Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đến công ty của chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của bạn, bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi các nội dung sau:

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan 1997

Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993

Hiến pháp Italia 1947

Hiến pháp Nhật Bản 1946

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Bầu cử

Trong Luật Hiến pháp thuật ngữ “bầu cử” được hiểu là thủ tục thành lập cơ quan nhà nước hay chức danh nhà nước, thủ tục này được thực hiện bởi sự biểu quyết của cử tri (đại cử tri, đại diện cử tri) với điều kiện để bầu một đại biểu (chức danh) phải có từ hai ứng cử viên trở lên.

Định nghĩa trên cho phép phân biệt bầu cử với phương pháp khác thành lập cơ quan nhà nước như bổ nhiệm.

Ngoài những cuộc bầu cử mang tính chất chính trị (thành lập cơ quan nhà nước), bầu cử còn được sử dụng trong tổ chức và hoạt động của một số tổ chức xã hội, chính trị, ví dụ trong tổ chức công đoàn của một số nước, ban lãnh đạo công đoàn được thành lập bằng con đường bầu cử.

Khác với cuộc bầu cử được sử dụng trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội, cuộc bầu cử thành lập cơ quan nhà nước hay một chức danh nhà nước được điều chỉnh bởi Hiến pháp và pháp luật do nhà nước ban hành. Thông thường Nghị viện, cơ quan đại diện của chính quyền địa phương được thành lập bằng con đường bầu cử. Ở một số nước, các cơ quan nhà nước khác như Tổng thôhg, Chính phủ, Tòa án cũng được thành lập thông qua bầu cử.

2. Quyền bầu cử

Thuật ngữ “quyền bầu cử” được hiểu là khả năng của công dân được nhà nước bảo đảm tham gia vào bầu cử thành lập các cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan chính quyền địa phương. Quyền bầu cử là tổng thể những quyền cụ thể của mỗi công dân, trong đó có quyền bầu cử chủ động và quyền bầu cử bị động.

Quyền bầu cử chủ. động là quyền bỏ phiếu. Quyền này có thể là quyền bầu cử phổ thông (không hạn chế), có thể là quyền bầu cử hạn chế (Ví dụ, trong thời chiếm hữu nô lệ chỉ có công dân tự do mới được bỏ phiếu). Quyền bỏ phiếu được sử dụng trong các cuộc bầu cử vào các cơ quan nhà nước trung ương hay cơ quan chính quyền địa phương, trong cuộc trưng cầu dân ý hay thủ tục bãi miễn đại biểu.

Quyền bầu cử bị động là quyền ra ứng cử vào cơ quan nhà nước trung ương hay cơ quan chính quyền địa phương. Quyền này biểu hiện ở khả năng của công dân tự ra ứng cử hoặc đổng ý ra ứng cử (khi được chủ thể khác giới thiệu).

3. Chế độ bầu cử

Trong Luật Hiến pháp thuật ngữ “chế độ bầu cử” được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, chế độ bầu cử là tổng thể các quan hệ xã hội có trật tự gắn với cuộc bầu cử vào cơ quan nhà nước truỊìg ương và cơ quan chính quyền địa phựơng. Những quan hệ xã ,hội này hợp thành trình tự bầu bử.

Định nghĩa trên cho thấy chế độ bầu cử là tổng thể các quan hệ xã hội chứ không phải chỉ riêng có những quan hệ pháp luật, bởi vì không phải tất cả những quan hệ hợp thành chế độ bầu cử được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật. Có những quan hệ được điều chỉnh bởi điều lệ, quy định của các đảng chính trị, các tS chức xã hội – chính trị. Có những quan hệ được điều chỉnh bởi phong tục, tập quán hay bởi quy phạm đạo đức, thẩm mỹ, v.v… Mặt khác, các quan hệ xã hội gắn với cuộc bầu cử là những quan hệ xã hội có trật tự. Các quan hệ này được hình thành theo một trật tự nhất định: Xác định ngày bầu cử, chia đơn vị bầu cử, thành lập tổ chức (cơ quan) phụ trách bầu cử, lập danh sách cử tri, giới thiệu người ra ứng cử, vận động tranh cử v.v… Tất cả những quan hệ xã hội được hình thành theo trật tự nêu trên lập thành trình tự bầu cử.

Theo nghĩa hẹp, chế độ bầu cử được hiểu là phương pháp phân ghế đại biểu giữa các ứng cử viên dựa trên kết quả biểu quyết của cử tri (đại cử tri, đại diện của cử tri).

Có nhiều phương pháp phân ghế khác nhau được các nước trên thế giới hiện nay áp dụng. Cùng một kết quả biểu quyết của cử tri, nếu áp dụng các phương pháp phân ghê’ khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau. Nhìn chung chế độ bầu cử hiểu theo nghĩa hẹp rất đa dạng, phức tạp và sẽ được trình bày ở phần sau.

