1. Hoàn cảnh cuộc cải cách pháp luật ở Nhật bản
Cải cách pháp luật ở Nhật bản là cuộc cải cách pháp luật nhằm đưa hệ thống pháp luật phong kiến Nhật Bản vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của pháp luật phong kiến Trung Quốc theo con đường phát triển của pháp luật tư sản; cuộc cải cách được tiến hành dưới triều vua Minh Trị Thiên Hoàng ở thập kỉ 60 thế kỉ XIX và kéo dài cho đến những thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XX.
Cuộc Duy tân của vua Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản dù có th thoả hiệp, vẫn đã đưa lại những thay đổi sâu sắc trong đời sống mọi mặt của xã hội Nhật Bản với những cải cách mạnh mẽ của hệ thống pháp luật Nhật Bản.
2. Bộ luật đầu tiên cuộc cải cách pháp luật ở Nhật bản
Những bộ luật đầu tiên của Nhật ra đời ở thế kỉ VII là những tập luật lệ sao chép pháp luật Trung Hoa, nhất là các quy định pháp luật hình sự và cũng có thể nói, pháp luật Nhật Bản cũng mang nặng tính chất của pháp luật hình sự mà nội dung quy định là các nghĩa vụ của các thần dân với một hệ thống chế tài hình sự nghiêm khắc, áp dụng đối với những người không chấp hành nghiêm hoặc vi phạm các quy phạm nghĩa vụ. Từ thế kỉ XIII, sự hình thành với những thế lực ngày càng mạnh mẽ các tập đoàn phong kiến cát cứ làm suy yếu sức mạnh của vương quyền trung ương. Lợi dụng tình hình đó, Mạc phủ lấn lướt quyền lực, trung ương chỉ còn là bù nhìn. Vua cha chết, Minh Trị lên ngôi. Được sự ủng hộ của các tầng lớp quý tộc chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây, Minh Trị thiên hoàng vừa lên ngôi đã đề ra đường lối Duy tân, tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Ngày 6.4.1868, sau khi nắm chính quyền, chính phủ mới do Thiên hoàng Mutsuhitô đứng đầu lập tức ban hành “Năm lời thể” gồm: thực hành tự do ngôn luận, chấn hưng công thương nghiệp, xoá bỏ sự phân biệt đẳng cấp, tiếp thu văn minh văn hoá phương Tây… mang tính chất của một cương lĩnh chính trị xây dựng một xã hội mới ở Nhật Bản theo con đường tư bản chủ nghĩa. Tiếp đó, ngày 11.4.1868 “Chính thể thư” được công bố thể hiện ý chí thực hiện chế độ tam quyền phân lập và một loạt sắc dụ của nhà vua được ban hành về cải cách ruộng đất, xác lập quyền sở hữu cho những người đang chiếm hữu, đánh thuế đất dựa trên giá đất nhẹ hơn trước nhằm làm lợi cho các chủ đất, tạo ra một tầng lớp sở hữu chủ đất giàu có, đồng thời, chủ trương pháp điển hoá, ban hành các bộ luật chủ chốt được thực hiện. Năm 1873, một luật gia Pháp, giáo sư Buacônat, một chuyên gia xây dựng các bộ luật, được mời làm cố vấn pháp lí cho Chính phủ Nhật. Dự thảo Bộ luật dân sự Nhật Bản đầu tiên được xây dựng theo mô hình của Bộ luật dân sự Pháp được tiến hành và năm T881 Úc công bố, nhưng bị dư luận phê phán. Những người chống gặi cho rằng nó quá triệt để, phá hoại các NUỆNNH thống dân tộc Nhật. Một nhóm luật gia Nhật gồm 3 người được giao trách nhiệm soạn thảo một Bộ luật dân sự theo mô hình của Bộ luật dân sự Đức năm 1896, có tiếp thu nhiều quy định của Dự án Buacônat, được ban hành năm 1898 với tính cách của Bộ luật dân sư Nhật Bản, có hiệu lực từ năm 1898. Cùng với Bộ luật dân sự, Bộ luật thương mại, các đạo luật về quyền tác giả, về cho thuê đất đai, về thuê nhà của Nhật Bản đã được xây dựng và ban hành. Trong một thời gian dài các vấn đề về tố tụng dân sự được đạo luật về tổ chức toà án và pháp luật tố tụng dân sự ban hành năm 1890 quy định. Đây chính là những văn bản pháp luật lần đầu tiên được áp dụng để giải quyết các tranh chấp dân sự, còn trước đó các quan hệ tranh chấp này thuộc quyền giải quyết bằng phương pháp bắt buộc của các chúa phong kiến. Phải đến năm 1926 thì Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản mới được ban hành chính thức theo mô hình của Bộ luật tố tụng dân sự Áo theo tinh thần đề cao vai trò tích cực của toà án trong quá trình giải quyết vụ án.
Bộ luật hình sự là văn bản được ban hành sớm nhất, ngay trong những năm đầu Minh Trị duy tân (1870) và được sửa đổi, bổ sung năm 1873. Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hoá các đạo luật về hình sự được ban hành dưới thời các chúa phong kiến với một điểm khác duy nhất là không dấu kín đối với dân chúng. Tra tấn vẫn được chính thức thừa nhận trong quá trình điều tra, xét hỏi. Phải đến năm 1879, theo yêu cầu của Buacônat gửi cho Chính phủ Nhật, năm 1882 dưới sự chỉ đạo Buacônat Bộ luật hình sự và luật về Tố tụng hình sự mới được ban hành mới. Đây được xem là bước phát triển dài theo con đường dân chủ, tiến bộ của hệ thống pháp luật Nhật Bản. Lần đầu tiên, nguyên tắc “không có tội và không thể có hình phạt khi luật chưa được quy định” được thừa nhận. Nguyên tắc bất hồi tố, tăng trách nhiệm hình sự cùng một loạt nguyên tắc phải được đưa vào luật. Năm 1890, lần đầu tiên Bộ luật tố tụng hình sự được ban hành về cơ bản theo mô hình đạo luật tố tụng Pháp năm 1880. Đến năm 1922, Bộ luật này được thay thế bằng Bộ luật tố tụng mới theo mô hình Bộ luật tố tụng hình sự Đức năm 1877, hạn chế nhiều quyền của bị cáo.
