1Quyền và nghĩa vụ của người tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố

>> Xem thêm: Bất hồi tố là gì ? Khái niệm về bất hồi tố ?

Tố giác hoặc báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của người tố giác, báo tin về tội phạm được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể:
* Về quyền:
– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa.
– Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
– Người tố giác tội phạm được yêu cầu biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì người tố giác tội phạm có quyền đề nghị được bảo vệ bởi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ. Khi xét thấy có căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.
* Về nghĩa vụ:
– Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.

2. Quy định về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố

>> Xem thêm: Lời nói sau cùng của bị cáo là gì ? Quy định pháp luật về lời nói sau cùng của bị cáo

Chào quý Luật sư của LVN Group, tôi muốn đi tố giác tội phạm thì tôi muốn hỏi thẩm quyền tiếp nhận và thủ tục tiếp nhận tố giác tội phạm là như thế nào ?

Luật sư trả lời:

Căn cứ theo khản 3 điều 145 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền tiếp nhận tố giác tội phạm như sau :

Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Thủ tục tiếp nhận căn cứ điều 146 bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Điều 146. Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.

3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

4. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

5. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

3.Tìm hiểu nội dung về “Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố”

>> Xem thêm: Hình sự hóa là gì ? Khái niệm về hình sự hóa được hiểu như thế nào ?

Điều 146 Bộ luật Tố Tụng Hình sự năm 2015 quy định cụ thể về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

+ Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải trên cơ sở nguyên tắc chỉ những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố mới được tiến hành giải ố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, bảo đảm cho việc xử lý nhanh chóng, hiệu quả những trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường, bảo vệ những người liên quan đến sự việc. Do đó, trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trong quá trình Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố mà phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, Viện kiểm sát đã yêu cầu nhưng không được khắc phục thì Viện kiểm sát sẽ trực tiếp giải quyết. Do vậy, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong thời hạn 5 ngày phải chuyển toàn bộ hồ sơ tài liệu có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết hay nói cách khác là chuyển toàn bộ vụ việc cho Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết.

+ Sau khi tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ, cụ thể:

– Cơ quan điều tra sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình phải tiến hành kiểm tra, xác minh. Những tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì ngay sau khi tiếp nhận phải chuyển tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đó kèm theo các tài liệu có liên quan đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.

– Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc tự phát hiện dấu hiệu của tội phạm thuộc quyền hạn điều tra của cơ quan mình thì thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, Cơ quan điều tra có thẩm quyền và tiến hành kiểm tra, xác minh. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì phải chuyển ngay cho các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.

– Viện kiểm sát sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết kèm theo các tài liệu có liên quan.

– Công an xã, phường, thị trấn, đồn, trạm Công an; Tòa án; Cơ quan báo chí; Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác về tội phạm có trách nhiệm báo ngay tin đã nhận được cho Cơ quan điều tra bằng văn bản. Trường hợp khẩn cấp có thể báo tin trực tiếp hoặc qua điện thoại và các hình thức liên lạc khác nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

+ Điều 146 quy định cụ thể về thẩm quyền của Công an phường, thị trấn, đồn Công an trong việc tiếp nhận, giải quyết, tin báo: các cơ quan này có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các đồ vật, tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các đồ vật, tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

+ Các cơ quan, tổ chức khác sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức mình phải chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời, nếu xét thấy không khó khăn cho cá nhân, cơ quan, tổ chức báo tin hoặc không làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra, xác minh, ngăn chặn ngay tội phạm thì hướng dẫn họ đến đúng cơ quan có thẩm quyền để tố giác, báo tin về tội phạm. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

+ Để Viện kiểm sát có cơ sở kiểm sát việc tiếp nhận, điều luật quy định trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Điều 146. Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.

