1. Thủ tục thay đổi tên cha trong giấy khai sinh như thế nào ?

Kính thưa cty luật LVN Group, chúng tôi biết danh tiếng của quý công ty đã lâu, nhưng vì công ty tiếp rất nhiều khách hàng (VIP), nên không biết công ty có tiếp những khách bình dân như chúng tôi không ? Tôi xin trình bày nội dung mà tôi đang vướng mắc sau đây:

Tôi yêu và có con với một phụ nữ- khi cô ấy mang thai thi tôi có việc phải đi công tác xa. Do lâu chưa thấy tôi quay lại chăm sóc nên cô ấy tự ái và đã cắt liên lạc một mình sinh con. Hàng năm sau đó cô ấy mới nhờ người bạn thân đứng tên làm thủ tục nhận làm cha và đứng tên ” là Cha” cho con tôi trong giấy khai sinh. Nay tôi đã hoàn thành công việc và đã cùng cô ấy (mẹ cháu bé) đăng ký kết hôn. Nay người bạn của chúng tôi tự nguyện thỏa thuận trả lại quyền làm cha của đứa con tôi cho tôi, để làm lại hộ tịch và giấy khai sinh cho con tôi một cách hợp pháp ( không có tranh chấp).

Vậy thủ tục như thế nào ? có phải xét ADN không ?!

Chân thành cám ơn quý công ty !

>> Luật sư tư vấn về thay đổi tên cha trong giấy khai sinh, gọi:1900.0191

Trả lời:

Trong trường hợp của bạn, để làm lại hộ tịch và giấy khai sinh cho con một cách hợp pháp bạn cần phải thực hiện thủ tục nhận cha cho con.

Về thẩm quyền, Điều 24 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 của Quốc hội quy định:

“Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.”

Về thủ tục, Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:

“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

Theo Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP, chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định Luật hộ tịch 2014 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

+ Trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Tất cả những giấy tờ, căn cứ nêu trên cơ quan đăng ký hộ tịch phải có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật cho các bên khi thực hiện thủ tục này.

Nếu trong quá trình giải quyết cơ quan đăng ký hộ tịch nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật có thể từ chối giải quyết hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Đổi tên do trùng với bà nội của chồng ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi muốn hỏi: “Sau khi kết hôn, tôi mới biết tên tôi trùng với tên bà nội của chồng. Xin cho biết tôi muốn thay đổi tên thì có được không? Pháp luật quy định như thế nào về việc này?”

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Về nguyên tắc, họ, tên chính thức của mỗi người cần phải được giữ ổn định, tránh sự thay đổi tùy tiện gây khó khăn cho giao lưu dân sự, cho công tác quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý hành chính nói chung.

Tuy nhiên, Bộ luật dân sự cũng dành cho cá nhân có quyền yêu cầu được thay đổi họ, tên nhưng không phải mọi trường hợp muốn thay đổi họ, tên đều được giải quyết.

Việc thay đổi họ, tên chỉ được giải quyết trong 7 trường hợp sau đây:

1) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.

2) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt.

3) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con.

4) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại.

5) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.

6) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính.

7) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

UBND cấp xã, nơi đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho người dưới 14 tuổi; UBND cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ tên cho người từ đủ 14 tuổi trở lên.

Theo quy định nói trên, việc chị trùng tên với bà nội chồng có thể gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, chị có thể yêu cầu UBND cấp huyện cho đổi tên. Khi đến làm thủ tục, chị phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính giấy khai sinh và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính họ tên.

Trân trọng cảm ơn!

3. Thay đổi tên đệm cho trẻ dưới 14 tuổi ?

Thưa Luật sư của LVN Group, con tôi năm nay cháu dưới 14 tuổi. Tôi chỉ muốn đổi tên đệm cho cháu để hợp phong thủy hơn thì có thực hiện được không ạ ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

– Căn cứ Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi họ, tên như sau:

Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

– Căn cứ Điều 26 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:

“Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch

1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.”

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 26 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về quyền thay đổi họ, tên nêu trên, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên.

– Về thủ tục thay đổi họ, tên trong giấy khai sinh bao gồm:

+ Tờ khai (theo mẫu quy định),

+ Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch;

+ Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch

– Đối với mẫu tờ khai theo quy định được ban hành kèm Thông tư 15/2015/TT-BTP như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH,BỔ SUNG HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC

Kính gửi: (1) ……………………………..

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …………………………………….

Nơi cư trú: (2)…………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân: (3)…………………………………………………………….

Quan hệ với người đề nghị được thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch: …..

Đề nghị cơ quan đăng ký việc (4) ……………………………………….

cho người có tên dưới đây

Họ, chữ đệm, tên: ……………………………………Giới tính:…………….

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………….

Dân tộc:……………………………….. Quốc tịch:…………………………..

Giấy tờ tùy thân: (3)…………………………………………………………….

Nơi cư trú: (2) ……………………………………………………………………..

Đã đăng ký (5) ………. ngày ……. tháng ……… năm ….. tại số: …. Quyển số:…… của ………

Từ: (6)…………………………………………………………………………………

Thành:………………………………………………………………………………..

Lý do:…………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Làm tại: ………… , ngày ………. tháng ……… năm ………..

