1. Thủ tụng tố tụng tư pháp là gì ?

Thủ tục tố tụng tư pháp là là thủ tục giải quyết các tranh chấp, định tội được thực hiện bởi các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử

Tố tụng tư pháp bao gồm hai loại tố tụng: Tố tụng Hình sự và Tố tụng dân sự

Tố tụng hình sự là trình tự tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án), người tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký phiên tòa), người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa…), của cá nhân, cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự

Tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ án dân sự tại tòa án; trình tự, thủ tục thi hành án dân sự theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự

Hoạt động tố tụng dân sự được thực hiện bởi hai loại chủ thể khác nhau, đó là người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, nếu thiếu một trong hai loại chủ thể nêu trên thì sẽ không hình thành quan hệ tố tụng

Chủ thể của thủ tục tư tố tụng pháp là cơ quan tư pháp hay cụ thể hơn là các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Đó là Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, thư kí phiên tòa, trọng tài viên. Trong tố tụng hình sự ngoài tòa án, thẩm phán, hội thẩm, thi ký phiên tòa còn có cơ quan điều tra, viện kiểm sát, điều tra viên và kiểm sát viên.

Bên cạnh hoạt động tư pháp còn tồn tại những hoạt động khác mang tính hỗ trợ, phục vụ hoạt động tư pháp như giám định, công chứng, bảo chữa, bảo vệ phiên tòa, giam giữ, dẫn giải can pham, thi hành các quyết định cảu cơ quan tư pháp và thi hành bản án của tòa án. Những hoạt động này được gọi là hoạt động bổ trợ tư pháp và không mang tính chất đặc trưng của hoạt động tư pháp. Bởi thể thru tục thi thi các hoạt động này không thể coi là thủ tục tư pháp.

2. Đặc trưng của thủ tục tố tụng tư pháp

Thủ tục tố tụng tư pháp được phân biệt với các thủ tục khác thông qua những đặc trưng bản chất gồm:

– Là thủ tục xét xử hoặc quan hệ trực tiếp tới việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động;

– Được xây dựng tuân theo những nguyên tắc nhất định và thủ tục này được quy định trong các đạo luật tố tụng;

– Chủ thể của thủ tục tư pháp là cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng;

– Kết quả của mỗi hoạt động đều được thể hiện bằng các quyết định tố tụng có tính bắt buộc cao;

– Việc vi phạm thủ tục tư pháp thường đưa đến những hậu quả pháp lí không thể sửa chữa vì trong nhiều trường hợp khía cạnh pháp lí (xét xử như thế nào) còn được đánh giá cao hơn khía cạnh thực tế (vi phạm ra sao).

3. Phân biệt thủ tục hành chính với thủ tục tố tụng tư pháp

Phân biệt:

Tiêu chí

Thủ tục hành chính

Thủ tục tố tụng tư pháp

Chủ thể

. Cơ quan hành chính (cơ quan hành chính được hiểu theo nghĩa rộng: cơ quan thực hiện các hoạt động hành chính: ví dụ: Quốc hội vẫn có hoạt động bổ nhiệm cán bộ…)

và cán bộ, công chức có thẩm quyền

. Tổ chức, cá nhân có được ủy quyền hành pháp

. Cơ quan tư pháp: Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân.

. Bên cạnh đó còn có cơ quan tham gia các vào các giai đoạn thủ tục tố tụng tư pháp như giai đoạn điều tra, giai đoạn thi hành án, gồm có các cơ quan như: Công an, Quân đội…

Các giai đoạn của thủ tục

. Giao đoạn bắt đầu: Khởi xướng vụ việc

. Giai đoạn trung tâm: là xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc

. Giai đoạn thi hành có thể là giai đoạn kết thúc nếu nó tiến hành bình thường khi mà các chủ thể tuân thủ nghiêm chỉnh yêu cầu của pháp luật, quyết định ra phù hợp và không bị khiếu nại

. Khiếu nại và xem xét lại quyết định đã được ban hành

. Gồm có thủ tục tố tụng Hình sự và tố tụng Dân sự

. Thủ tục tố tụng hình sự: lần lượt qua các giai đoạn:

. Khởi tố

. Điều tra

. Truy tố

. Xét xử

. Thi hành án

Thủ tục tố tụng Dân sự như sau:

. Khởi kiện, thụ lý vụ án

. Hòa giải (nếu hòa giải không thành thì tiến hành tiếp các thủ tục)

. Chuẩn bị xét xử

. Xét xử

. Thi hành án dân sự

Căn cứ pháp lý

Luật hành chính

Tùy từng loại thủ tục hành chính cụ thể thì có căn cứ cụ thể như:

Thủ tục giải quyết khiếu nại căn cứ vào luật khiếu nại

Thủ tục tố cáo thì dựa vào luật tố cáo….

Luật Tố tụng Dân sự và Luật Tố tụng hình sự

4. Vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp để cải cách tư pháp và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Nền tư pháp của nước ta đã từng bước phát triển theo hướng trong sạch, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động xét xử của Tòa án từng bước được củng cố theo hướng dân chủ và nghiêm minh.
Bên cạnh đó, nền tư pháp của nước ta hiện nay vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết để có thể đạt được mục tiêu quan trọng đề ra trong Nghị quyết số 49, đó là bảo vệ công lý. Có thể nêu một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, sự thiên lệch trong cách tiếp cận về cải cách tư pháp.