Chế định về chế độ bầu cử là một trong những chế định quan trọng của Luật Hiến pháp. Chế định về chế độ bầu cử là tổng thể những quy phạm luật hiến pháp và các quy định điều chỉnh những quan hệ xã hội gắn với cuộc bầu cử vào cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan chính quyền địa phương. Các quy phạm pháp luật này chứa đựng trong hiến pháp, pháp luật về bầu cử. Đôi khi pháp luật bầu cử còn bao hàm quy phạm của một số ngành luật khác như Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Lao động.

Tất cả các quy phạm pháp luật, các quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội gắn với cuộc bầu cử được chia thành ba nhóm sau:

  • Nhóm thứ nhất, gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh thủ tục trao cho công dân quyền bầu cử.
  • Nhóm thứ hai, gồm tổng thể những quy phạm pháp luật, những quy định điều chỉnh việc tổ chức, tiến hành cuộc bầu cử.
  • Nhóm thứ ba, gồm những nguyên tắc, quy định của pháp luật điều chỉnh cách thức xác định kết quả và phương pháp phân ghế đại biểu.

Như vậy, các quy phạm pháp luật, các quy định của nhóm 1 và 2 điều chỉnh chế độ bầu ở nghĩa rộng, còn các quy phạm pháp luật của nhóm 3 điều chỉnh chế độ bầu cử ở nghĩa hẹp.

4. Cơ cấu, cách thức bầu cử Quốc hội và quy chế Nghị sĩ ở Hoa Kỳ:

4.1 Hạ nghị viện

Hạ nghị viện gồm các thành viên do nhân dân các tiểu bang tuyển lựa, hai năm một lần. Các cử tri tại mỗi tiểu bang phải hội đủ các điều kiện bắt buộc như đối với cử tri bầu cử đại diện vào viện có nhiều thành viên nhất của cơ quan lập pháp Tiểu bang (khoản 2 Điều 1). Tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hạ nghị viện là công dân Mỹ ít nhất được 7 năm, từ 25 tuổi trở lên và phải đang cư trú tại tiểu bang mình được tuyển lựa (khoản 2 Điều 1). Số dân biểu được phân cho các tiểu bang tương ứng với tỷ lệ dân số của từng tiểu bang và cứ 410.000 người thì có 1 dân biểu.

Theo quy định của Hiến pháp khi khuyết ghế dân biểu tại một tiểu bang thì cơ quan hành chính của tiểu bang này sẽ ban hành những quyết định tổ chức bầu cử bổ sung vào ghế khuyết đó.

Theo mục 3 Khoản 2. Điều 1 của Hiến pháp nguyên thủy là 30.000 dân/1 đại biểu. Tỷ lệ trên là từ năm 1965.

Chủ tịch’ Hạ nghị viện do Hạ nghị viện bầu ra có tên gọi là Speaker. Ngoài Chủ tịch viện. Hạ nghị viện còn bầu ra các chức vụ khác như chủ tịch các ủy ban thường trực của viện.

4.2 Thượng nghị viện

Nếu Hạ nghị viện đại diện cho các tầng lớp dân cư trong xã hội và bầu theo tỷ lệ dân số thì Thượng nghị viện đại diện cho quyền lợi của các tiểu bang. Các tiểu bang dù lớn hay nhỏ đều có hai đại biểu vào Thượng nghị viện. Các đại biểu này trước đây do Quốc hội lập pháp của mỗi tiểu bang tuyển lựa nhưng từ năm 1913 theo tu chính án 17 thì do nhân dân các bang bầu ra với nhiệm kỳ 6 năm. Các ứng cử viên vào Thượng nghị viện phải đủ ít nhất là 30 tuổi là công dân Mỹ ít nhất là 9 năm và phải là người đang cư trú tại bang tuyển lựa mình.

Theo quy định tại mục 2 khoản 3 Điều 1 Hiến pháp Hoa Kỳ thì nhiệm kỳ của các Thượng nghị sĩ không phải bắt đầu và kết thúc cùng một lúc. Các Thượng nghị sĩ được phân chia thành ba hạng. Ghế thượng nghị sĩ lớp thứ nhất sẽ khuyết vào năm thứ 2, lớp thứ hai vào cuối năm thứ 4 và lớp thứ ba vào cuối năm thứ 6 sao cho cứ hai năm 1/3 tổng số Thượng nghị sĩ lại được tuyển cử.