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

Ý kiến của người được thay đổi họ, tên (nếu người đó từ đủ 9 tuổi trở lên); xác định lại dân tộc (nếu người đó từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi)

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Ý kiến của cha và mẹ (nếu thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi)

…………………………………………………………

………………………………………………………….

…………………………………………………………..

…………………………………………………………..

Chú thích:

1. Ghi rõ tên cơ quan đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh.

2. Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

3. Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).

4. Ghi rõ loại việc thực hiện (ví dụ: thay đổi Họ).

5. Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây. Ví dụ: khai sinh ngày 05 tháng 01 năm 2015 tại số 10 quyển số 01/2015 của UBND xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

6. Ghi rõ nội dung thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc ví dụ: từ Nguyễn Văn Nam thành Vũ Văn Nam;

Trường hợp bổ sung hộ tịch thì ghi rõ nội dung đề nghị bổ sung. Ví dụ: bổ sung phần ghi về quê quán trong Giấy khai sinh như sau: Nghệ An.

Trân trọng cảm ơn!

4. Thủ tục đổi tên trên giấy khai sinh cho con như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Nay em có câu hỏi nhờ luatLVN.vn giúp em giùm là : – Cha của tôi đã sang tên quyền sử dụng cho tôi rồi , mà không hỏi ý kiến của anh / em tôi . Vậy khi em tồi yêu cầu chia đất , vậy là hợp pháp hay không ?
Mong luatLVN.vn giúp giùm

Trả lời:

Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Như vậy, cha bạn là chủ sở hữu quyền sử dụng đất có quyền sang tên chuyển quyền cho bạn (quyền định đoạt của chủ sở hữu) mà không cần hỏi ý kiến của các con. Chuyển quyền cho ai là quyền của cha bạn. Hiện nay, bạn đã là chủ sở hữu. Các em bạn không có quyền yêu cầu bạn chia đất, họ không có quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất do bạn sở hữu hợp pháp.

Thưa Luật sư của LVN Group, xin Luật sư của LVN Group cho em hỏi: Hiện giờ em đang mang họ Lê nhưng giờ em muốn đổi sang họ khác được không?và nếu đổi được thì cần những thủ tục gì ạ? Rất mong Luật sư của LVN Group giải đáp giúp em.em xin cảm ơn

=> Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Như vậy, bạn có thể thay đổi họ Lê sang họ khác theo các trường hợp trên.

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch quy định như sau:

Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

Thủ tục thay đổi hộ tịch ( đổi tên họ) làm theo thủ tục quy định tại ĐIều 28 Luật Hộ tịch 2014:

Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Thưa Luật sư của LVN Group, Em xin hỏi như sau: Công ty em có cho 4 công nhân ở trong công ty, mà chưa cho đi đăng ký tạm trú thì mức sử phạt như thế nào. Công ty cho ở miễn phí không thu bất kỳ loại phí nào. Công an đòi phạt 1.500.000 đồng là đúng hay sai. Mong anh/chị trả lời sớm giúp em. Em xin cảm ơn!!!!

=> Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH quy định:

Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy Công an phạt công ty số tiền 1.500.000 đồng là phù hợp với quy định của pháp luật.

Thưa Luật sư của LVN Group, cho em hỏi là em đặt tên con trai là tên nguyễn Ái Quốc trùng tên với bác hồ có dược không a? cảm ơn!

=> Hiện nay pháp luật không có quy định cấm đặt họ tên trùng với họ tên lãnh tụ, người nổi tiếng,… Đây là quyền tự do cá nhân mỗi người. Tuy nhiên việc đặt tên không nhằm mục đích lợi dụng, thực hiện những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội,…

Thưa Luật sư của LVN Group, cho em hỏi: anh trai em lập giấy uỷ quyền cho em đi lĩnh bưu phẩm, a trai em có phải lên UBND phường chứng thực chữ ký không? Cảm ơn Luật sư của LVN Group

=> Về hình thức của ủy quyền, theo khoản 2, Điều 142 của Bộ luật Dân sự thì“Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản”.

Ngoài ra, theo hướng dẫn của công văn số 2346/HTQTCT-CT ngày 13/11/2013 thì “Những trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền, không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản, (ví dụ như ủy quyền lĩnh lương hưu, trợ cấp; ủy quyền nhận bưu phẩm…) thì Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký trong giấy uỷ quyền”. Do đó, trong trường hợp này bạn phải lập giấy ủy quyền và chứng thực chữ ký tại UBND phường.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Thủ tục đổi tên cho con phải làm thế nào ?

Xin chào luật LVN Group, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Con mình sinh năm 2013 làm giấy khai sinh rồi bây giờ muốn thay đổi tên cho con thì thủ tục làm như thế nào ?
Xin cám ơn.

Thủ tục đổi tên cho con ?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về đổi tên cho con:1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 về quyền thay đổi họ, tên thì:

Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Như vậy, bạn có quyền thay đổi tên cho con trong các trường hợp đã quy định ở trên.

Thủ tục tiến hành việc thay đổi tên cho con bạn được quy định của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch . bạn chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Tờ khai (theo mẫu quy định)

– Bản chính Giấy khai sinh của cháu

– Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi tên (như giấy xác nhận lý do thay đổi tên).

Hồ sơ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0191.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group