1. Thủ tục thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ?

Chào Luật sư! Tôi kết hôn với vợ tôi năm 2014, do cuộc sông mẫu thuẫn và cảm thấy không hợp nhau nên đến năm 2016 chúng tôi quyết định ly hôn, con tôi lúc đó được hơn 2 tuổi và Toà quyết giao cho Mẹ nuôi. Theo phán quyết của Toà thì vợ tôi là người trực tiếp nuôi con và tôi cấp dưỡng cho con mỗi tháng 2 triệu đồng.

Sau khi ly hôn vợ tôi về nhà ngoại ở, từ lúc ly hôn tôi chưa gặp con nên tôi quyết định đến thăm con nhưng khi tôi đến thăm con thì thấy con gầy đi rất nhiều, vợ tôi không nuôi mà để cho ông bà ngoại nuôi. Tôi xin cho cháu về cho tôi nuôi thì ông bà ngoại không cho và nói sẽ không cho tôi thăm nữa, từ đó tới bây giờ tôi đến thăm con ông bà ngoại đều không cho, tôi rất thương con và muốn lấy cháu về nuôi.

– Vậy cho tôi hỏi giờ tôi có thể làm đơn yêu cầu lại quyền nuôi con không?

– Và ông bà ngoại cháu có quyền ngăn cản tôi thăm con tôi không?

– Nếu được thì hồ sơ tôi cần những gì?

Rất mong Quý công ty tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn luật Hôn nhân về thay đổi quyền nuôi con, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 82, Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau đối với con sau khi ly hôn như sau:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Và Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, trong trường hợp này việc vợ bạn, nhà ngoại ngăn cản bạn thăm nuôi con là hành vi vi phạm quy định về quyền của cha,mẹ con sau khi ly hôn.

Người thực hiện hành vi cản trở quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt vi phạm theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Như thế, với trường hợp của bạn, khi vợ bạn cản trở quyền của bạn thì bạn có quyền:

– Tố cáo hành vi của vợ bạn tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi của ông bà ngoại.

>> Căn cứ theo khoản 1, 2, Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, bạn có quyền yêu cầu thay đổi trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên bạn phải chứng minh được việc vợ bạn không đảm bảo quyền lợi được mọi mặt cho con của bạn.Ngoài ra, bạn phải chứng minh được bạn là người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của trẻ như:

– Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của bạn;

– Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

Nếu bạn thực sự yêu thương con mình và có đủ khả năng chứng minh trước tòa rằng mình có thể đem lại cho con mình cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc bạn giành được quyền nuôi con là hoàn toàn có thể và bạn làm thủ tục như sau:

Để được tòa án giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp ly hôn, bạn cần chuẩn bị những thủ tục sau:

– Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

– Bản án ly hôn;

– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);

– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;

Để thực hiện quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, bạn phải gửi hồ sơ tới Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi vợ bạn cư trú, làm việc.

Như vậy, trường hợp mà vợ bạn là người trực tiếp nuôi con mà lại không nuôi mà đẻ ông bà ngoại nuôi thì hoàn toàn bạn có quyền yêu cầu Toà án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con vì vợ bạn không hoàn thành nghĩa vụ của người mẹ.

Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho anh. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/ huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án thì Tòa án sẽ thụ lí vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Ai có quyền được nuôi con sau khi ly hôn ?

Thưa Luật sư của LVN Group LVN Group: Vợ chồng tôi lấy nhau từ 2005 đến nay và có được hai cháu: cháu trai 10 tuổi, cháu gái trên 3 tuổi. Nay chúng tôi cùng thoả thuận ly hôn (cháu lớn ở với bố, cháu bé ở với mẹ). Tài sản chung đã tự thoả thuận phân chia giữa hai chúng tôi, vợ tôi sẽ ở lại căn hộ chung cư cũ của chúng tôi.
Thủ tục thuận tình ly hôn chỉ còn hai ngày nữa là có quyết định ly hôn đồng thuận. Nay vợ tôi thay đổi ý kiến là vẫn ly hôn nhưng lại đòi quyền nuôi hai cháu. Tôi xin hỏi Luật sư của LVN Group nếu nếu toà giải quyết việc phân chia con cái như thế nào ? Về phía tôi, tôi vẫn muốn được nuôi cháu lớn. Vợ tôi ở lại căn hộ chung cư, mức lương 5,6triệu/tháng (có thưởng 2-3 triệu ngoài/tháng); trình độ ĐH ngoại ngữ (Pháp Nga). Về phía tôi thì chuyển về sống cùng bố mẹ trên mảnh đất 320m2 (bố mẹ để lại thừa kế cho riêng tôi trước khi hôn nhân), mức lương 9,6triệu/tháng. Tôi là phó phòng có thưởng ngoài 10-15triệu/tháng, giờ làm tự do, trình độ Đại học thương mại. Nếu ở nhà ông bà cùng bố, khoảng cách đến trường rất gần.
Xin hỏi Luật sư của LVN Group nếu toà giải quyết tranh chấp nuôi con và căn cứ vào tình tiết trên thì sẽ ra phán quyết cuối cùng như thế nào ạ ?
Tôi rất mong sự tư vấn của Luật sư của LVN Group phản hồi sớm nhất giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình gọi 1900.0191.

