1. Đặt nền móng cho chủ nghĩa lịch sử

Vào cuối những năm 1840, kinh tế học Ricardo ảnh hưởng đến giới tri thức, một tư tưởng tương phản sắc nét với quan điểm “vô chính phủ” của giới tri thức ở châu Âu. Eric Roll nhận xét “Di sản của Ricardo được xem là bất khả xâm phạm, thậm chí cuối năm 1848, John Stuart Mill tự xét mình trong các vấn đề lý thuyết ít nhiều trong tư cách một người đề xướng thuyết Ricardo thuần túy”. J. R. McCulloch, James Mill và Harriet Martineau là những con người góp phần tuyên truyền hiệu quả truyền thuyết Ricardo. Uy tín bao quanh sự trừu tượng Ricardo phát triển ở mức đáng gờm.

Tuy nhiên, một sự kiện không may xảy ra. Cha Richard Jones, được xem là người ủng hộ trường phái định chế đầu tiên, xuất bản An Essay on the Distribution of Wealth and on the Sources of Taxation năm 1831. Trong sách ông phê bình phân tích của Ricardo quá thiển cận đến mức không thể áp dụng thực tế. Ông cho rằng giả định kinh tế phải do lịch sử quyết định và biện minh bằng thực nghiệm. Theo lời ông, phái Ricardo “hạn chế quan sát trên đó họ hình thành lập luận của mình chỉ dành cho một bộ phận mặt đất rất nhỏ và trực tiếp bao quanh”. Nhưng ý kiến của Richard Jones bị nhấn chìm trong thuyết Ricardo. Phê bình phương pháp luận kinh tế học Cổ Điển dù sao vẫn xuất hiện ở Anh khi thế kỷ trôi qua.

2. Walter Bagehot

Bagehot sinh ra ở Langport, Somerset, Anh vào ngày 3 tháng 2 năm 1826. Cha của ông, Thomas Watson Bagehot, là giám đốc điều hành và phó chủ tịch của Ngân hàng Stuckey . Ông theo học Đại học College London (UCL), nơi ông nghiên cứu toán học, và năm 1848 lấy bằng thạc sĩ triết học đạo đức. Bagehot đã được kêu gọi để thanh bởi Lincoln In, nhưng ưa thích tham gia của cha mình năm 1852 trong kinh doanh vận chuyển và ngân hàng của gia đình.

Năm 1858, Bagehot kết hôn với Elizabeth (Eliza) Wilson (1832–1921), người có cha, James Wilson , là người sáng lập và chủ sở hữu của The Economist; cặp đôi đã kết hôn hạnh phúc cho đến khi Bagehot qua đời ở tuổi 51, nhưng không có con. Một bộ sưu tập các bức thư tình của họ được xuất bản vào năm 1933.

Năm 1855, Bagehot thành lập National Review cùng với người bạn của mình là Richard Holt Hutton. Năm 1861, ông trở thành tổng biên tập của The Economist. Trong 17 năm làm biên tập viên, Bagehot đã mở rộng báo cáo của The Economist về chính trị và gia tăng ảnh hưởng của nó đối với các nhà hoạch định chính sách. Ông đã được chấp nhận rộng rãi bởi Tổ chức thành lập Anh và được bầu vào Athenaeum năm 1875.

Chủ bút đa năng của tạp chí bảo thủ xuất bản định kỳ Economist và cũng là tác giả Lombard Street, Walter Bagehot, tán thành mục đích dị giáo trong một tiểu luận xuất hiện trong Fortnightly Review năm 1876 (Fortnightly trở thành người phát ngôn không chính thức của phái chủ nghĩa lịch sử). Mặc dù Bagehot là môn đệ đầu tiên của Ricardo, tác phẩm của ông đầy ắp sự quan tâm đến các cấu trúc định chế tương quan với lý thuyết kinh tế. Bagehot nhận thấy lý thuyết kinh tế phạm tội khẳng định khả năng áp dụng chung thật khoe khoang, sai lầm. Lý thuyết này, ông buộc tội, đặc biệt vô dụng trong thảo luận sự phát triển kinh tế ở những nước bên ngoài Anh, vì cơ sở định chế hiếm khi như nhau. Một buộc tội khác là những giả định chính của khoa học kinh tế chưa được xác minh và lý thuyết tạo ra quá trừu tượng đến mức không có giá trị thực tế.

