1. Thủ tục nhận di sản thừa kế khi không có di chúc ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Xin quý ban cho tôi được hỏi. Muốn sang tên quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì phải làm như thế nào? Ông nội tôi là người đứng tên “quyền sử dụng đất” khi ông nội tôi quy tiên không để lại quyền thừa kế hay di trúc sử dụng đất. Bây giờ bố tôi muốn sang tên chủ sử dụng phần đất đó thì phải làm như thế nào? Và có cần thiết phải có sự chứng nhận của các anh em liên quan đến sổ hộ khẩu không?
Xin cảm ơn quý Luật sư của LVN Group!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 650 (Bộ luật dân sự năm 2015) thì:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, trong trường hợp này, ông nội bạn mất mà không để lại di chúc thì những di sản của ông sẽ được giải quyết theo thừa kế theo pháp luật. và Điều 651 Bộ luật này quy định hướng giải quyết như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật.

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, trong trường hợp này, để được nhận thừa kế quyền sử dụng phần đất này thì bố của bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khác phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Những người này phải có văn bản từ chối nhận di sản, thì bố của bạn mới thực hiện được việc đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này. Còn nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất cũng muốn nhận di sản, thì lúc này, di sản được phân chia đều cho mỗi người.

Kính chào quý Luật sư của LVN Group, tôi tên là: Nguyễn Minh Nhật. Tôi muốn hỏi với một tình huống là: Hiện nay, tài sản của nhà tôi gồm bố tôi, mẹ tôi cùng đứng tên chung (1 căn nhà, tiền mặt, và một số trang sức,…). Hiện nay do có tranh chấp và bố tôi đã tự nguyện ghi một bản viết tay với nội dung: không có quyền thừa kế tài sản này khi có bất cứ chuyện gì xảy ra. Vậy tôi muốn biết là bản viết tay đó có thật sự có hiệu quả về pháp lý hay không? Nếu không, thì như thế nào mới được có về hiệu quả pháp lý? Xin chân thành cảm ơn và mong được sự phản hồi của các Luật sư của LVN Group thuộc đoàn Luật sư của LVN Group thành phố Hà Nội, Công ty luật LVN Group. Tôi rất mong nhận được phản hồi qua địa chỉ email này. Kính thư. Nguyễn Minh Nhật

=> Trong trường hợp của bạn, bạn nên trình bày rõ yêu cầu của mình chúng tôi mới có thể hỗ trợ được tính chất pháp lý của “giấy tranh chấp tài sản viết tay”. Tuy nhiên, nếu bố của bạn muốn từ bỏ quyền lợi của mình đối với những khối tài sản chung của vợ chồng này, hoặc việc phân định quyền sở hữu tài sản được rõ ràng hơn, thì bố và mẹ bạn có thể tiến hành thủ tục phân chia tài sản chung trong thời kỳ ly hôn, hoặc tặng cho quyền sở hữu, tài sản này cho các con mà không phải đợi đến thời điểm mở thừa kế.

Thưa Luật sư của LVN Group, A và B là 2 vợ chồng. Họ có 2 con là C và D. C đã có vợ là H và có E là con nuôi, F là con đẻ. Giả sử vợ chồng A và B có tài sản chung là 1 tỷ 200 triệu và ông A được thừa kế riêng 300 triệu và các trường hợp sau độc lập thì di sản của A được chia cho ai và được bao nhiêu vì sao??? 1. Xác định tài sản của Ông A ?? 2. Trường hợp A chết không để lại di chúc 3. Trường hợp A chết để lại di chúc cho E, F cùng hưởng 4. Trương hợp A và C chết cùng thời điểm mà A để lại di chúc cho C được hưởng toàn bộ di sản? 5. Trương hợp A,B chết cùng thời điểm ??? 6. Trường hợp A,C chết cùng thời điểm, A để lại di chúc truất quyền thừa kế của B ?? 7. Trường hợp A và D chết nhưng D chết trước A?? 8. A,D chết cùng thời điểm, A để lại di chúc truất quyền thừ kế của B 9. Trường hợp A chết có để lại di chúc cho C hưởng toàn bộ di sản, C chết sau A nhưng trước thời điểm chia di sản. Hay chia di sản do A và C để lại biết rằng di sản của C để lại là 300 triệu đồng 10.Trương hợp A chết có để lại di chúc nhưng truất quyền thừa kế cua B chỉ để lại cho C và D . D chết sau A nhưng trước khi phần chia di sản Rất cảm ơn luật sự

=> Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 59 Luật này xác định nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng là áp dụng nguyên tắc chia đôi, nhưng còn căn cứ vào một số yếu tố khác được quy định trong điều luật. Trong trường hợp này, vì bạn không mô tả rõ nên chúng tôi sẽ áp dụng nguyên tắc chia đôi số tài sản chung là 200 triệu, theo đó, A và B mỗi người được 100 triệu. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì số tiền A được thừa kế riêng được xác định là tài sản riêng của A. Vì vậy, tổng số tài sản A có là 300 triệu đồng.

