Khách hàng: Kính gửi tới Công ty luật LVN Group lời chào trân trọng! Hiện nay cơ quan chúng tôi đang triển khai thanh lý 03 xe ô tô đã qua sử dụng nhưng còn chưa rõ những vấn đề sau và mong quý Luật sư hãy giúp tôi làm rõ:

– Số tiền thu được từ việc bán thanh lý xe ô tô có là nguồn vốn nhà nước?

– Việc thanh lý xe ô tô của cơ quan nhà nước có nhằm duy trì hoạt động thường xuyên không ?

– Việc thuê tổ chức có đủ điều kiện thẩm định giá và tổ chức bán đấu giá xe ô tô với giá tiền dưới 20 triệu đồng có nằm trong phạm vi áp dụng của Luật đấu thầu và Thông tư 58/2016/TT – BTC ngày 29/3/2016 không?

– Số tiền thu được từ việc bán thanh lý được xử lý theo khoản 1 Điều 24 hay khoản 1 Điều 31 Nghị định 52/2009/NĐ – CP.

 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự của công ty Luật LVN Group

Luật sư tư vấn dân sự trực tuyến, Gọi 1900.0191

Trả lời: 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

I. Cơ sở pháp lý

Nghị định số 52/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Nghị định 17/2010/NĐ-CP về đấu giá tài sản

 

II. Nội dung giải đáp

1. Khái niệm nguồn vốn ngân sách nhà nước

Thứ nhất, ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015.

Ngân sách nhà nước bao gồm: Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương; và Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

Thứ hai, Để có các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước, lượng tiền ứng trước này gọi là vốn của doanh nghiệp. Vậy Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận. 

=> Vốn ngân sách Nhà nước là tất cả các nguồn vốn được tính dựa trên các khoản thu, chi của Nhà nước, trong đó bao gồm các nguồn từ ngân sách trung ương tới ngân sách địa phương.

Nguồn vốn này đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm tài chính mà trong đó nguồn vốn chỉ được bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu từ các khoản thuế, phát hành tiền, lệ phí, phát hành tiền, nhận viện trợ, bán tài sản và đóng góp tự nguyện.

Vốn ngân sách Nhà nước ta vừa nêu ở trên khác so với vốn ngân sách ngoài nhà nước, cụ thể là theo quy định điểm 21, Điều 4 Luật Đầu tư công: Vốn đầu tư công gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002, ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

 

2.  Quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản nhà nước

– Căn cứ vào Điều 24 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản nhà nước như sau:

“Điều 24. Quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản nhà nước

1. Số tiền thu được từ bán tài sản nhà nước, sau khi trừ đi các chi phí quy định tại khoản 2 Điều này (nếu có) được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan, trừ trường hợp cơ quan nhà nước được sử dụng để thực hiện dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 57 Nghị định này.

2. Chi phí hợp lý liên quan đến việc bán tài sản nhà nước gồm:

a) Chi phí kiểm kê tài sản; đo vẽ nhà, đất;

b) Chi phí di dời;

c) Chi phí định giá và thẩm định giá tài sản;

d) Chi phí tổ chức bán đấu giá;

đ) Các chi phí khác có liên quan.”

Vậy sau khi bán xe ôtô, tiền thu được sẽ nộp vào ngân sách nhà nước. 

 

3. Trường hợp bán tài sản nhà nước

– Các trường hợp dẫn đến việc bán tài sản theo quy định của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước như sau:

Điều 18. Các trường hợp bán tài sản nhà nước

1. Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi chức năng, nhiệm vụ và các nguyên nhân khác mà không xử lý theo phương thức thu hồi hoặc điều chuyển tài sản.

2. Việc sử dụng tài sản nhà nước không có hiệu quả, bao gồm:

a) Hiệu suất sử dụng tài sản thấp (trừ tài sản chuyên dùng);

b) Cơ quan nhà nước đã được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên.

3. Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Phải thay thế tài sản do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Tài sản nhà nước bị thu hồi; tài sản bị tịch thu hoặc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Khi có 1 trong các nguyên nhân trên thì tài sản nhà nước sẽ được bán, sau khi bán bằng việc bán tài sản, tiền bán sẽ đưa vào ngân sách nhà nước. Việc bán thanh lý tài sản không phải mục đích là duy chì hoạt động thường xuyên. Khi ngân sách nhà nước thiếu hụt trong việc chi thường xuyên thì cũng không lấy lý do đó làm lý do để bán thanh lý tài sản.

– Việc thuê tổ chức có đủ điều kiện thẩm định giá và tổ chức bán đấu giá tài sản nhà nước nằm trong phạm vi áp dụng của Nghị định 17/2010/NĐ-CP về đấu giá tài sản. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 17/2010/NĐ-CP cũng bao gồm cả đấu giá tài sản nhà nước:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản; đấu giá viên; tổ chức bán đấu giá tài sản và quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản;

2. Nghị định này áp dụng đối với việc bán đấu giá các loại tài sản sau đây:

a) Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án;

b) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

c) Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá;

d) Tài sản nhà nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp quy định tại Điều 14 Nghị định này để bán tài sản thuộc sở hữu của mình thì áp dụng nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản quy định tại Nghị định này.

4. Việc bán tài sản nhà nước ở nước ngoài, tài sản đặc biệt tại đơn vị vũ trang nhân dân không áp dụng các quy định của Nghị định này mà tuân theo quy định của pháp luật có liên quan đối với loại tài sản đó.”

– Bán tài sản nhà nước là một phương thức thanh lý tài sản nhà nước theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP. Nếu công ty bạn chọn phương thức thanh toán là bán tài sản nhà nước thì tài sản nhà nước bán đó được xử lý theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP. 

 

4. Tài sản nhà nước 

Tài sản công hiểu một cách đơn giản, nó bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời; tài nguyên thiên nhiên khác; tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tài sản công được giao cho các doanh nghiệp quản lý và sử dụng; tài sản dự trữ nhà nước; tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và Luật Kiểm toán Nhà nước 2015. Hiểu đơn giản về tài sản công (tài sản nhà nước) như sau:

Tài sản công (hay trước đây gọi là tài sản Nhà nước) là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Định nghĩa mô tả về tài sản công này được nêu lần đầu tiên tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017. Còn ở Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 chỉ định nghĩa tài sản công bằng cách thức liệt kê những loại tài sản như thế nào là tài sản công.

 

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Tư vấn Pháp luật dân sự.