Các quan hệ lao động của công nhân, viên chức được điều chỉnh bằng một loạt các văn bản pháp luật mà nhiều văn bản được ban hành là kết quả đấu tranh tích cực của người lao động vì những quyền lợi thiết thân. Loại văn bản pháp luật này thường được ban hành chậm.
Trong tiến trình cải cách hệ thống pháp luật thời kỳ Duy Tân, trong khi tiếp thu nhiều chế định pháp luật phương Tây, các nhà lập pháp Nhật Bản vẫn có ý thức giữ lại, kế thừa các quy định có tính tập quán, truyền thống, hình thành và được kiểm chứng của sinh hoạt cộng đồng. Tuy phạm vi vận dụng các quy định này ngày càng bị thu hẹp. Các quyết định của các toà án Nhật Bản tuy về danh nghĩa, về mặt hình thức không được thừa nhận là một nguồn của pháp luật, nhưng trên thực tế các quyết định của các toà án cấp trên (nhất là của toà án tối cao) thường được mặc nhiên thừa nhận và vận dụng trong khi ra các quyết định của các toà án cấp dưới.
3.Thông qua người ngoại quốc
Pháp luật Pháp và Đức ảnh hưởng đến Nhật Bản thông qua những cố vấn mà người Nhật mời đến. Tiêu biểu là: các cố vấn người Pháp, đặc biệt là Boissonade, Bousquet, and Benet và Roesler cùng các đồng sự người Đức của mình như Lorenz von Stein và Rudolf von Gneist… Những chuyên gia đã tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển, giáo dục, tuyên truyền pháp luật phương Tây đến pháp luật Nhật Bản.
Pháp luật Mỹ ảnh hưởng đến Nhật Bản với vai trò rất lớn của Thống chế Douglas MacArthur và Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng Đồng minh tại Nhật Bản trong quá trình xây dựng Hiến pháp 1946 và cải cách dân chủ. Những người ngoại quốc đã mang những tư tưởng tiến bộ, dân chủ của phương Tây tới pháp luật Nhật Bản.
4. Thông qua người Nhật Bản
Một trong những điều làm nên thành công của sự tiếp nhận pháp luật nước ngoài là sự chủ động, tinh thần, quyết tâm của chính người Nhật và chính giới Nhật Bản. Trước hết, có thể kể đến:
Thứ nhất, lực lượng đứng đầu đất nước, chính quyền, những người tham gia xây dựng pháp luật. Những người này đã sáng suốt, nhiều tài năng, nhiệt huyết và chủ động, không kìm hãm, không bảo thủ trong tiếp cận những nền pháp lí mới tiến bộ (Thiên hoàng, Hoàng hậu, người trong bộ máy nhà nước…).
Thứ hai, những cá nhân có tư tưởng tiến bộ có vai trò trong việc truyền bá tư tưởng mới, góp phần thức tỉnh dân tộc: Trong “Thuyền trung bát sách” (Senchu Hassaku – 6/1867) của Sakamoto Ryoma – nhân vật chủ chốt trong việc hiện đại hóa của Nhật Bản và đóng góp và việc luật đổ triều đại Mạc Phủ Tokugawa đã đề cập nội dung: “Xóa bỏ luật lệ cũ, chế định pháp luật làm cơ sở cho việc xây dựng quốc gia mới”. Hay trong: “Ngũ điều Ngự thệ văn” (Gokajo Goseimon) do Kido Takayoshi tu sửa đó ghi: “Phải phá bỏ những tập quán xấu xa và mọi việc phải dựa trên công đạo (công pháp)”.
Thứ ba, những người được cử sang tìm hiểu pháp luật phương Tây hoặc được đào tạo ở phương Tây. Chẳng hạn, chính quyền Minh Trị gửi người của mình đi khắp thế giới để nghiên cứu về pháp luật phương Tây hiện đại. Trước tiên, họ tập trung vào pháp luật của Pháp, sau đó là tiếp thu kinh nghiệm của pháp luật Đức vào cuối thế kỉ XIX.
5. Thông qua các “tân thư”
Tân thư chính là những sách báo phương Tây chứa những học thuyết tiến bộ của những tác giả nổi tiếng đã được du nhập vào Nhật Bản. Tân thư thực sự là nhịp cầu tư tưởng quan trọng kết nối người Nhật với người phương Tây. Nhờ đó mà người Nhật sớm thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng chính trị và học thuật Trung Hoa, khi ấy đã trở thành lạc hậu, bảo thủ, kìm hãm sự phát triển của lịch sử; đồng thời, đó cũng là phương tiện quan H.V. Đoàn, quan trọng nhất để người Nhật tiếp cận và tiếp thu một cách có bài bản, hệ thống không chỉ các tri thức, các thành tựu về khoa học kĩ thuật, mà còn cả những tư tưởng mới về tự do, dân chủ, dân quyền; về các thiết chế xã hội từ các nhà tư tưởng – triết học châu Âu như R. Descartes, Voltairre, J. Rousseau, Motesquieu….
Luật Minh KHuê (tổng hợp & phân tích)