1. Thuyết hiệu dụng

Phát hiện thực sự về thuyết hiệu dụng và nhất là lý thuyết hiệu dụng biên tế do Jules Dupuit tiến hành. Chủ yếu là những phát biểu bất định cùng nguyên tắc của Nassau Senior, William Lloyd, và Montifort Longfield. Tuy nhiên Dupuit phát triển lý thuyết trong môi trường thực nghiệm và đặt lập luận của ông trên thực tế thực nghiệm. Jevons mặc dù có thể xét những quan tâm thực tế của Lardner để tìm cảm hứng, ít nhất cũng đặt lập luận của mình một phần trên lý thuyết sinh lý học. Trong sự kết hợp này, Jevons đặc biệt lưu ý những công trình nghiên cứu về kích thích và phản ứng của Weber-Fechner.

Trong khi xây dựng thuyết hiệu dụng, nền tảng của Jevons về khoa học và cách đánh giá khoa học ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ ông. Kinh tế học đối với Jevons là sự thuận lợi trong một số lượng quan trọng của nó (giá cả và v.v…) đều có thể là cách đánh giá chính xác. Ông có niềm tin ban đầu vô hạn về tương lai của toán học và thống kê học như những phương tiện không thể thiếu trong nghiên cứu kinh tế học. Tuy nhiên, ông đặt một lượng tối đa chủ quan – hiệu dụng – trong vai trò chính trong phân tích kinh tế. Jevons thừa nhận việc tính toán thích thú và đau khổ (hay lý thuyết hiệu dụng) có những đặc điểm chủ quan, mặc dù ông hy vọng rằng tác dụng của hiệu dụng bằng cách này hay cách khác cũng xác định được:

“Một đơn vị thích thú hay một đơn vị đau khổ thật khó nhận biết, nhưng chính số lượng của những cảm giác này cứ liên tục thúc đẩy chúng ta phải mua bán, vay mượn, lao động nghỉ ngơi, sản xuất và tiêu dùng, và chinh từ tác dụng về lượng của cảm giác mà chúng ta phải ước tính lượng so sánh. Chúng ta có thể không biết cũng như đánh giá được trọng lực trong chính bản chất của riêng chúng nhiều hơn chúng ta có thể đánh giá một cảm xúc, nhưng ngay khi chúng ta đánh giá trọng lực bằng tác dụng của nó qua chuyển động con lắc, vì thế chúng ta dự tính sự bình đẳng hay bất bình đẳng cảm xúc bằng quyết định của con người” (Theory of Political Economy, trang 11).

Jevons thừa nhận trực tiếp rằng người ta trong điều kiện tốt nhất chỉ đạt được dự tính về lượng mà toàn bộ hệ thống kinh tế đang xoay quanh. Trong Theory, Jevons lưu ý hiệu dụng về cơ bản mang tính nội quan,và ông thừa nhận dứt khoát rằng sự sao sánh giữa cá nhân với nhau từ một cá nhân hay tập thể với cá nhân hay tập thể khác là không thể (mặc dù ông không chú ý đến cảnh báo của riêng mình trong khái niệm “một nhóm kinh doanh” như chúng ta sẽ hiểu phần sau). Dù sao, bất kể những khó khăn này, Jevons trình bày tâm điểm kinh tế học mới trong nghĩa hiệu dụng.

2. Hiệu dụng biên tế

Theo sự dìu dắt của Bentham, Jevons cho rằng giá trị của sự thích thú và đau khổ thay đổi tùy theo bốn tình huống: (1) cường độ, (2) thời gian kéo dài, (3) chắc chắn hay không chắc chắn, và (4) gần hay xa. Jevons thảo luận mỗi tình huống này khá chi tiết. Sự đau khổ đơn thuần là sự tiêu cực của thích thú, và theo tính toán cá nhân tổng đại số (nghĩa là thích thú tịnh) là lượng có ý nghĩa. Như Bentham đi trước ông, Jevons thêm yếu tố xác suất vào phân tích kinh tế khi ông thảo luận cách trong đó tính không chắc chắn của các sự kiện tương lai và tương lai “dự đoán cảm xúc” ảnh hưởng hành vi. Trong một đoạn văn tường thuật đặc biệt, Jevons cho rằng sự thiên vị thời gian và dự đoán lan tỏa khắp các lượng kinh tế:

“Sự chú ý trong thời điểm chỉ là những gợn sóng nhỏ thành tựu và hy vọng. Chúng ta thận trọng khi cho rằng một người là hạnh phúc, cho dù địa vị của anh ta có thấp kém và tài sản hạn chế đi nữa, cũng luôn hy vọng anh ta sẽ có nhiều hơn, và cảm thấy rằng mỗi lần nỗ lực thường có khuynh hướng thực hiện được nguyện vọng của mình. Trái lại anh ta nắm bắt sự thụ hưởng trong thời điểm đã qua nhưng không nghĩ đến thời gian sắp tới, sớm muộn gì cũng phải phát hiện kho dự trữ sự thích thú của mình đã cạn, và thậm chí hy vọng cũng không còn”. (Theory, trang 35).

Jevons khẳng định việc tối đa hóa thích thú là đối tượng của kinh tế học, hay theo lời ông, con người tìm …cách bảo vệ “số lượng lớn nhất những gì đang khao khát bằng chi phí ít nhất không mong muốn”. Thế nhưng, điều cần thiết là phải làm cho vấn đề này trở thành khách quan hơn bằng cách kết hợp nó với một vấn đề nào khác cụ thể hơn, chẳng hạn như hàng hóa.

Jevons định nghĩa hàng hóa như một “mục tiêu, sinh kế, hoạt động hay dịch vụ có thể cung cấp sự thích thú hay đau khổ”, và ông cũng bao hàm “chất lượng trừu tượng qua đó một đồ vật phục vụ mục đích của chúng ta, và được xếp vào hạng như hàng hóa”. Tránh bất cứ đòi hỏi quá đáng của khả năng đánh giá trực tiếp, Jevons khẳng định hành vi sẽ cho thấy hiệu dụng và sự thiên vị, và người nghiên cứu không có những đánh giá có giá trị. Như ông lưu ý, “Bất cứ điều gì mà một cá nhân xét thấy phải khao khát và lao động phải được nghĩ rằng nên sở hữu vì hiệu dụng anh ta”. Vì thế người giữ trẻ, phi hành gia, phi công Thần phong cảm tử, người nghiện ma túy, và tự vẫn đơn thuần được xem là tối đa hóa hiệu dụng (dĩ nhiên trong một số kiềm chế).

3. Nhận xét về lý thuyết hiệu dụng

Phân tích chính thức của Jevons về hiệu dụng liên kết hàng hóa, như được xác định phía trên, với hiệu dụng. Lý thuyết hiệu dụng biên tê của ông về cơ bản là đơn giản, dễ hiểu. Lý thuyết có thể giải thích và minh họa bằng sự hỗ trợ của các số” học cơ bản và đồ thị do chính Jevons sử dụng. Không như những người đi trước, Jevons cụ thể hóa hàm số hiệu dụng là mối quan hệ giữa hàng hóa một cá nhân tiêu dùng và hành động đánh giá cá nhân. Tóm lại, hiệu dụng không phải là một tính chất bẩm sinh hay vốn có mà sự vật sở hữu. Thay vào đó, hiệu dụng có nghĩa trong hành động đánh giá.

Cải thiện của Jevons đối với hoạt động của Bentham bao gồm những đặc điểm sau trong phân tích hiệu dụng chính thức của ông: (1) sự phân biệt rõ ràng của ông giữa tổng hiệu dụng và hiệu dụng biên tế, (2) thảo luận tính chất hiệu dụng biên tế, và (3) xây dựng nguyên tắc đồng biên tế, khi liên kết với những sử dụng thay thế của cùng loại hàng hóa và đối với sự chọn lựa giữa hàng hóa. Jevons cho thấy nghịch lý nước-kim cương của Adam Smith trong phân biệt giữa tổng hiệu dụng và điều mà Jevons gọi là “mức độ hiệu dụng”. Mức độ hiệu dụng có thể xem tương tự như hiệu dụng biên tế. Cả hai tổng hiệu dụng và hiệu dụng biên tế đều liên quan đến số lượng hàng hóa sở hữu, và chỉ đôi với số’ lượng này.

4. Phân tích đồ thị

Sử dụng ký hiệu đại số đơn giản, hàm số hiệu dụng của Jevons được diễn đạt như u = f(X), đọc là “hiệu dụng hàng hóa X (lương thực) là một hàm số lượng X mà cá nhân đang sở hữu”. Cũng nên lưu ý rằng tất cả hàng hóa khác đều nằm ngoài hình, nghĩa là có thể cho rằng hoặc chúng không tồn tại hoặc số lượng của chúng bất biến. Cứ cho rằng người ta có thể thêm một phần lương thực thật nhỏ vào kho dự trữ của cá nhân – nghĩa là, “mang tính liên tục” theo nghĩa số học – thì người ta rút ra được hàm số hiệu dụng. Ở đây tổng hiệu dụng lương thực (số lượng của các vật khác luôn không đổi) có thể nhìn thấy phải tăng khi thêm vào các số lượng đến Xrj, đạt đến cực đại ở điểm đó J sau đó lại giảm. Nhưng hiệu dụng của một đơn vị lương thực bổ sung mà| Jevons gọi là “mức độ hiệu dụng”, tăng khi thêm các đơn vị lương thực vào sự tiêu dùng của cá nhân. Theo số học, Jevons viết thành du/dx, đọa là “tỉ lệ một sự thay đổi nhỏ trong hiệu dụng đối với một sự thay đổi nha trong X (lương thực)”. Ngoài ra, ông cho rằng hiệu dụng biên tế (sử dụng đồng nghĩa với “mức độ hiệu dụng”) của lương thực đang giảm sau khi tăng một đơn vị lương thực đầu tiên, mặc dù ông không chắc chắn cho rằng không phải lúc nào cũng như thế. Khi đó định luật Jevons được phát biểu như sau:

“Mức độ hiệu dụng đối, với một hàng hóa riêng lẻ thay đổi với số lượng SỞ hữu của hàng hóa đó, sau cùng giảm khi số lượng của hàng hóa riêng lẻ ấy tăng”.

5. Nguyên tắc đồng biên tế

Jevons trình bày sự hiểu biết thấu đáo về tối đa hóa hành vi cá nhân trong thảo luận sự phân phối bất kỳ hàng hóa nhất định nào của một người trong số các sử dụng thay thế. Nếu một cá nhân bắt đầu với kho dự trữ s một mặt hàng X và việc sử dụng hàng hóa ấy được tượng trưng bằng Xy, lúc ấy kho dự trữ phải được chia hết giữa những sử dụng chẳng hạn như s = X + y. Lúc này Jevons, đặt câu hỏi: Làm cách nào cá nhân quyết định cách phân phối kho dự trữ cố định của mình cho hai sử dụng? Câu trả lời thật đơn giản và hợp lý qua trực giác, số lượng X nên phân phối cho hai sử dụng sao cho việc gia tăng hiệu dụng từ việc cộng thêm một đơn vị bổ sung X trong sử dụng y. Theo thuật ngữ của Jevons, điều kiện đồng biên tế ngụ ý rằng trong đó MUX tượng trưng cho mức độ hiệu dụng của hàng hóa X khi sử dụng X, và cũng thế đôi với y.

= — hay MU = MU

dx dy x y

Nguyên tắc đồng biên tế trước tiên được Jevons giải thích rõ ràng, cũng có giá trị phân phối những phương tiện cố định, khan hiếm (nghĩa là thu nhập) trong số tất cả những hàng hóa trong ngân sách tiêu dùng cá nhân. Nếu X tượng trưng số bia và z tượng trưng cho gói thuốc lá, thì lúc đó người tiêu dùng sẽ phân phối thu nhập khan hiếm y chẳng hạn như MUX = MUZ cho rằng bia và thuốc lá có giá như nhau và tất cả y được dùng hết đối với hai hàng hóa này. Phát biểu chung về nguyên tắc đồng biên tế có hệ thống hơn, một phát biểu không tìm thấy ở Jevons nhưng giải thích giá chênh lệch của n hàng hóa, là phát biểu quen thuộc đối với từng sinh viên kinh tế học cơ bản:

MUx _MUz _MUn

p p. p„

X z n

Ngoài ra, để đảm bảo rằng mọi thu nhập được phân phối trong số tiêu dùng cá nhân (bao gồm một tài khoản tiết kiệm), điều kiện bổ sung được diễn đạt:

p X + PZ + …. + p N = Y

Trong đó PX tượng trưng chi phí cá nhân đối với X, PZ tượng trưng chi phí cá nhân đối với z, V.V…. Tổng tất cả những chi phí này bằng thu nhập của cá nhân, vốn là tâm điểm của lý thuyết đương đại. Mặc dù Jevons không tiến hành nghiên cứu chi tiết, lập luận của ông làm nền tảng cho toàn bộ sự phát triển của lý thuyết hành vi tối đa hóa.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)