chồng thỏa thuận với gia đình ;nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
2.trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định theo phần thì khi ly hôn ,phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.
Theo quy định tại điều này thì vợ chồng con trai của chị đã có công sức đóng góp vào việc tạo lập duy trì phát triên mảnh đất của chị vào đời sống chung của gia đình đó là xây nhà và nộp thuế đất hàng năm nên khi ly hôn người con dâu sẽ được hưởng một phần tương ứng với phần đóng góp đó do gia đình chị thỏa thuận có thể là đất hay hiện vật tương ứng hoặc nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa giải quyết.Như vậy chị chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi gia đình chị giải quyết xong vấn đề chia tài sản ly hôn liên quan tới mảnh đất cho người con dâu .
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật LVN Group