Trường hợp có những ghế khuyết vì từ chức hoặc vì những lý do khác, trong khi quốc hội lập pháp của tiểu bang có đại biểu đó nghỉ họp thì chính quyền hành pháp của tiểu bang đó có quyền bổ nhiệm tạm thời một người vào ghế khuyết cho tới khi quốc hội của tiểu bang nhóm họp và bầu bổ sung ghế khuyết đó.

Phó Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ theo quy định của Hiến pháp giữ chức chủ tịch Thượng Nghị viện nhưng không có quyền bỏ phiếu, trừ khi trường hợp số phiếu thuận và chống ngang nhau trong một cuộc biểu quyết (mục 4, khoản 3, Điều 1).

Trường hợp Phó Tổng thống vắng mặt, hoặc Phó Tổng thống đảm nhận nhiệm vụ Tổng thống thì Thượng nghị viện có quyền bầu một thành viên khác giữ chức chủ tịch lâm thời.

4.3 Những quy định chung cho hai viện

Hiến pháp quy định: thời gian, địa điểm và thể thức tuyển cử các Thượng nghị sĩ và các Dân biểu Hạ viện được định đoạt tại mỗi tiểu bang và do quốc hội lập pháp của tiểu bang đó quyết định. Nhưng

Quốc hội liên bang có quyền bất luận lúc nào ra đạo luật quy định hoặc sửa đổi những luật lệ tuyển cử của tiểu bang, trừ khoản định đoạt địa điểm bầu cử Thượng nghị sĩ (khoản 4 Điều 1).

Mỗi viện có quyền định đoạt về cuộc bầu cử của mình về kết quả của bầu cử đó, về điều kiện cần thiết của các Nghị sĩ. Đa số trong mỗi viện có quyền thành lập một ủy ban để tiến hành công việc nhưng một thiểu số trong mỗi viện cũng có quyền trì hoãn việc đó trong vòng một ngày và có quyết bắt buộc các Nghị sĩ khiếm diện tới họp, theo luật lệ hoạt động và theo quy tắc trừng phạt do mỗi viện định đoạt.

Mỗi viện có thể quy định các quy tắc xử phạt những hành động thiếu kỷ luật của các thành viên. Với sự nhất trí ít nhất là 2/3 số Nghị viên, Nghị viện có thể khai trừ một Nghị sĩ ra khỏi viện (mục 2, khoản 5 Điều 1 Hiến pháp Hoa Kỳ).

Mỗi viện, theo quy định của Hiến pháp giữ một cuốn “Biên bản nghị sự” ghi lại hoạt động của viện và thỉnh thoảng lại công bố các điều đã ghi ngoại trừ những đoạn mà viện xét thấy cần phải giữ bí mật. Cuốn “Biên bản nghị sự” này cũng sẽ ghi lại những phiếu thuận, phiếu chống của các thành viên và về bất cứ vâh đề nào, khi 1/5 nhân viên có mặt của mỗi viện yêu cầu ghi vào biên bản. Trong khóa họp của quốc hội không có một viện nào được quyền, ngoại trừ trường hợp có sự thỏa thuận với viện kia, nghỉ họp quá ba ngày và các viện cũng không được phép họp ở một nơi nào khác ngoài nơi họp đã quy định cho hai viện (mục 4 khoản, 5 Điều 1).

Quốc hội Hoa Kỳ phải nhóm họp ít nhất mỗi năm một lần và phiên nhóm họp đầu tiên sẽ vào ngày thứ hai đầu tiên trong tháng chạp ngoại trừ trường hợp quốc hội sẽ quyết định bằng một đạo luật quy định ngày khác.

Các nghị sĩ quốc hội Mỹ có quyền hưởng một khoản trợ cấp được định đoạt bằng một đạo luật và được thanh toán do ngân khố của hợp chủng quốc. Các nghị sĩ có quyền trong mọi trường hợp, ngoại trừ trường hợp phản bội, gây trọng tội hoặc phá rối an ninh, hưởng đặc quyền không bị bắt giam trong khi dự khóa họp của viện, trong khi tới viện họp và khi ở viện về. về các bài diễn văn họ có quyền không bị chất vấn tại bất kỳ một nơi nào khác (khoản 6 Điều 1).

Nhằm đảm bảo nguyên tắc phân chia quyền lực giữa lập pháp và hành pháp Hiến pháp năm 1787 của Hoa Kỳ đã quy định về sự không kiêm nhiệm của Nghị sĩ. Theo quy định tại mục 2, khoản 6 Điều 1 không một Thượng nghị sĩ hoặc một Dân biểu hạn viện nào, trong suối nhiệm kỳ của mình có quyền được bổ nhiệm giữ một chức vụ hành chính nào của Hợp chủng quốc và không một người nào đang giữ một chức vụ trong chính phủ hợp chủng quốc lại có thể là thành viên của quốc hội.