– A chết không để lại di chúc: di sản A để lại được chia theo pháp luật. Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: B, C và D, mỗi người được hưởng 1 phần bằng nhau trị giá 100 triệu đồng.

– A chết để lại di chúc cho E, F cùng hưởng: Theo Điều 650 Bộ luật dân sự, dù B không được nhắc đến trong di chúc nhưng B vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Như vậy, 2/3 suất thừa kế theo pháp luật được xác định bằng 2/3 x 100 = 66,67 triệu đồng.

– A và C chết cùng thời điểm, di chúc A để lại cho C toàn bộ:

+ B không được nhắc tới trong di chúc, B vẫn được hưởng 66,67 triệu tương tự như trường hợp trên;

+ Di sản của A còn lại 233,33 triệu đồng C được nhận, C chết cùng thời điểm nên E, F được thừa kế thế vị của C (Điều 643 Bộ luật dân sự), theo đó, mỗi người được hưởng 116,665 triệu

– A, B chết cùng thời điểm: toàn bộ tài sản của A và B được chia cho C và D. Nếu A, B không có di chúc chung, thì C và D mỗi người được hưởng 150 triệu từ A, hưởng 50 triệu từ B. Như vậy, mỗi người được thừa kế 200 triệu đồng.

Thưa Luật sư của LVN Group, Mẹ tôi mất từ tháng 5-2008 không để lại di chúc , gia đình tôi hiện có 3 anh em :Anh trai , tôi và cô em gái bị tàn tật .Nay Ba tôi muốn làm sổ hồng trên mảnh đất mà ba tôi đang ở cùng cô em gái bị tàn tật , 2anh em chúng tôi ở riêng và đồng ý cho ba tôi toàn quyền quyết định về mọi giấy tờ mua bán hoặc đứng tên nhà đất nhưng thấy thủ tục ủy quyền , thừa kế lằng nhằng quá , tôi nghe nói sau khi mẹ mất 10 năm mà không có tranh chấp gì thì ba tôi có quyền quyết định về tài sản , nhà cửa .. phải không ? .Xin Luật sư của LVN Group tư vấn cách nào gọn nhất để cho ba tôi làm sổ hồng .Xin chân thanh cảm ơn

=> Trong trường hợp này, để cha của bạn làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cha của bạn, thì bạn và anh trai bạn cần làm 02 văn bản từ chối nhận di sản. Sau khi có sự từ chối bằng văn bản này thì cha của bạn có thể đến Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện thủ tục sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Xin chào Luật sư! Cho em hỏi vấn đề mong a/chị tư vấn giúp em. Nội em mất có để lại mảnh đất và nhà nhưng chưa nói ai thừa kế. Hia định nội có ba và bác. Giờ ba và Bác muốn làm giấy ủy quyền cho em toàn bộ quyền sử dụng nhà đất mãi mãi với điều kiện không được bán có được không vậy. Và nếu sau này Bác em muốn muốn hủy bỏ giấy ủy quyền có được không và có vấn đề gi với em nếu tiếp tục sử dụng mảnh đất đó ạ. Em xin chân thành cảm ơn A/chị! — *Mr. Sa*

=> Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật dân sự thì:

Điều 187. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Trong khi đó, tại Điều 236 Bộ luật nàyquy định:

“Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu

Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác

Như vậy, trong trường hợp này, nếu như bác và cha của bạn chỉ muốn làm hợp đồng ủy quyền cho bạn quản lý phần tài sản này thì bạn không được xác lập quyền sử dụng đất toàn bộ, không được phép chuyển nhượng nếu như chưa có sự đồng ý của người ủy quyền quản lý này.

Về căn cứ chấm dứt ủy quyền, Điều 147 Bộ luật dân sự quy định:

“2. Đại diện theo ủy quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

b) Người ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền;

c) Người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, vì là ủy quyền không có thù lao nên bên ủy quyền có thể chấm dứt ủy quyền bất kỳ lúc nào, và phải báo trước 1 khoảng thời gian hợp lý.

Trân trọng ./.

