1. Định luật Walras

Một khía cạnh quan trọng của cân bằng tổng quát Walras được gọi là “định luật Walras”. Khái niệm cùng với toàn bộ hệ thống Walras sử dụng nhiều trong các mô thức kinh tế đương đại, nhất là các mô thức Kinh tế Vĩ mô và trong phân tích hành vi tiền tệ.

Định luật Walras liên quan đến khái niệm cung vượt cầu mà chúng ta đã đề cập trong phần tính ổn định Walras và Marshall. Thảo luận hiện nay về cung vượt cầu liên kết sự nắm giữ mỗi hàng hóa tối líu đối với giá cả của tất cả hàng hóa và sự ban tặng ở mỗi cá nhân. Nhất là, sự nắm gid tối ưu này đối với cá nhân sẽ tùy thuộc vào hiệu dụng (xem phương trình (16-5)) và tùy theo kiềm chế ngân sách của anh ta (phương trình (16-9)). Vì thế nhu cầu đối với bất cứ hàng hóa, như nho chẳng hạn viết như sau:

qg=hg(pi,Y) (16-12)

Trong đó hg () là một hình thức chưa biết tùy thuộc vào hàm hiệu dụng của cá nhân.

Cá nhân là người có nhu cầu, người cung ứng hay không phải là người buôn bán nho. Người cung ứng ở giá hiện hành qg được cho là có cung vượt cầu hay cung cấp quá mức dương mặt hàng nho.

Eũg=(qg-qeg) (16-13)

Cung vượt cầu này đốì với nho được định nghĩa trong đó EDg là cung vượt cầu đối với nho, qg là số lượng mong muốn và là số lượng nho pháp sư tặng cho anh ta. Nếu cá nhân muốn tiêu dùng nhiều nho (qỌ hơn phần anh ta được ban tặng (q|), thì người tiêu dùng được gọi là “người có nhu cầu ròng”. Trái lại, nếu qeg> qg, người tiêu dùng này là người cung ứng ròng. Sau cùng, nếu q’ = qg, cá nhân sẽ được thỏa mãn và không mua bán. Vì diễn đạt bằng hàm số đối với sự nắm giữ nho viết thành qg ^hgíp^Y), thì diễn đạt cung vượt cầu (16-3) rút gọn thành

EDg=Hg(Pi, q’g,Y) (16-14)

Trong đó Hg ( ) là mối quan hệ hàm số mới giữa nhu cầu về nho, giá cả và phần ban tặng. Vì thế, chúng ta tóm tắt bằng cách nói rằng nhu cầu về nho, bánh táo, hay bất kỳ hàng hóa khác có quan hệ hàm số với giá cả và ban tặng đối với cá nhân.

2. Định luật Walras theo số học

Theo số học, chúng ta cũng hiểu được định luật Walras. Phát biểu đơn giản, đây là vấn đề mà cung vượt cầu đối với bất kỳ hàng hóa tùy thuộc vào tổng số cung vượt cầu đối với hàng hóa khác, diễn đạt bằng số học như sau: Nếu giá trị cung vượt cầu đối với hàng hóa thứ i được xác định là pED. và nếu chúng ta cộng lại tất cả n hàng hóa mà cá nhân tiêu dùng, sẽ có biểu thức (16-15):

ẳ PiEDị = EPi(<ii-q®) (16-15)

i=l i=l

Kiềm chế ngân sách (16-9) viết như sau

O=ẳpiqi-Ễpiq- =Ếpi(qi-q?) (16-16)

i=l i=l i=l

Nếu cá nhân bị buộc phải sống trong sự kiềm chế ngân sách (trong khoảng thu nhập hay ban tặng) thì tổng giá trị cung vượt cầu của anh ta nhất thiết phải bằng 0. Nói theo cách khác, cá nhân có cầu vượt cung đối với một số hàng hóa bằng với giá trị nhất định phải có cung quá mức hàng hóa khác với giá trị tương đương. Phương trình (16-16) viết lại như sau:

X Pifai – QỈ) = -pn(qn-qen) (16-17)

i=ĩ

Nói cách khác, phương trình (16-17) cho chúng ta biết tổng giá trị của cung vượt cầu đối với tất cả hàng hóa ngoại trừ một hàng hóa phải ngang bằng để trừ giá trị của cung vượt cầu đối với hàng hóa khác. Rõ ràng, không phải tất cả lựa chọn của cá nhân đều độc lập (thực tế ngụ ý qua phương trình (16-17), vì một khi cá nhân đã chọn n – 1 hàng hóa thì kiềm chế ngân sách quyết định liệu anh ta có phải là người có cầu vượt cung hay người cung ứng hàng thành phẩm hay không. Phương trình (16-17) diễn đạt định luật Walras.

