Việc thực hiện hợp đồng tín dụng không đúng như cam kết (tức vi phạm hợp đồng tín dụng) là căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với bên vi phạm. Ngược lại, truy cứu trách nhiệm pháp lí chính là một trong những biện pháp để hỗ trợ cho việc thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng.

1. Thực hiện hợp đồng tín dụng

Thực hiện hợp đồng tín dụng là việc các bên chủ độngtíiực hiện các quyền, nghĩa vụ đã phát sinh từ hợp đồng tín dụng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng,’,các bên phải tuân thủ một số nguyên tắc thực hiện hợp đồng do pháp luật quy định như: nguyên tắc thực hiện đúng các cam kết hợp đồng; thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; khồng xâm? phạm lợi ích công cộng và quyền, lợi ích của chủ thể khác.

Thực tế cho thấy việc thực hiện hợp đồng tín dụng có thể xảy ra một trong hai tình trạng sau đây:

– Nếu các bên thực hiện đúng các cam kết trong hợp đống tín dụng thì họp đồng sẽ chấm dứt hiệu Ịực khi tất c&èãc quyền, nghĩa vụ của các bên đã được thực hiện xong và các bên có trách nhiệm thực hiện việc thanh lí hợp đồng.

– Neu một bên hoặc cả hai bên vi phạm các cam kết trong hợp đồng tín dụng thì về nguyên tắc bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi vi phạm của mình. Trách nhiệm pháp lí trong trường hợp này sẽ được áp dụng theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm pháp lí do vi phạm hợp đồng tín dụng

Để truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với một chủ thể tham gia hợp đồng, nhất thiết phải căn cứ vào hành vi vi phạm hợp đồng của chủ thể đó.

+ Xác định hành vi vi phạm của chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng như thế nào ?

Vi phạm hợp đồng tín dụng là hành vi của một bên hoặc cả hai bên tham gia hợp đồng, cố ý hoặc vô ý làm trái các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Về phương diện lí thuyết, hành vi được coi là vi phạm hợp đồng tín dụng khi hành vi đó thoả mãn các điều kiện sau đây:

– Người thực hiện hành vi phải là các bên tham gia hợp đồng tín dụng (bao gồm bên vay và bên cho vay).

– Trái với các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Để chứng minh một hành vi rõ ràng là trái với cam kết trong hợp đông tín dụng, bên có quyền lợi bị xâm hại bởi hành vi đó phải dẫn chứng về sự tồn tại một cam kết của người thực hiện hành vi, đồng thời phải chứng minh rằng người đó đã thực hiện hành vi trái với những cam kết của chính họ trong hợp đồng tín dụng. Trong thực tiễn giao dịch tín dụng, hành vi làm trái với cam kết trong hợp đồng tín dụng thường là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết (chẳng hạn, bên cho vay không thực hiện việc chuyển giao tiền vay cho bên vay sử dụng; bên vay không hoàn trả tiền vay đúng hạn cho bên cho vay hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng…).

– Bên thực hiện hành vi có lỗi xác định là cố ý hoặc vô ý. Đối với hợp đồng tín dụng, do nghĩa vụ của các bên là hết sức rõ ràng, cụ thể, xác định và bao giờ cũng được ghi rõ trong văn bản hợp đồng nên bên có quyền lợi bị xâm hại chỉ cần chứng minh rằng bên đối tác đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ như cam kết cũng đủ để dẫn chứng về lỗi của người đó. Ngược lại, bên thực hiện hành vi trái với cam kết trong hợp đồng tín dụng phải chứng minh rằng mình không có lỗi, bằng cách dẫn chứng về các sự kiện khách quan đã cản trở mình thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tín dụng (chẳng hạn, người vay rơi vào tình trạng bất khả kháng nên không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ tiền vay như đã cam kết…) hoặc dẫn chứng về lỗi tuyệt đổi của bên bị vi phạm khiến cho mình không thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng tín dụng.

– Hành vi đó nhàm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên đối ước hoặc xâm hại tới các lợi ích khác như lợi ích chung của toàn xã hội, lợi ích của các tổ chức và cá nhân khác.

+ Bên vi phạm hợp đồng tín dụng phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào ?

Về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng đều phải chịu trách nhiệm pháp lí, dù rằng mức độ, tính chất và loại trách nhiệm pháp lí có thể là khác nhau, tuỳ thuộc vào hậu quả xảy ra bởi hành vi đó. Có hai loại trách nhiệm pháp lí phát sinh do việc vi phạm hợp đồng tín dụng, tuỳ thuộc vào mức độ hậu quả thực tế xảy ra:

– Trách nhiệm nộp phạt vi phạm hợp đồng tín dụng: Loại trách nhiệm này được áp dụng theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng tín dụng hoặc nếu không có thoả thuận thì áp dụng theo quy định của pháp luật. Đây là loại trách nhiệm pháp lí có đậc tính như một chế tài xử phạt vi phạm nhằm nâng cao tính kỷ luật hợp đồng nên có thể áp dụng đối với bên vi phạm họp đồng tín dụng mà không cần phải chứng minh hậu quả thiệt hại vật chất xảy ra cho bên bị vi phạm.

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng tín dụng: Loại trách nhiệm này chỉ áp dụng, đổi với bên vi phạm khi bên bị vi phạm chứng minh được rằng bên vi phạm đã gây ra thiệt hại vật chất thực tế và xác định cho mình, do hành vi có lỗi của họ trong khi thực hiện hợp đồng tín dụng, về nguyên tắc, số tiền bồi thường thiệt hại có thể được xác định bởi ý chí của các bên tham gia hợp đồng (thông qua con đường thương lượng, hoà giải) hoặc bởi một phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tài phán có thẩm quyền (thông qua con đường tài phán).

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng về thực hiện hợp đồng tín dụng và trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng tín dung, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ Luật sư của LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng – Công ty luật LVN Group