3. Herbert Spencer

Herbert Spencer được sinh ra ở Derby, Anh ngày 2 tháng 4 năm 1820, con trai của William George Spencer (thường được gọi là George). Cha của Spencer là một người biệt giáo chuyển từ Hội Giám lý sang chủ nghĩa Quaker, và dường như đã truyền cho con trai mình một sự chống cự bản năng đối với tất cả các dạng quyền thế. Spencer hầu như không theo học ở trường lớp chính quy mà chủ yếu học tập ở nhà dưới sự dạy bảo của cha và người thân trong gia đình. Tuy vậy, Spencer có kiến thức vững chắc về toán học, khoa học tự nhiên và quan tâm nghiên cứu khoa học xã hội. Spencer thực sự chú ý tới xã hội học từ năm 1873. Sinh thời, các nghiên cứu của Spencer không chỉ nổi tiếng trong giới khoa học hàn lâm mà còn trong đông đảo bạn đọc.

Herbert Spencer, vốn là phó chủ bút của tờ Economist từ 1848 đến 1853. Tình yêu đầu đời của Spencer là sinh học, nhưng tác phẩm của ông giải thích rõ ràng mối quan hệ giữa tiến hóa sinh học và xã hội, thậm chí trước cả Darwin. Ông phác họa môi quan hệ này như sau:

“Cơ cấu xã hội giống như cơ thể cá nhân ở những điểm chính sau: khi phát triển, trong khi phát triển thành một cơ cấu phức tạp hơn, trong khi phức tạp hơn, các bộ phận ngày càng phải phụ thuộc lẫn nhau, đời sống thì mênh mông về chiều dài so sánh với đời sống của các đơn vị cấu thành… trong cả hai trường hợp ngày càng có sự tích hợp đi kèm với tính khác thể càng tăng”. (Autobiography, II, trang 55-56).

Cùng với các môn khoa học xã hội khác, kinh tế học được giải thích theo kiểu phân tích này. Thuyết nguyên tử doanh nghiệp suy tàn nhanh chóng và hướng về cấu trúc độc quyền và độc quyền thiểu số bán có thể giải thích dưới dạng khái niệm tích hợp của Spencer, trong khi sự phụ thuộc lẫn nhau đang tăng trong kinh tế tự thân biểu thị sự phân công lao động và làm thương mại Anh ngày càng tăng.

4. Charles Robert Darwin

Năm 1859, Origin of Species của Darwin rơi vào tình trạng rối loạn triết lý. Đối với nhà kinh tế học chính thông, dĩ nhiên đối với spencer theo chủ nghĩa cá nhân cực đoan, tác phẩm của Darwin đơn thuần lặp lại những gì đã được gọi là tác động “không thể tránh” của bất can thiệp. Nhưng phái chủ nghĩa Lịch sử Anh, trong quan điểm chiết trung trong sự đánh giá Spencer và Darwin, thu nhận tiến hóa sinh học vào lý thuyết phát triển định chế, xã hội của mình. Thậm chí Bagehot áp dụng nguyên tắc chọn lọc tự nhiên vào cuộc đấu tranh chính trị giữa các nhà nước-quốc gia. Cũng quan trọng, một trong những cơ sở vững chắc nhất và quan trọng nhất trong kinh tế học định chế của Veblen – lý thuyết thay đổi của ông – tìm thấy nguồn gốc trong khái niệm “tiến trình” và “thay đổi tiến hóa và ngẫu nhiên chuẩn” Spencer-Darwin. Nhưng bất kể Bagehot, phái chủ nghĩa lịch sử Anh không áp dụng nguyên tắc tiến hóa Spencer-Darwin vào định chế kinh tế trong bất kỳ biện pháp có ý nghĩa và cô’ kết. Đúng ra họ xem các lý thuyết thay đổi “theo thuyết quyết định” khác trong khi hình thành khái niệm kinh tế.

5. Comte, Ingram và Cliffe-Leslie

Ảnh hưởng triết học quan trọng nhất là ảnh hưởng của triết gia thực chứng Pháp Auguste Comte, nó rất thịnh hành trong một số trí thức Anh trong thời điển đó. Ảnh hưởng trực tiếp của Comte đối với phái chủ nghĩa Lịch sử ở Anh, nhất là học giả cổ Điển và kinh tế gia lịch sử, John Kells Ingram.