Trả lời:

Điều 55 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi vợ chồng bạn hiện nay đang thuận tình ly hôn và đã thỏa thuận được về tài sản và con chung sau khi ly hôn. Tuy nhiên gần đến ngày có quyết định thuận tình ly hôn vợ bạn lại thay đổi ý kiến muốn nuôi cả 2 con thì khi Tòa án giải quyết về con chung khi ly hôn sẽ căn cứ vào những yếu tố như: Nguyện vọng của con, điều kiện của từng người để xem xét:

Thứ nhất, đối với cháu trai hiện nay cháu đã được 10 tuổi nên khi giải quyết tòa án sẽ hỏi ý kiến của cháu nếu cháu đưa ra ý kiến muốn ở với bố thì bạn sẽ được quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho cháu. Ngược lại cháu bảo cháu muốn ở với mẹ thì tòa sẽ đưa ra quyết định để cháu ở với mẹ.

Thứ hai, đối với cháu gái hiện nay đã được hơn 3 tuổi căn cứ vào những chứng cứ bạn đưa ra thì có thể thấy về mọi mặt bạn có thể đáp ứng được những điều kiện về vật chất cũng như tinh thần cho cháu, có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu 1 cách tốt nhất nên tòa án có thể giao cho bạn chăm sóc, nuôi dưỡng cháu gái trong trường hợp này sau khi xem xét hết các chứng cứ bạn đưa ra để chứng minh mình có đầy đủ những điều kiện tốt nhất để chăm lo cho các con.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Ly hôn khi không còn tình cảm thì tòa án có giải quyết không ?

Em năm nay 23 tuổi chồng em 30 tuổi. Đã có 1 con chung mới được 8 tháng. Nhưng do 2 vợ chồng rất hay cãi vã nhau vì không chung quan điểm và cách sống. Chồng em thường vì nhưng chuyện nhỏ nhặt mà to tiếng, nói nhưng câu thiếu tôn trọng em. Nên giờ em cảm thấy rất mệt mỏi với cuộc sống hôn nhân của mình.
Hiện tại em rất stress và có dấu hiệu trầm cảm. Em thấy rất áp lực khi phải tiếp tục sống chung với nhau. Em thấy tình cảm không còn nên muốn được ly hôn để cả 2 được giải thoát.
Vậy nếu muốn làm đơn ly hôn thì nên ghi lý do ly hôn như thế nào và nếu làm đơn ly hôn đồng thuận cả 2 vợ chồng. Thì tỉ lệ tòa chấp nhận có cao không ạ!

Luật sư trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đinh năm 2014 quy định:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Như vậy, nếu cả hai vợ chồng bạn đều đồng ý ly hôn và thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng để giải quyết theo thủ tục về thuận tình ly hôn.

Trường hợp chồng bạn không muốn ly hôn thì bạn có thể nộp đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của chồng bạn để yeu cầu giải quyết ly hôn đơn phương. Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Bạn có thể ghi trong đơn ly hôn về lý do ly hôn do mục đích hôn nhân không đạt, chỉ ra chứng cứ chứng minh về việc vợ chồng thường xuyên cãi vã, chồng chị hay buông những lời lẽ thiếu tôn trọng chị… khiến chị cảm thấy áp lực, mệt mỏi và chấm dứt tình trạng trên. Tòa án sẽ dựa trên đơn yêu cầu và những những cứ chị cung cấp để có thể thụ lý và mở phiên tòa để giải quyết.

Hồ sơ đơn phương ly hôn bao gồm:

+ Đơn xin ly hôn theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)

+ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao có chứng thực)

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực)

+ Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ, chồnng.

+ Các giấy tờ về tài sản chung vợ chồng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận vốn góp, cổ phiếu…

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

4. Tư vấn quyền lợi của con sau ly hôn ?

Thưa Luật sư của LVN Group. Cháu muốn hỏi Luật sư của LVN Group 1 chuyện như sau: Cháu và chồng cháu kết hôn năm 2009 có 1 cháu trai. Tháng 3 năm 2011 chồng cháu đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Cùng thời gian đó chồng cháu gửi đơn ly hôn về với lý do nói đứa con không phải con của chồng cháu. Cháu không ký vào đơn, vợ chồng cháu ly thân từ đó đến giờ.
Cháu về ngoại 1 mình nuôi con. Đến bây giờ chồng cháu về để làm thủ tục ly hôn. Cháu xin hỏi Luật sư của LVN Group trường hợp của cháu khi ra tòa con cháu có đc hưởng quyền lợi gì không ?
Cháu cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Ly hôn khi không còn tình cảm thì tòa án có giải quyết và chấp thuận không ?