3. Cách diễn đạt định luật Walras

Về cơ bản, định luật Walras là cách diễn đạt sự tương quan cơ bản trong hành vi kinh tế của cá nhân. Đây là một công cụ mau chóng rất đáng giá diễn đạt kết luận, dựa vào sở thích và kiềm chế thu nhập cá nhân, cầu vượt cung và mức cung tất cả hàng hóa phải có tổng số bằng 0. Cung cầu hàng hóa theo theo đúng nghĩa nói cách khác là không độc lập.

Sự tương quan tồn tại đối với cá nhân trong hoạt động kinh tế cũng áp dụng cho hành vi người tiêu dùng trong hệ thống kinh tế nói chung. Khi phía sản xuất, kể cả hành vi của doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận được thêm vào, cân bằng tổng quát Walras mô tả toàn bộ tập hợp yếu tố và thị trường sản xuất trong nền kinh tế. Quan trọng nhất, thuyết Walras mô tả quan hệ nối liền nhau giữa các thị trường đầu vào và đầu ra trong nền kinh tế cạnh tranh, lý tưởng hóa. Định luật Walras về tiêu dùng (chúng ta đề cập ở đây) và trong sản xuất (không đề cập trong chương này) là biểu thức tốc ký mô tả quan hệ nối liền nhau lý thú và quan trọng này.

Ví dụ ngắn gọn từ lý thuyết Kinh tế Vĩ mô tiền tệ đương đại có thể giúp chúng ta hiểu tính chất hữu dụng của định luật Walras. Giáo sư Don Patinkin và tác phẩm Money, Interest and Prices của ông cố gắng tích hợp lý thuyết Keynes với lý thuyết Tiền tệ vĩ mô cổ Điển. Ông làm thế bằng cách phân tích các mặt cung cầu tổng hợp của nền kinh tế. Phía cầu bao gồm phân tích điều kiện cân bằng trong ba thị trường: thị trường hàng hóa đầu tư và tiêu dùng, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Không đi vào những điểm phức tạp trong nghiên cứu tỉ mỉ của Patikin, ba thị trường này được xem là tương quan nhau theo Walras. Nghĩa là giá cả, lãi suất và biến số thu nhập đều quan hệ ở mức cân bằng (cung vượt cầu bằng 0) trong bất kỳ hai thị trường giả định trước, theo định luật Walras, cân bằng ở thị trường thứ ba.

Bất cứ lúc nào, tương tự với thảo luận cân bằng tổng quát trong tiêu dùng (phương trình (16-17), tổng cung vượt cầu (dĩ nhiên là âm) trong hai thị trường phải bằng nhau trừ giá trị cung vượt cầu ở thị trường thứ ba. Khi hai thị trường được mô tả đặc điểm bằng cung vượt cầu bằng 0, thì thị trường thứ ba cũng nằm ở mức cân bằng. Vì thế tổng nhu cầu của bất cứ nền kinh tế tương quan đều gồm ba thành phần nhưng chỉ sử dụng hai thành phần để phân tích. Vì thế định luật Walras tìm thấy cách ứng dụng đặc biệt trong các mô thức vĩ mô và tiền tệ gần đây.

4. Tiểu sử về Marie-Esprit-Léon Walras

Walras là con trai của một nhà quản lý trường học người Pháp Auguste Walras. Cha của ông không phải là một nhà kinh tế chuyên nghiệp, nhưng tư duy kinh tế của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến con trai ông. Ông đã tìm ra giá trị của hàng hóa bằng cách đặt sự khan hiếm của chúng so với mong muốn của con người.

Walras đăng ký vào École des Mines de Paris , nhưng chán ngành kỹ thuật. Ông từng là giám đốc ngân hàng, nhà báo, tiểu thuyết gia lãng mạn và thư ký đường sắt trước khi chuyển sang làm kinh tế. Walras được bổ nhiệm làm giáo sư kinh tế chính trị tại Đại học Lausanne.

Walras cũng thừa hưởng sự quan tâm của cha mình trong việc cải cách xã hội. Giống như những người Fabian , Walras kêu gọi quốc hữu hóa đất đai, tin rằng năng suất đất đai sẽ luôn tăng và giá thuê từ đất đai đó sẽ đủ để hỗ trợ quốc gia mà không phải đóng thuế. Ông cũng khẳng định rằng tất cả các loại thuế khác (tức là đối với hàng hóa, lao động, vốn) cuối cùng cũng nhận ra tác động hoàn toàn giống với thuế tiêu dùng vì vậy chúng có thể gây tổn hại cho nền kinh tế (không giống như thuế đất).

Một trong những ảnh hưởng khác của Walras là Augustin Cournot , một người bạn học cũ của cha anh. Thông qua Cournot, Walras chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lý Pháp và được giới thiệu về việc sử dụng toán học trong kinh tế học.

Là Giáo sư Kinh tế Chính trị tại Đại học Lausanne, Walras được ghi nhận là người sáng lập ra trường phái kinh tế Lausanne, cùng với người kế nhiệm là Vilfredo Pareto,

Bởi vì hầu hết các ấn phẩm của Walras chỉ có bằng tiếng Pháp, nhiều nhà kinh tế không quen với công việc của ông. Điều này đã thay đổi vào năm 1954 với việc xuất bản bản dịch tiếng Anh của William Jaffé cuốn Éléments d’économie politique tinh khiết của Walras. Công việc của Walras cũng quá phức tạp về mặt toán học đối với nhiều độc giả đương thời cùng thời với ông. Mặt khác, nó có một cái nhìn sâu sắc về quá trình thị trường trong các điều kiện lý tưởng hóa nên nó đã được đọc nhiều hơn trong thời kỳ hiện đại.

Mặc dù Walras được coi là một trong ba nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng chủ nghĩa cận biên, ông không quen thuộc với hai nhân vật hàng đầu khác của chủ nghĩa cận biên, William Stanley Jevons và Carl Menger, và đã phát triển lý thuyết của mình một cách độc lập. Các yếu tố khiến Walras không đồng ý với Jevons về khả năng ứng dụng, trong khi những phát hiện được Carl Menger thông qua, ông nói, hoàn toàn phù hợp với những ý tưởng có trong cuốn sách (mặc dù được thể hiện phi toán học.

5. Một vài đóng góp của Léon Walras

Trên quy mô hợp lý, lý thuyết cân bằng tổng quát của Walras là đóng góp mang ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển phân tích kinh tế thế kỷ 20. Tuy nhiên đây không phải là đóng góp duy nhất của ông trong kinh tế học.

Marie-Esprit-Léon Walras (tiếng Pháp: [valʁas]; 16 tháng 12 năm 1834 – 5 tháng 1 năm 1910) là một nhà kinh tế toán học người Pháp và người Georgist. Ông xây dựng lý thuyết giá trị cận biên (độc lập với William Stanley Jevons và Carl Menger) và đi tiên phong trong việc phát triển lý thuyết cân bằng tổng quát. Walras được biết đến nhiều nhất với cuốn sách Éléments d’économie politique tinh khiết, một công trình đã đóng góp rất nhiều vào việc toán học hóa kinh tế học thông qua khái niệm cân bằng tổng quát. Định nghĩa về vai trò của doanh nhân trong đó cũng được Schumpeter tiếp thu và khuếch đại .

Đối với Walras, việc trao đổi chỉ diễn ra sau khi Walrasian tatonnement (tiếng Pháp có nghĩa là “thử và sai”), do người đấu giá hướng dẫn, giúp nó có thể đạt được trạng thái cân bằng trên thị trường. Chính sự cân bằng chung có được từ một giả thuyết duy nhất, hiếm có, đã khiến Joseph Schumpeter coi ông là “nhà kinh tế vĩ đại nhất trong số các nhà kinh tế học”. Khái niệm cân bằng tổng quát đã được các nhà kinh tế lớn như Vilfredo Pareto, Knut Wicksell hay Gustav Cassel chấp nhận rất nhanh chóng. John Hicks và Paul Samuelson đã sử dụng sự đóng góp của Walrasian trong việc xây dựng tổng hợp tân cổ điển. Về phần mình, Kenneth Arrow và Gérard Debreu, từ quan điểm của một nhà logic học và một nhà toán học, đã xác định các điều kiện cần thiết cho trạng thái cân bằng.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)