2. Chia thừa kế căn hộ tập thể không có di chúc ?

Xin chào văn phòng Luật sư ạ. Tôi năm nay 40 tuổi có 2 con 1 trai, 1 gái. Cách đây 10 năm bố chồng tôi mất đột ngột không để lại di chúc nay mẹ chồng tôi cũng già yếu nên muốn làm thủ tục chia tài sản như sau: Bố mẹ tôi có 1 căn hộ tập thể 18m2 đã cho chúng tôi sử dụng 1 thời gian song vợ chồng tôi có việc đột xuất cụ thể là chồng tôi đầu tư làm ăn nhưng thua lỗ nên buộc lòng vợ chồng tôi phải bán đi để sử dụng vào mục đích khác thời điểm đó tất cả mọi người đều ủng hộ. Ngoài ra bố mẹ chồng tôi còn có 103m2 đất hiện tại đang cho vợ chồng của 2 chú em sử dụng song giờ vợ chồng chú út muốn tách sổ chia tài sản để sử dụng vào việc khác.
Xin hỏi văn phòng Luật sư khi làm thủ tục chia tài sản thì vợ chồng tôi có được chia nữa không vì theo tôi được biết gia đình nhà chồng lặng lẽ làm không hợp bàn và không thấy nhắc đến phần của chồng tôi ?
Xin trân trọng cảm ơn.
Phân chia thừa kế tài sản khi không có di chúc

Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế đất đai, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Khi bố chồng chị mất mà không để lại di chúc thì số tài sản bố chồng chị để lại sẽ được chia theo pháp luật theo hàng thừa kế theo điều 651 BLDS 2015 như sau:

“Điều 651 Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

.”

Do mẹ chồng chị vẫn còn sống cho nên mẹ chồng chị vẫn được hưởng di sản thừa kế do bố chồng chị để lại. Di sản thừa kế bố chồng chị để lại sẽ là 1/2 số tài sản chung của bố mẹ chồng chị và tài sản riêng của bố chồng chị (nếu có).

Những người được hưởng thừa kế trong trường hợp này gồm mẹ chồng chị, chồng chị và các con khác của bố mẹ chồng chị.

Theo thông tin chị cung cấp thì số tài sản chung của bố mẹ chồng chị bao gồm 18m2 căn hộ tập thể và 103m2 đất hiện tại đang cho vợ chồng của 2 chú em sử dụng. Khi chia tài sản này thì do 18m2 căn hộ kia chồng chị đã bán nên chồng chị sẽ phải trả số tiền đã bán tương ứng cho những người được thừa kế phần diện tích đó, chồng chị sẽ không phải trả số tiền tương ứng với phần thừa kế của mình.

Còn 103m2 đất thì chồng chị vẫn được chia và sẽ được chia một phần trong 1/2 quyền sử dụng đất của bố chồng chị để lại.

Nếu gia đình chồng họp bàn chia tài sản không có chồng chị thì chồng chị có quyền yêu cầu tòa án phân chia di sản thừa kế.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

3. Cách chia thừa kế không có di chúc hợp pháp ?

Chào Luật sư của LVN Group, cho em xin hỏi Luật sư của LVN Group hiện nhà em có 3 anh chị em, em là con út trong nhà và anh chị của em có gia đình và đã ra riêng và được cha mẹ chia tài sản riêng mổi người được 5000m2 đất ruộng. Hiện giờ ba mẹ em vẫn còn sống và còn lại số tài sản là 9000m2 đất ruộng và một ngôi nhà.
Nếu cha mẹ em không lập di chúc mà đột ngột qua đời thi số tài sản còn lại được chia như thế nào và em được bao nhiêu trong số đó?
Kính mong Luật sư của LVN Group giúp em, chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Trường hợp nếu cha mẹ bạn không lập di chúc mà đột ngột qua đời thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định

;Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

“Điều 650. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo đó, những người được thừa kế sẽ tùy từng trường hợp cụ thể và chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Ví dụ: nếu cả cha và mẹ bạn cùng mất mà ông nội hoặc bà ngoại bạn còn sống thì những người được thừa kế bao gồm: anh chị em bạn, bạn, ông nội, bà ngoại.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Phân chia di sản thừa kế không có di chúc ?

4. Chia di sản thế nào khi không có di chúc ?

Xin kính chào công ty Luật LVN Group ! Em muốn nhờ quý công ty tư vấn cho em một việc như sau. Nhà bà ngoại em có 8 người con tất cả; 5 người con trai lần lượt từ lớn đến bé là: Bác Luyện, cậu Lượng, cậu Lục, cậu Hùng, cậu Cương và 3 người con gái lần lượt là bác Thành, bác Hằng và mẹ em. Khi ông ngoại em còn sống thì đã chia đất cho 3 người con trai là bác Luyện, cậu Lục, cậu Cương.
Còn hai cậu Hùng và Lượng ở trong miền Nam nên ông chưa chia đất cho. 3 người được chia đất thì đều đã tách sổ đỏ. Sau khi ông em mất rồi lại bác Luyện, cậu Lục mất do sức khỏe yếu, bà em quyết định họp gia đình và chia mảnh đất còn lại 240m2 thành 4 phần: Cậu Cương là con út lo chăm sóc bà về già nên được bà chia cho thêm cho một phần, hai cậu trong miền Nam mỗi người được chia cho 1 phần nữa, còn 1 phần thì bà bảo mảnh đất đấy sẽ bán để tiền lo hậu sự cho bà. Vậy em xin hỏi Luật sư của LVN Group là: Việc chia đất của bà em mới là nói miệng, chưa có di chúc gì cả. Mà hiện nay bà em đang yếu, có thể mất bất cứ lúc nào.
Vậy trong trường hợp xấu xảy ra là bà em mất thì mảnh đất 240m2 kia được chia thế nào? mảnh đất mà bà em định bán để lo hậu sự sau này cho bà thì được chia thế nào? 3 nhà mà đã được chia đất từ lúc ông em còn sống có được chia đất thêm nữa không?
Em xin chân thành cảm ơn !