Nghị quyết số 49 xác định, việc cải cách tư pháp tập trung vàohoạt động tư pháptrọng tâm là hoạt động xét xử của Tòa án. Cách tiếp cận đó đúng nhưng chưa đủ, đặc biệt là để bảo vệ công lý. Do cách tiếp này nêntrong những năm qua, cải cách tư pháp ở nước ta có xu hướng tập trung vào cải cách hoạt động xét xử, chưa quan tâm đúng mức đến cải cách các hoạt động điều tra, truy tố, thi hành án. Trong khi đó, để bảo vệ công lý, cần thiết phải cải cách một cách đồng bộ tất cả các hoạt động tư pháp, bao gồm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua nhiều vụ án oan sai xuất phát từ các vi phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, và vẫn xảy ra nhiều vụ vi phạm quyền con người ở các cơ sở giam giữ.

Thứ hai, vẫn còn những rào cản với việc bảo vệ công lý của Tòa án.

-Rào cản về tính độc lập của Tòa án
Tính độc lập là yêu cầu cơ bản để Tòa án có thể đóng vai trò người bảo vệ công lý. Chỉ khi được bảo đảm tính độc lập, Tòa án mới có thể xét xử một cách vô tư và công bằng. Tư pháp độc lập (hay tòa án độc lập) là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền, song đồng thời cũng là một nguyên tắc dễ bị vi phạm nhất.
Ngoài ra, rào cản về tính độc lập của Tòa án còn đến ngay từ quy định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Quy định này, cùng với nguyên tắc tòa án xét xử tập thể, đòi hỏi tất cả các thành viên của Hội đồng xét xử, bao gồm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, với tư cách mỗi cá nhân riêng biệt, phải có suy nghĩ, nhận định và đưa ra các ý kiến một cách độc lập để bảo đảm tính khách quan, tính hợp pháp trong hoạt động xét xử nói chung và kết quả của bản án nói riêng. Về vấn đề này, Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015 đã nêu rõ: “Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề… Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án”. Mặc dù vậy, trong thực tế, do trình độ chuyên môn hạn chế và một số lý do khác nên nhiều Hội thẩm thường phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa, khi nghị án[20]. Việc các hội thẩm (chiếm đa số trong các vụ án hình sự sơ thẩm) thiếu tính độc lập cũng tạo nên một sự rủi ro với việc bảo vệ công lý, khi mà phán quyết về vụ án bị chi phối bởi một người là thẩm phán.
Rào cản về trình độ, năng lực và tính liêm chính của Thẩm phán và cán bộ tòa án
Một trong những phát hiện chính của Dự án khảo sát chỉ số công lý do Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với UNDP thực hiện năm 2015 là: Việc tiếp cận tòa án của người dân còn nhiều hạn chế do sự thiếu công tâm của thẩm phán và cán bộ tòa án[21]. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trong thực tế có nhiều người dân và doanh nghiệp chọn các phương án giải quyết tranh chấp khác, kể cả phương án trưng cầu dịch vụ của các công ty chuyên đòi nợ thuê, thay vì tiếp cận với tòa án. Nguyên nhân, như khảo sát đã chỉ ra, là do việc tiếp cận tòa án mất nhiều chi phí, thời gian, xuất phát từ sự công tâm của thẩm phán và cán bộ tòa án còn hạn chế. Cụ thể, trong các yếu tố ảnh hưởng tới việc không lựa chọn khởi kiện trong tranh chấp thương mại được nêu trong Dự án kể trên, có hai yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất chính là “Thiếu công tâm của Thẩm phán, cán bộ tòa án” (chiếm 34,3%) và “Thủ tục giải quyết tại tòa phức tạp, mất nhiều thời gian” (chiếm 39,9%).
Liên quan đến vấn đề trên, theo Báo cáo tổng kết của ngành Tòa án, trong năm 2019, qua giám sát, TANDTC phát hiện sai phạm và tạm dừng bổ nhiệm lại với 33 Thẩm phán; không xem xét bổ nhiệm lại 10 Thẩm phán; cách chức 01 trường hợp; đồng thời đã xử lý kỷ luật 43 công chức TAND địa phương do có hành vi vi phạm. Báo cáo cũng nêu rõ “vẫn còn một số Thẩm phán, công chức Tòa án thiếu trách nhiệm, thiếu kinh nghiệm, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng nên có vi phạm và hiệu quả công tác chưa tốt” .

Thứ ba, vẫn còn những “điểm nghẽn tư duy” về một số nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.

Các nguyên tắc tiến bộ về tố tụng hình sự mà được cộng đồng quốc tế công nhận và áp dụng chính là để bảo vệ công lý, thông qua việc bảo đảm sự công bằng và các quyền con người trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Mặc dù Hiến pháp và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành đã ghi nhận hầu hết các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự mà được nêu trong pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia, song cách hiểu và áp dụng một số nguyên tắc này chưa thực sự thống nhất, và có những khía cạnh chưa phù hợp với bản chất của chúng, cũng như với thông lệ chung trên thế giới,

Luật LVN Group (Tổng hợp & phân tích)