1. Thủ tục tách khẩu khi chủ hộ không chấp nhận ?

Chào công ty luật LVN Group, Xin chào Luật sư của LVN Group! Hoàn cảnh của tôi bây giờ rất khó khăn Luật sư của LVN Group ạ, nhập hộ khẩu cho vợ tôi và con của em gái tôi vào sổ hộ khẩu do bố tôi làm chủ hộ đều không được. Nghe vậy chắc Luật sư của LVN Group chưa rõ lắm, tôi xin trình bày chi tiết như sau:
Bố tôi có quan hệ với người đàn bà khác (mặc dù mẹ tôi vẫn khỏe mạnh và không có mâu thuẫn gì với bố tôi) và muốn gia đình tôi chấp thuận, đương nhiên là mẹ tôi và tất cả anh chị em trong gia đình đều không đồng ý, do vậy khi tôi lấy vợ (có đăng ký kết hôn đầy đủ) và em gái tôi sinh con (em gái tôi lấy chồng người nước ngoài do vậy hộ khẩu vẫn chưa tách) thì tôi đi làm thủ tục nhập khẩu cho vợ và cháu thì không làm được vì lý do bố tôi không làm giấy chấp thuận. Tôi chuyển sang tách riêng tôi làm chủ hộ khẩu mới cũng không được, cũng vì lý do là bố tôi không đồng ý. Với hoàn cảnh của tôi như vậy có cách nào thực hiện được không mong Luật sư của LVN Group chỉ giúp, nếu có phương án giải quyết được vấn đề thì tôi mong Luật sư của LVN Group thay mặt tôi giải quyết.
Xin cảm ơn!
Người gửi:H.L

>> Luật sư tư vấn trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty luật LVN Group, với thông tin câu hỏi bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại điều 25 Luật số 36/2013/QH13 luật sửa đổi bổ sung một số điêù của luật cư trú năm quy định như sau:

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Trong trường hợp của bạn thì theo quy định tại điểm a khoản 1 điều này bạn có cùng 1 chỗ ở hợp pháp với gia đình và bạn là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có nhu cầu tách sổ hộ khẩu thì bạn được quyền làm thủ tục tách sổ hộ khẩu và làm sổ hộ khẩu mới do bạn làm chủ hộ mà không cần phải được sự đồng ý của chủ hộ là bố bạn. Khi bạn đã có sổ hộ khẩu mới rồi thì bạn được quyền nhập hộ khẩu của vợ bạn vào hộ khẩu của bạn theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú năm 2006, luật sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định như sau:

“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;”.

Với đứa cháu của bạn thì bạn cũng có thể nhập khẩu của cháu vào sổ hộ khẩu mới của bạn nếu bạn và phải đươc sự đồng ý của bố mẹ cháu nếu cháu là người chưa thành niên mà không cần nhập khẩu vào sổ hộ khẩu do bố bạn làm chủ hộ nữa theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật cư trú năm 2006, luật sửa đổi bổ sung năm 2013.

2. quy định về hộ khẩu gia đình như thế nào?

Căncứ theo quy định tại Điều 25 Luật cư trú năm 2006, luật sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về sổ hộ khẩu được cấp cho gia đình, cụ thể như sau:

“Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có ng­ười từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sựthì đ­ược cử một ng­ười trong hộ làm chủ hộ.

Những ng­ười ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.

3. Ng­ười không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và đ­ược chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì đ­ược nhập chung vào sổ hộ khẩu đó”.

Trân trọng./.

3. Có nên tách khẩu hay không ?

Thưa Luật sư, hiện tôi sắp lập gia đình, đang chung sổ hộ khẩu với mẹ tôi. Tôi có tài sản là đất do tôi đứng tên và nhà gắn liền trên đất (mẹ tôi đang ở) Hiện tôi sống ở TP.HCM và vợ là người Đồng Nai. Tôi phân vân không biết có nên tách khẩu hay không?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự, cư trú trực tuyếngọi số:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật cư trú năm 2006 (Sửa đổi bổ sung năm 2013):

“Điều 26. Sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;”

Căn cứ Điều 27 Luật cư trú năm 2006 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013):

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”.

Như vậy khi bạn đủ điều kiện tách khẩu thì bạn sẽ được cấp sổ hộ khẩu riêng cho mình . Vì vậy, đây là lựa chọn của bạn khi tách khẩu.

>> Tham khảo bài viết liên quan:Điều kiện để được tách khẩu riêng cho gia đình ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Tư vấn thời gian tách khẩu sau ly hôn như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group! tôi đã ly hôn, xin hỏi Luật sư của LVN Group sau bao lâu thì phải tách khẩu? Nếu quá thời gian tách khẩu mà chưa tách thì có vi phạm luật không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn thời gian tách khẩu sau ly hôn ?