3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

4. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

5. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

4.Người dưới 18 tuổi, người nước ngoài, người dân tộc ít người trực tiếp đến tố giác, báo tin về tội phạm

>> Xem thêm: Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì ? Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ theo thông tư 28/2020/TT-BCA quy định như sau :

a) Đối với trường hợp người dưới 18 tuổi trực tiếp đến tố giác, báo tin về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 điều này, trong quá trình làm việc cán bộ tiếp nhận cần chú ý khai thác thông tin về nhân thân, lai lịch, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi và liên lạc mời họ nhanh chóng đến trụ sở làm việc để giám hộ. Trong trường hợp người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp không đến kịp thì mời người chứng kiến hoặc ghi âm, ghi hình có âm thanh (việc ghi âm, ghi hình được ghi rõ vào biên bản và bảo quản theo quy định). Đồng thời khi lấy lời khai cần chú ý đến thái độ, biểu hiện tâm lý của họ để kịp thời có những tác động tích cực nhằm đảm bảo hiệu quả, sau đó báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý;

b) Đối với người nước ngoài, người dân tộc ít người trực tiếp đến tố giác, báo tin về tội phạm không nói, viết được ngôn ngữ tiếng Việt thì cán bộ tiếp nhận, căn cứ vào khả năng ngôn ngữ của mình để tiếp nhận hoặc kịp thời báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để ra phương án xử lý.

5. Cơ quan Công an tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên toàn quốc

 

Các cơ quan trực thuộc Bộ
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an
Công an các Thành phố trực thuộc Trung ương
Công an thành phố Cần Thơ Công an thành phố Đà Nẵng Công an thành phố Hà Nội Công an thành phố Hải Phòng Công an thành phố Hồ Chí Minh
Công an các tỉnh
Công an tỉnh An Giang Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Công an tỉnh Bắc Giang Công an tỉnh Bắc Kạn Công an tỉnh Bạc Liêu Công an tỉnh Bắc Ninh Công an tỉnh Bến Tre Công an tỉnh Bình Định Công an tỉnh Bình Dương Công an tỉnh Bình Phước Công an tỉnh Bình Thuận Công an tỉnh Cà Mau Công an tỉnh Cao Bằng Công an tỉnh Đắk Lắk Công an tỉnh Đắk Nông Công an tỉnh Điện Biên Công an tỉnh Đồng Nai Công an tỉnh Đồng Tháp Công an tỉnh Gia Lai Công an tỉnh Hà Giang Công an tỉnh Hà Nam Công an tỉnh Hà Tĩnh Công an tỉnh Hải Dương Công an tỉnh Hậu Giang Công an tỉnh Hòa Bình Công an tỉnh Hưng Yên Công an tỉnh Khánh Hòa Công an tỉnh Kiên Giang Công an tỉnh Kon Tum Công an tỉnh Lai Châu Công an tỉnh Lâm Đồng Công an tỉnh Lạng Sơn Công an tỉnh Lào Cai Công an tỉnh Long An Công an tỉnh Nam Định Công an tỉnh Nghệ An Công an tỉnh Ninh Bình Công an tỉnh Ninh Thuận Công an tỉnh Phú Thọ Công an tỉnh Quảng Bình Công an tỉnh Quảng Nam Công an tỉnh Quảng Ngãi Công an tỉnh Quảng Ninh Công an tỉnh Quảng Trị Công an tỉnh Sóc Trăng Công an tỉnh Sơn La Công an tỉnh Tây Ninh Công an tỉnh Thái Bình Công an tỉnh Thái Nguyên Công an tỉnh Thanh Hóa Công an tỉnh Thừa Thiên Huế Công an tỉnh Tiền Giang Công an tỉnh Trà Vinh Công an tỉnh Tuyên Quang Công an tỉnh Vĩnh Long Công an tỉnh Vĩnh Phúc Công an tỉnh Yên Bái Công an tỉnh Phú Yên

Mọi vướng mắc pháp lý về tố tụng hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê (biên tập)

>> Xem thêm: Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì ? Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự?