1. Khái niệm quyền con người

Những nghiên cứu hiện đại về quyền con người hầu hết đều bắt nguồn từ sự ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của Liên hợp quốc (1948).

Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất khoảng 500 ngôn ngữ. Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của Chiến tranh thế giới thứ hai và là tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân, được hưởng, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác (điều 2). Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị định thư không bắt buộc I và II. Năm 1966, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua hai Công ước trên, qua đó hoàn thành cơ bản Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế.

Tuyên ngôn đã không nêu ra một định, nghĩa xác định về quyền con người, có lẽ bởi một định nghĩa cụ thể sẽ khó được chấp nhận khi loài người vài tỉ người luôn luôn là vài tỉ ý kiến và cách nhìn nhận thế giới khác nhau. Tuyên ngôn đã chỉ đưa ra một danh sách các quyền con người và tự do cơ bản, mà tác giả James Nickel đã tập hợp lại thành các nhóm như sau: “Những quyền này có thể được chia ra thành sáu nhóm khác nhau: quyền an ninh (security rights) bảo vệ con người khỏi các tội ác như giết người, tàn sát, tra tấn, cưỡng đoạt; quyền tố tụng đúng luật (due process rights) bảo vệ con người khỏi sự lạm dụng hệ thống luật, như tông giam không xét xử và các hình phạt quá mức; quyền tự do (liberty rights) bảo vệ sự tự do trong các lĩnh vực như tín ngưỡng, ngôn luận, lập hội, tụ họp, và đi lại; quyền chính trị (political rights) bảo vệ sự tự do tham gia vào chính trị thông qua những hoạt động như tuyên truyền, hội họp, phản kháng, bầu cử, và tham gia các cơ quan công quyền; quyền bình đẳng (equality rights) bảo đảm tư cách công dân bình đẳng, sự bình đẳng trước pháp luật, sự không bị phân biệt đối xử; và quyền xã hội (hay an sinh) (social (or welfare) rights) đòi hỏi việc giáo dục cho mọi trẻ em và bảo vệ khỏi sự đói nghèo. Đây chưa phải là toàn bộ các quyền con người mà hiện tại thế giới chấp nhận và bảo vệ. Sau Tuyên ngôn, hàng loạt các công ước, hiệp định, v.v… đã ra đời, bổ sung và hoàn thiện về các quyền con người. Nếu xem xét dòng lịch sử những nghiên cứu về quyền con người, có thể thấy từ thời đầu tiên, những quyền con người được đề cập hết sức trừu tượng và khái quát (quyền tự do, quyền sống, quyền tư hữu), cho đến thời hiện đại, các quyền con người đã được cụ thể hoá, được nhìn nhận một cách chi tiết và do vậy mà có tính lịch sử.

2. Quyền con người không phải là một khái niệm trừu tượng

Quyền con người không phải là một khái niệm trừu tượng, đặc biệt trong thời kỳ hiện đại. Do được xem xét một cách chi tiết và hết sức cụ thể nên các quyền con người là những quyền của Luật sư của LVN Group hơn là những quyền trừu tượng của các nhà triết học. Nhận xét này của tác giả Nickel không phải là một lời không có căn cứ: trên thực tế, hầu hết các nghiên cứu hiện đại về quyền con người đều là những nghiên cứu mang tính pháp lý và việc thực hiện quyền con người (bảo vệ cũng như bảo đảm) muốn đạt đến một hiệu quả nhất định đều phải dựa trên nền tảng là pháp luật.

Các quyền con người còn đặt ra một vấn đề nữa rất đáng quan tâm: về tính phổ quát và tính đặc thù của quyền con người. Quyền con người và những quyền tự do cơ bản là có tính phổ quát, ở nghĩa đã là con người thì đều được hưởng, bất kể quốc tịch, màu da, giới tính, bất kể tôn giáo, cách nhìn về xã hội, bất kể địa vị xã hội và kinh tế. Nhưng quyền con người cũng có tính đặc thù của nó, ở chỗ những quyền trên nguyên tắc đó được áp dụng và có thể áp dụng đến đâu trong những bối cảnh đặc thù. Bởi không có con người trừu tượng. Con người là những con người, cụ thể, xương thịt, tồn tại trong những hoàn cảnh của riêng mình, cá biệt. Quyền con người có tính đặc thù còn thể hiện ở những quyền hướng đến những đối tượng đặc thù. Điều này đặc biệt đúng đối với những quyền được thừa nhận và mới được đưa vào danh sách các quyền con người. Ví dụ quyền của người thiểu số chỉ áp dụng đối với những người thuộc dân tộc thiểu số, quy định chỉ trục xuất người nước ngoài theo quy định của pháp luật thì chỉ áp dụng với người không phải dân bản địa và tuỳ thuộc vào luật pháp của từng quốc gia, V.V..

3. Cách nhìn về quyền con người của người châu Á

Theo tác giả p. J. Eldridge đã đề cập trong tác phẩm Chính trị về nhân quyền ở Đông Nam Á: “Tuyên bố Băng Cốc của các chính phủ châu Á khẳng định rằng dù nhân quyền về bản chất là phổ quát, thì chúng cũng được đặt trong bối cảnh của một quá trình năng động và đang tiến triển của việc xây dựng quy tắc quốc tế, không thể bỏ qua ý nghĩa của những tính đặc thù về quốc gia cũng như vùng, và nền tảng lịch sử, văn hoá, tôn giáo khác biệt nhau. Theo như cách nói của Thủ tướng Thái Lan, ông Chuan Leepkai thì cho dù chỉ có một tập hợp các quyền con người cơ bản cho mọi thành phần của thế giới, thì sự áp dụng (cũng phải) khác biệt do có sự khác biệt trong những nền tảng kinh tế – chính trị, lịch sử và văn hoá. Đối với cách nhìn này, người châu Âu có thể cảm thấy xa lạ, nhưng cũng là người châu Á vốn chung tâm thức cộng đồng cao hơn cá nhân, lại cùng ở những khu vực dễ bị tổn thương bởi những vấn đề sắc tộc, dân tộc, cần được chia sẻ cách nhìn này.

Việc xác định, luận chứng cho quyền con người là trách nhiệm của những nhà nghiên cứu và những người hoạt động bảo vệ nhân quyền, nhưng để cho quyền con người được thực hiện một cách chắc chắn và vững vàng, không thể không nói đến các cơ chế bảo đảm và bảo vệ chúng, tức là nói đến bình diện pháp lý của vấn đề. Chúng ta nhố lại câu trích dẫn trên của tác giả Nickel: các quyền con người hiện đại có thể nói là của các Luật sư của LVN Group hơn là các quyền trừu tượng của các nhà triết học.

Ở Việt Nam, cho dù quyền con người mới chỉ được quan tâm trong thời gian gần đây thì chúng ta cũng đã có khá nhiều sách về quyền con người từ khía cạnh luật học. Những tác phẩm đó đã đề cập khá đầy đủ các khía cạnh pháp lý của quyền con người các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở mọi cấp độ, các loại luật có vai trò xác định và thực hiện quyền con người (các công ước quốc tế, các công ước khu vực, Hiến pháp, luật hình sự, luật dân sự, v.v…), thực trạng và cách thức mà quyền con người được thực hiện ở các lĩnh vực luật pháp khác nhau. Liên quan đến đề tài của bài viết này, xin nêu ra vài nhận xét về khía cạnh pháp lý của quyền con người.

4. Cơ chế bảo vệ quốc tế

Trên phương diện quốc tế, có các thiết chế như các cơ quan chuyên trách của Liên Hợp Quốc, các văn kiện của Liên hợp quốc về vấn đề quyền con người và những thiết chế được tổ chức nhằm thực hiện nội dung của những vặn kiện đó, các cơ quan giám sát, tòa án hình sự quốc tế, v.v… Từ góc độ khu vực, ở mỗi khu vực khác nhau trên thế giới có các hình thức pháp lý thực hiện quyền con người khác nhau. Ví dụ ở châu Âu, đó là Hiến pháp của Liên minh châu Âu, Công ước về quyền con người ở châu Âu, Tòa án nhân quyền châu Âu (thiết chế mang tính chất ràng buộc) và Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu (thiết chế không mang tính ràng buộc)”. Riêng ở châu Á, như đã đề cập ở trên, chưa có một cơ chế khu vực thực thi các quyền con người. Dù sao, ở các tiểu khu vực, các văn kiện về quyền con người và các cơ quan đã bước đầu được hình thành, đánh dấu những bước tiến trong vấn đề quyền con người và nỗ lực khắc phục những mâu thuẫn giữa các vấn đề quyền con người và những vấn đề về văn hoá, tôn giáo, chính trị, sắc tộc, v.v…

5. Cơ chế bảo vệ quốc gia

Trên phương diện quốc gia, các thiết chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là hết sức đa dạng. Người ta kể đến trước tiên là nội dung của Hiến pháp (ở mỗi nước, Hiến pháp có ghi nhận các quyền và tự do cơ bản hay không), rồi đến các luật cụ thể, các cơ quan phụ trách các vấn đề nhân quyền (ví dụ uỷ ban quyền con người quốc gia), v.v… về các cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người cấp độ quốc gia, từ trước đến nay các quốc gia châu Âu (đặc biệt là Tây Âu và Bắc Âu) vẫn được đánh giá cao hơn cả. Những cơ chế đó ở các khu vực khác, nhất là châu Á, đểu là đối tượng của nhiều luồng dư luận khác nhau.

6. Đặc điểm của các cơ chế bảo vệ quyền con người

Có thể dễ dàng nhận thấy một điều rằng các cơ chế thực hiện quyền con người dù ở cấp độ nào cũng có một đặc điểm: không hoàn toàn tách biệt nhiệm vụ bảo vệ và nhiệm vụ thúc đẩy quyền con người. Chỉ có thể nói đến các cơ chế nghiêng về khía cạnh này hay khía cạnh kia trong việc thực thi quyền con người mà thôi. Chẳng hạn Toà án Hình sự quốc tế chủ yếu thực thi quyền con người ở phương diện bảo vệ, còn các cơ quan như uỷ ban về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (được thành lập từ Công ước về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ) và uỷ ban về quyền trẻ em (được thành lập từ Công ước quốc tế về quyền trẻ em) thì nghiêng về khía cạnh bảo đảm các quyền.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)