1. Ly hôn thuận tình thì nộp đơn xin ly hôn ở đâu?
Kính chào Luật LVN Group, tôi có một vấn đề mong Luật sư của LVN Group giải đáp: Tôi là chồng muốn ly hôn vợ vì giữa hai người không có sự yêu thương. Tôi chưa chuyển khẩu cho vợ tôi về gia đình tôi. Mẫu đơn xin ly hôn mua ở đâu, nộp ở đâu?
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật LVN Group!
Người gửi: Chính
Trả lời:
– Nếu vợ chồng bạn cùng mong muốn thực hiện việc ly hôn thì có thể nộp đơn xin thuận tình ly hôn tại Tòa án để giải quyết theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Về
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn tại Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình
Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh nơi vợ chồng bạn cư trú hoặc Tòa án nơi vợ hoặc chồng cư trú giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Nếu bạn thực hiện việc ly hôn đơn phương thì chỉ được phép khi vợ không đang trong thời kỳ mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tòa án sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 để giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương cho bạn:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn (người vợ) có hộ khẩu thường trú ,cư trú, làm việc.
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn tạiMẫu đơn xin đơn phương ly hôn
Luật sư: Lê Minh Trường – Tư vấn thủ tục ly hôn và quyền nuôi con trên CAFE Sáng với VTV3
2. Lệ phí ly hôn thuận tình là bao nhiêu?
Thưa Luật sư, cho tôi hỏi hai bên vợ chồng chúng tôi thuận tình ly hôn không có tài sản và nợ chung. Nhưng bên tòa án bắt bên nguyên đơn nộp 2.000.000 VNĐ (hai triệu đồng) là mức chi phí điều tra ở địa phương bên nguyên đơn. Vậy như vậy là đúng hay sai? Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group đã tư vấn!
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Trả lời:
Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án thì mức Án phí sơ thẩm là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản.
Nếu có tranh chấp về tài sản thì án phí có ngạch như sau:
1 |
Án phí dân sự sơ thẩm (áp dụng đối với cả việc ly hôn) |
|
1.1 |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch |
300.000 đồng |
1.2 |
Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch |
3.000.000 đồng |
1.3 |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch |
|
a |
Từ 6.000.000 đồng trở xuống |
300.000 đồng |
b |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng |
5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng |
20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng |
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
đ |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng |
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e |
Từ trên 4.000.000.000 đồng |
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
Như vậy trong trường hợp này nếu như vợ chồng anh chị không có yêu cầu chia tài sản chung mà Tòa án yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí là 2.000.000 đồng là không đúng theo quy định của pháp luật. Nếu như vợ chồng anh chị đã nộp khoản tiền trên theo yêu cầu của Tòa án thì có thể khiếu nại do Tòa án đã thu sai quy định của pháp luật.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Án phí ly hôn áp dụng mới nhất áp dụng hiện nay là bao nhiêu tiền?
3. Ly hôn thuận tình có phải về quê nộp không?
Thưa Luật sư của LVN Group, xin cho em hỏi: Vợ chồng em đăng ký kết hôn tháng 05/2015, do mâu thuẫn, vợ chồng không hạnh phúc nên vợ chồng em muốn ly hôn thuận tình. Chồng em ở thị trấn Tiểu Cần, Trà Vinh, em ở ấp 2 xã Phong Thạnh Đông, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Bọn em đăng ký kết hôn ở ấp 2 xã Phong Thạnh Đông, Giá Ra, Bạc Liêu. Hiện giờ, bọn em làm và sống tại Tp. HCM. Vậy khi nộp đơn ly hôn bọn em có cần phải về quê không ạ? Cảm ơn!
Trả lời:
Theo Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đơn ly hôn thuận tình gửi đến nơi cả hai vợ chồng cư trú hoặc nơi vợ hoặc chồng cư trú. Nơi cư trú ở đây được hiểu là nơi thường xuyên sinh sống. Như vậy, bạn có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân quận ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi hai vợ chồng đang làm việc.
