1. Khi nào cần thực nghiệm điều tra

Khi cần phải kiểm tra và xác minh các tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, cơ quan điều tra có quyển thực nghiệm điểu tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết.

2. Phân loại thực nghiệm điều tra.

Theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra tiến hành các loại thực nghiệm điều tra sau:

1) Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng quan sát và thụ cảm tình tiết, hiện tượng nào đó. Đây là loại thực nghiệm điều tra được tiến hành nhằm kiểm tra khả năng nghe, nhìn của người khai đối với tình tiết, hiện tượng nào đó trong điều kiện, hoàn cảnh tương tư như lời khai của họ để có cơ sở khách quan xác định đúng đắn lời khai này;

2) Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện hành vi, công việc nhất định. Đây là loại thực nghiệm điều tra nhằm xác định người cụ thể nào đó có khả năng thực hiện được hành vi, công việc trong những điều kiện nhất định hoặc trong khoảng thời gian đã xác định hay không;

3) Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng diễn ra của sự việc, hiện tượng. Đây là loại thực nghiệm điều tra được tiến hành bằng cách tổ chức thí nghiệm sự việc, hiện tượng nào đó đã xảy ra chưa rõ nguyên nhân theo các giả thuyết điều tra đã đặt ra nhằm xác định nguyên nhân và diễn biến của sự việc, hiện tượng ấy;

4) Thực nghiệm điều tra nhằm xác định diễn biến của những tình tiết cụ thể của sự việc xảy ra. Đây là loại thực nghiệm điều tra được tiến hành để kiểm tra lời khai của bị can, người bị hại, người làm chứng về quá trình diễn biến của sự việc đã xảy ra.

Trong quá trình thực nghiệm điều tra, cơ quan điều tra có thể đo đạc khoảng cách giữa các vật thể, độ dài của đồ vật, dấu vết; chụp ảnh, vẽ sơ đồ hiện trường. Trong trường hợp cần thiết như người bị tạm giữ hoặc bị can phải diễn lại hành vi phạm tội, người bị hại hoặc người làm chứng cần mô tả tại hiện trường nơi mình có mặt về những gì mà họ biết thì cho người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng tham gia. Mọi trường hợp thực nghiệm điểu tra đều phải có người chứng kiến. Khi thực nghiệm điều tra, không được xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia.

Ví dụ: Không để cho bị can diễn lại hành vi vi phạm tội làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nạn nhân…

3. Thực nghiệm điều tra là gì ?

Thực nghiệm điều tra là hoạt động điều tra dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết nhằm kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án (Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án trong điều kiện tương tự như lời khai của người bị tạm giữ, bị can, bị hại, người làm chứng, cơ quan điều tra tiến hành bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại một hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết như thực nghiệm về khả năng hành động, khả năng quan sát, thụ càm, khả năng diễn ra sự việc, hiện tượng.

Trước khi tiến hành thực nghiệm, điều tra viên phải lập kế hoạch thực nghiệm, trong đó xác định yêu cầu của việc thực nghiệm; nội dung; phương pháp tiến hành thực nghiệm; thời gian, địa điểm thực nghiệm, những người tham gia thực nghiệm và chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho việc thực nghiệm.

Trước khi tiến hành thực nghiệm, điều tra viên phải thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp biết, kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm, kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi vào biên bản. Điều tra viên phải mời người chứng kiến tham gia. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra cơ quan điều tra có thể mời nhà chuyên môn tham gia. Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia thực nghiệm.

Khi tiến hành thực nghiệm, điều tra viên có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản. Điều tra viên không được xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra.

Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể và thực nghiệm điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 và Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

4. Thủ tục của việc thực nghiệm điều tra

Tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, điều 204, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thủ tục của việc thực nghiệm điều tra như sau:
“ Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.
Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.
Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.
Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này”.
Tóm lại, về thủ tục, thực nghiệm điều tra phải được tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên, có sự tham gia của Kiểm sát viên và người chứng kiến. Do đó, điều luật quy định trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bàn.
Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.
Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.

5. Những quy định chung khác về điều tra

Trong quá trình điều tra, người tham gia tố tụng có quyền đưa ra yêu cầu, đề nghị về những vấn đề liên quan đến vụ án. Cơ quan có thẩm quyền điều tra, viện kiểm sát ưong phạm vi ưách nhiệm của mình phải giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát phải ưả lời và nêu rõ lí do. Neu không đồng ý vói kết quả giải quyết của cơ quan điều tra hoặc viện kiềm sát thì người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại (Điều 175 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Đối với một số biện pháp điều tra, luật quy định phải có sự tham dự của người chứng kiến. Trong những trường hợp đó, cơ quan điều tra phải mời người chứng kiến. Khi tham dự, người chứng kiến có ưách nhiệm xác nhận nội dung và kết quả công việc mà điều tra viên đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân, ý kiến này được ghi vào biên bản có chữ kí của họ (Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Giữ bí mật về điều tra là một trong những yếu tố quan trọng góp phần khám phá tội phạm, nếu bí mật về điều ứa bị tiết lộ thì ảnh hưởng lớn đến kết quả giải quyết vụ án. Vì vậy, bí mật về điều tra phải được đảm bảo. Theo quy định của pháp luật thì bí mật điều tra gồm những thông tin về điều tra vụ án hình sự từ khi có quyết định khởi tố vụ án đến khi có kết luận điều tra của cơ quan điều tra; những thông tin về kết quả kiểm sát điều tra…

Giữ bí mật về điều tra là ưách nhiệm của điều tra viên, kiểm sát viên, người tham gia tố tụng. Trong quá trình tiến hành tố tụng, nếu thấy có những thông tin, tài liệu thuộc về bí mật nhà nước hoặc bí mật điều tra thì điều tra viên, kiểm sát viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng, người chứng kiến không được tiết lộ bí mật về điều tra ưong và sau khi điều tra vụ án. Việc thông báo này phải được ghi vào biên bản. Điều tra viên, kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng làm lộ bí mật điều tra thì tuỳ từng trường hợp bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu ưách nhiệm hình sự (Điều 177 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Biên bản điều tra là văn bản hoạt động tố tụng ghi lại đầy đủ nội dung, diễn biến của các hoạt động điều tra. Khi tiến hành điều tra phải lập biên bản ghi rõ nội dung hoạt động điều tra, thời gian, địa điểm tiến hành điều tra, những người tiến hành, tham gia tố tụng hoặc có liên quan đến hoạt động điều tra, những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

Người lập biên bản phải đọc lại biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Nhận xét, bổ sung đó được ghi vào biên bản. Người lập biên bản, người tham gia tố tụng cùng kí tên vào biên bản. Trong trường hợp người tham gia tố tụng từ chối kí tên vào biên bản thì việc đó phải được ghi vào biên bản, nêu rõ lí do và mời người chứng kiến kí vào biên bản. Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì đọc lại biên bản cho cho họ và người chứng kiến nghe, yêu cầu họ điểm chỉ và người chứng kiến kí vào biên bản. Nếu người tham gia tố tụng vì nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc vì lí do khác mà không thể kí vào biên bản thì phải ghi rõ lí do và người chứng kiến kí xác nhận. Đối với người không biết chữ thì điểm chỉ vào biên bản (Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về điều tra vụ án hình sự, thực nghiệm điều tra, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group