Luật sư tư vấn pháp luật cư trú trực tuyến, gọi ngay: 1900.0191

Trả lời:

Trường hợp của bạn đã ly hôn , bạn cần tiến hành thủ tục tách khẩu theo Điều 27 Luật Cư trú số 81/2006/QH11 quy định Tách sổ hộ khẩu như sau:

Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Như vậy, Hiện nay khi đã ly hôn, vấn đề thời gian tách khẩu giữa hai vợ chồng luật không quy định cụ thể. Và vấn thời gian đề tách khẩu sau khi ly hôn bao lâu là do quyết định giữa hai vợ chồng. Hiện nay luật quy định cụ thể về thủ tục, điều kiện tách khẩu trong thời hạn bao lâu.

Mặt khác, theo Điều 23 Luật Cư trú năm 2006, luật sửa đổi bổ sung năm 2013 cũng quy định: “Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.”Trường hợp của bạn, nếu sau khi thay đổi chỗ ở hợp pháp sau ly hôn khi chuyển đến nơi ở mới thì phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.

Như vậy về việc tách khẩu sau ly hôn là do bạn tự quyết định, trong trường hợp muốn tách thì phải được sự đồng ý của người chồng nếu người chồng là chủ hộ.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Khi ly hôn có bắt buộc phải tách hộ khẩu không ? và Mẫu đơn xin tách hộ khẩu

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Giả chữ ký của chủ hộ để tách khẩu vi phạm không?

Chào Luật sư của LVN Group, tôi muốn hỏi: tôi nhập hộ khẩu vào hộ khẩu nhà ông ngoại, sau đó tôi muốn mượn ông sổ hộ khẩu để làm giấy tờ đi Đài Loan thì ông không cho. Chú tôi làm trong phường có gợi ý tôi nên tách riêng hộ khẩu ra nhưng giấy tờ vẫn phải cần ông ký thì mới tách được, chắc ông tôi không đồng ý vì ông khá khó tính.
Sau đó ông chỉ cho tôi mượn sổ hộ khẩu gốc để đi làm giấy tờ trong 1 ngày là phải tra cho ông liền,sau đó chú làm trong phường gợi ý tôi ký tên của ông vào các giấy tờ như đồng ý cho tách khẩu để chú làm hộ và chỉ cần tốn 1 triệu thôi. Tôi nghe thế cũng đồng ý làm,và giờ chú tôi hăm dọa và gọi điện cho ba mẹ tôi phải cho chú tiền nếu không chú sẽ đi báo xóa hộ khẩu của tôi và kiện tôi. Lúc đầu mẹ tôi vì muốn mọi chuyện êm xuôi không muốn chuyện nhỏ xé ra to nên mẹ tôi cũng cho chú 1 vài triệu và được 1 năm trôi qua chú lại gọi cho tôi đòi tiện suốt chỉ vì chuyện tách khẩu ấy. Tôi không biết giải quyết thế nào ?
Mong các Luật sư của LVN Group giúp đỡ tôi, Tôi xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự, luật cư trú, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty luật LVN Group. Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:

-Thứ nhất, Về việc bạn giả chữ ký của ông bạn để làm thủ tục tách hộ khẩu.

Bạn giả mạo chữ ký của ông bạn để tách hộ khẩu là hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú bị áp dụng mức xử phạt tại Điều 8, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình như sau:

“…………

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

b) Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;

c) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;

d) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;

đ) Cá nhân, chủ hộ gia đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định;

e) Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu;

g) Sử dụng hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu;

h) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a Khoản 2; điểm a, b, c Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú đối với hành vi quy định tại điểm a Khoản 2; điểm a Khoản 3 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d Khoản 3 Điều này;

d) Buộc hủy bỏ hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu quy định tại điểm e, g Khoản 3 Điều này.”

Ngoài ra, sổ hộ khẩu mới sẽ bị công an thu hồi lại.

– Thứ hai, về hành vi của chú bạn đã đe dọa gia đình bạn.

Do bạn không trình bày cụ thể chú bạn đã đe dọa thế nào? tính chất và mức độ ra sao?

Nên chúng tôi không thể xác định hành vi này có cấu thành tội phạm hình sự theo điều 121 của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 hay chỉ ở mức độ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

+ Hành vi này sẽ cấu thành tội phạm hình sự theo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 nếu nó thỏa mãn điều này.

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo, quay clip… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Nếu hành vi làm nhục người khác cấu thành một tội độc lập thì tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.

+ Hành vi mà không cấu thành tội phạm hình sự thì sẽ chỉ bị xử phạt hành chính như sau:

Theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình thì:

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;…”

Như vậy, khi bạn muốn tố cáo các hành vi này buộc bạn phải có đủ căn cứ đưa ra và cơ quan công an sẽ tiếp nhận và giải quyết giúp bạn.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính – Công ty luật LVN Group