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”
Như vậy, các bạn có thể thỏa thuận để nộp đơn tại đâu cho hợp lý với công việc của cả hai, về nguyên tắc ly hôn thuận tình sẽ nộp tại tòa án nhân dân quận huyện nơi hai vợ chồng có hộ khẩu thường trú.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Tòa án giải quyết thuận tình ly hôn theo trình tự như thế nào?
4. Nên ly hôn thuận tình hay đơn phương?
Thưa Luật sư, tôi năm nay 26 tuổi, kết hôn năm 2013. Do hai vợ chồng không hòa hợp nên đã sống ly thân được hơn 1 năm. Chúng tôi đã có một con 2 tuổi hiện đang sống với mẹ tại gia đình bên ngoại. Nay tôi muốn công ty tư vấn giúp tôi thủ tục ly hôn vì tôi không biết phải bắt đầu từ đâu? Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group đã tư vấn!
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp, vợ chồng bạn có ý định ly hôn. Tuy nhiên, bạn không nêu rõ bạn muốn thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình hay đơn phương nên chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cả hai thủ tục này, căn cứ quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
4.1. Thủ tục ly hôn thuận tình – khi cả hai vợ chồng đều đồng thuận ly hôn
Nộp hồ sơ tại TAND cấp huyện nơi một trong hai người cư trú và làm việc.
Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn gồm có:
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
– CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);
Thời gian giải quyết: 01 đến 02 tháng
4.2. Thủ tục ly hôn đơn phương – khi chỉ mình vợ/chồng có yêu cầu ly hôn mà bên kia không đồng ý ly hôn
Nộp hồ sơ tại TAND cấp huyện nơi người không đồng ý ly hôn cư trú và làm việc.
Hồ sơ xin ly hôn đơn phương gồm có:
– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu của từng Tòa);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
– CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);
Thời hạn giải quyết: 04 đến 06 tháng
4.3. Về giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
Con từ đủ 7 tuổi trở lên sẽ căn cứ vào nguyện vọng của con, xem con muốn sống cùng với ai.
Con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng hoặc hai vợ chồng có thỏa thuận với nhau về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con, thì sẽ giao cho người cha nuôi dưỡng.
Tham khảo bài viết liên quan: Mẫu đơn thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn?
5. Cơ quan nào sẽ giải quyết ly hôn thuận tình?
Chào Luật sư của LVN Group! Xin cho hỏi! Tôi muốn nộp đơn xin thuận tình ly hôn, mà chỗ ở của tôi thì ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, chồng tôi ở huyện Châu Thành, Tiền Giang, tôi nộp hồ sơ ở tòa án Thành phố Mỹ Tho được không vậy? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi:1900.0191
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của chị là tòa án nhân dân cấp huyện nơi chị đang cư trú hoặc chồng chị đang cư trú nếu cả hai vợ chồng đều đồng ý ly hôn. Theo đó, chị có thể nộp đơn ly hôn thuận tình tại Tòa án nhân dân huyện Cai Lậy hoặc Tòa án nhân dân huyện Châu Thành để giải quyết ly hôn.
Còn nếu vợ chồng bạn muốn ly hôn tại Thành phố Mỹ Tho thì cần cung cấp văn bản thỏa thuận của hai vợ chồng bạn về việc lựa chọn Tòa án để giải quyết ly hôn cho vợ chồng bạn.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Có thể xin ly hôn ở nơi tạm trú được không?
6. Nếu một trong hai bên vắng mặt khi ly hôn thuận tình thì giải quyết như thế nào?
Chào Luật sư của LVN Group! Luật sư cho tôi hỏi là chúng tôi thuận tình ly hôn, hai bên đã ký tên, không có con cái và tài sản chung. Nếu như Tòa tiến hành hòa giải mà một trong hai bên không có mặt thì có được giải quyết ly hôn hay không? Cảm ơn Luật sư của LVN Group.
Trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 367 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 367. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
2. Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.
Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.”
Như vậy, nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn nhưng một trong hai bên không có mặt và có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn tiến hành giải quyết. Nếu vắng mặt lần một mà không có lý do chính đáng thì Tòa án tạm hoãn phiên họp, nếu vắng mặt lần hai mà vẫn không có ly do chính đáng thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Đối với trường hợp này, bạn có thể tham khảo các bài viết sau: Hỏi đáp về thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình có trả phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group