Ingram chấp nhận quan điểm về tiến bộ kinh tế, xã hội của thầy mình, ông là người giải thích hàng đầu tư tưởng của Comte ở nước Anh, đi đến cực đoan trong những bài sonnet về “tôn giáo nhân văn”. “Động lực học xã hội” của Comte, thấm nhuần quyển History of Political Economy của Ingram (phê bình toàn diện lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa lịch sử Anh), khác hẳn ý nghĩa kinh tế học hiện đại về thuật ngữ và vẫn còn cách biệt với khái niệm tiến hóa của Darwin. Khái niệm của Comte là khái niệm về phong trào nhân văn cần thiết và tiếp nối hướng đến mục đích luận và dự đoán. Trong quan điểm của Comte, động lực học xã hội, liên quan như thể đã có đối với sự phát triển xã hội, rút ra những dữ liệu cơ bản từ lịch sử, vì thế là khoa học lịch sử. Ingram hăm hở áp dụng những nguyên tắc này vào những gì ông nhận thức là phương pháp nghiên cứu kinh tế thích hợp. Trong quyển History xuất bản năm 1888, ông cho rằng:

“Những nguyên tắc chung này [của Comte] ảnh hưởng đến kinh tế không ít hơn các ngành nghiên cứu xã hội khác, và đối với bộ phận nghiên cứu này dẫn đến những kết quả quan trọng. Chúng cho thấy quan điểm hình thành một lý thuyết khuôn khổ kinh tế thực sự và hoạt động của xã hội tách biệt với các mặt khác là hão huyền”. (History, trang 193-194).

Việc áp dụng các nguyên tắc của Comte trong khoa học xã hội không phải mới ở Anh, J. s. Mill đã đề cập trong Quyển IV (về cải cách xã hội) trong quyển Political Economy, nhưng Ingram, khi phát biểu về phái chủ nghĩa lịch sử tuyên bố rằng điều này “đối với chúng ta có vẻ là một trong những phần ít thỏa mãn nhất trong tác phẩm của ông ấy”.

Trong khi thừa nhận kinh tế chính trị học “không có liều thuốc bá bệnh điều trị tệ nạn xã hội” và “ứng dụng thực tế các nguyên tắc khoa học không… phải là kết quả thích hợp mà là kết quả ngẫu nhiên của kiến thức xã hội”, dù sao tư tưởng cho rằng hạ ‘thấp tầm quan trọng của kinh tế chính trị học thành một lĩnh vực xã hội học chung chung hơn sẽ là cố gắng vô ích, ít nhất cho đến khi các môn khoa học xã hội cùng bản chất được đưa ra trong một giai đoạn tiến bộ. Nhưng ngay cả Cairnes cũng phải than rằng:

“Lĩnh vực nghiên cứu kinh tế quan trọng [thực nghiệm và lịch sử] vẫn chưa được tạo ra mà chỉ là kết quả ít ỏi” (M. Comte and Political Economy, trang 602).

Ngoài phê bình, phái chủ nghĩa lịch sử sử dụng triết học thay đổi của Comte và thuyết quyết định khác làm khởi điểm để họ công kích sự trừu tượng. Từ Thomas Jefferson, Alexander Hamilton cho đến Henry Carey và Henry George, quan điểm ở Anh và châu Âu đều thâm nhập vào kinh nghiệm và định chế Mỹ. Chủ nghĩa thực dụng thấm nhuần cả triết học và kinh tế học trong thế kỷ 20. Do đó phân tích lý thuyết cổ Điển và Tân cổ Điển không hề làm ách tắc các nhà kinh tế học Mỹ như nó đã làm đối với các nhà kinh tế Anh(1). Các nhà kinh tế học Mỹ chẳng hạn như Henry Carey và Francis A. Walker, đều dựa vào quan điểm lý thuyết cổ Kiền và làm cho thích hợp với tình hình ở Mỹ. Trong môi trường tri thức tự do như thế, quan điểm chủ nghĩa lịch sử có thể bén rễ. Richard T. Ely và E. R. A. Seligman, những người (cùng với Walker theo chính thông hơn) những nhà tổ chức của Hiệp hội kinh tế Mỹ (AEA) năm 1886 đều đồng cảm với mục đích của phái chủ nghĩa lịch sử (Ely được đào tạo ở Đức dưới sự che chở của phái chủ nghĩa lịch sử). Trong nhiều khía cạnh, những tác giả này đại diện cho cánh tả trong AEA và nhà kinh tế học chuyên nghiệp J. K. Ingram trong lời tựa quyển Introduction to Political Economy của Ely cho rằng hiện đang có sự chấp nhận quan điểm lịch sử ngày càng tăng, tuyên bố rằng:

“Một tinh thần nhân đạo và thân ái hơn đang chiếm chỗ của sự khô khan, cứng nhắc mà một thời cự tuyệt quá nhiều người tài trí trong nghiên cứu kinh tế” (Ely, Introduction to Political Economy, trang 5-6).

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)