>>Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời

Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau:

“1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ”

Điều kiện hợp pháp của di chúc miệng cũng được quy định tại khoản 5, điều 652, bộ luật dân sự. Theo đó: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”

Căn cứ vào quy định trên thì quyết định về chia đất của bà bạn khi bà còn khỏe mạnh không đáp ứng đủ các yêu cầu của di chúc miệng nên không được coi là di chúc miệng. Do đó, trong trường hợp xấu là bà bạn mất thì di sản sẽ được chia theo pháp luật.

Theo đó, di sản của ông bà bạn để lại (toàn bộ diện tích đất và tài sản khác) sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: 3 người con trai còn sống và 3 người con gái trong đó có mẹ bạn. Về di sản dùng vào việc thờ cúng, do ông bà bạn mất không để lại di chúc để lại nên việc thờ cúng sẽ do các đồng thừa kế thỏa thuận thực hiện.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

5. Phân chia thừa kế tài sản khi không có di chúc ?

Kính thưa Luật sư của LVN Group:cha mẹ tôi sinh được 4 người con, sau đó cha tôi mất sớm, mẹ đi bước nữa có ba người con, tài sản để lai là 1 thửa đất trên đó có 1 căn nhà cấp 4, do cha mẹ tôi đứng tên (nay mẹ cũng mất), 4 anh em chúng tôi muốn bán số tài sản nói trên là nhà và đất. Hiện có người em út (con cha sau của mẹ) đang ở trong căn nhà đó muốn chia đều hết cho 7 người con. Và gây khó khăn trong việc mua bánvậy chúng tôi phải chia tài sản như thế nào cho đúng luật. Nếu người con út đó không cho bán, muốn dành để ở thì chúng tôi phải làm sao.
Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp chúng tôi giải quyết vấn đề nêu trên theo đúng luật, để không ai bị thiệt thòi ?
Cảm ơn nhiều.

Luật sư trả lời:

Theo như thông tin bạn nêu trên thì bạn cần xác định một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Vì cha mẹ bạn mất để lại nhà và đất đứng tên của cha và mẹ của bạn mà không để lại di chúc thì việc chia di sản sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong gia đinh nhà bạn lại liên quan đến 2 người cha, ở đây người cha sinh ra 4 người con cũng là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất của mẹ bạn là người có quyền đối với khối tài sản này. Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thì cha đẻ của bạn và mẹ của bạn mỗi người sẽ có một nửa phần quyền đối với phần tài sản đó.

Thứ nhất, những người không được quyền thừa kế di sản do cha mẹ bạn để lại:

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Vậy bạn phải cần phải xác định những người thuộc cùng hàng thừa kế với bạn nhưng không được quyền hưởng di sản theo quy định trên.

Thứ hai, việc phân chia di sản đối với trường hợp của gia đình bạn theo quy định của pháp luật dân sự:

– Đối với phần di sản của cha bạn để lại thì theo quy định của luật được chia cho những người sau: mẹ bạn, 4 người con của cha bạn sẽ được chia ( nếu ông bà bạn không còn), cụ thể theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy phần di sản của cha bạn để lại sẽ được chia làm 5 phần, bởi sau khi cha bạn mất mẹ bạn vẫn còn sống.

– Đối với phần di sản của mẹ bạn để lại thì theo quy định của điều luật trên sẽ được chia cho: cha dượng của bạn, 7 người con của mẹ bạn ( phần di sản của mẹ bạn bao gồm một nửa khối di sản chung với bố bạn và cộng thêm một phần được thừa kế từ bố bạn).

Như vậy nếu cả nhà và đất được coi là 10 phần, thì mẹ bạn 5 phần, bố bạn 5 phần và khối di sản này sẽ được chia cho các đồng thừa kế theo quy định trên. Nếu như bạn muốn bán khối di sản này để chia cho các đồng thừa kế theo tỷ lệ thì phải có sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế ( chủ sở hữu chung khối di sản) nếu không sẽ không bán được khối di sản này.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty luật LVN Group