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Đối với trường hợp khi vợ chồng bạn ly hôn , Căn cứ theo các Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về “Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn”, Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về “Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn”, Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về “Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng” quy định chi tiết như sau :

+ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

+ Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, trong trường hợp khi vợ chồng bạn ly hôn thì chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con . Nếu anh ta lấy lý do đó không phải con anh ta để không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình đối với con bạn sau khi ly hôn, thì trong trường hợp này bạn có quyền gửi đơn yêu cầu lên Tòa án nơi người đó cư trú hoặc làm việc theo quy định tại Khoản 5 Điều 27, Điểm a Khoản 1 Điều 35 để buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Đối với mức cấp dưỡng quy định cụ thể tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Mức cấp dưỡng :

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. “

>> Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục ly hôn và quyền lợi của người vợ ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

5. Ly thân con ở với bố, ly hôn mẹ có được quyền nuôi không ?

Thưa Luật sư. Xin văn phòng tư vấn giúp tôi 2 sự việc sau:

1) Tôi kết hôn có đăng kí đầy đủ, có con gái 31 tháng tuổi giờ tôi muốn ly hôn thì thủ tục ly hôn bao gồm những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ trực tiếp tại TAND huyện hay phải qua tư pháp xã?

2) Hiện tại vợ chồng tôi đã ly thân 8 tháng, trong 8 tháng ấy con tôi ở với bố. Lúc đó tôi chưa có việc làm nên không thể mang con đi. Giờ tôi đã có công việc ổn định ở thành phố. Giờ li hôn tôi muốn nuôi con thì có được không? Để được quyền nuôi con cần những thủ tục gì?

Trước đây tôi có bầu 5 tháng thì chồng đi biệt tích đến lúc con gần 10 tháng mới trở về, về lại lô đề, rượu chè nên tôi quyết định ly hôn. Những tình tiết ấy có lợi cho tôi khi giành quyền nuôi con không?

Xin văn phòng tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: T.B

Thủ tục thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn mới nhất ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Vì bạn không nói rõ là bạn ly hôn đơn phương hay cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn nên chúng tôi chia làm hai trường hợp như sau:

Thứ nhất: nếu bạn ly hôn đơn phương thì bạn cần nộp hồ sơ xin li hôn gửi đến TAND cấp huyện nơi chồng bạn cứ trú, làm việc.

Cụ thể Hồ sơ ly hôn phải có những giấy tờ sau:

– Đơn xin ly hôn ( theo mẫu);

– Giấy ĐKKH ( bản chính);

– CMND, sổ hộ khẩu của vợ, chồng ( bản sao có chứng thực);

= Giấy khai sinh của con ( bản sao có chứng thực);

Sau dó bạn nộp hồ sơ lên TAND cấp huyện nơi chồng bạn cư trú, làm việc theo quy định tại Điều 35, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.”

“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

c) Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

d) Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;

đ) Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

e) Tòa án nơi người phải thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

g) Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;

h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

i) Tòa án nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;

l) Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

m) Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;

n) Tòa án nơi cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự;

o) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại;

p) Tòa án nơi có tài sản có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận tài sản đó có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam;

q) Tòa án nơi người mang thai hộ cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ;

r) Tòa án nơi cư trú, làm việc của một trong những người có tài sản chung có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án;

s) Tòa án nơi người yêu cầu cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án;

t) Tòa án nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình; xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;

u) Tòa án nơi có trụ sở của doanh nghiệp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên;

v) Tòa án nơi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể đó vô hiệu;

x) Tòa án nơi xảy ra cuộc đình công có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

y) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển được thực hiện theo quy định tại Điều 421 của Bộ luật này.

3. Trường hợp vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định của Bộ luật này về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của đương sự.”

Thứ hai, nếu hai vợ chồng bạn thuận tình ly hôn: bạn nộp hồ sơ xin ly hôn gửi đến TAND cấp huyện nơi cư trú, làm việc của một trong hai bên vợ hoặc chồng.

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;

– Giấy ĐKKH ( bản chính );

– CMND, Sổ hộ khẩu của vợ chồng ( bản sao cí chứng thực);

– Giấy khai sinh của con ( bản sao có chứng thực);

– Biên bản thỏa thuận phân chia tài sản ( nếu có);

Về vấn đề nuôi con sau khi li hôn: Theo thông tin mà bạn cung cấp thì con gái bạn hiện được 31 tháng tuổi. Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi 1900.0191.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group