1. Tòa án của Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ là một Nhà nước Liên bang vì vây ở Hoa Kỳ có hai hệ thống Tòa án hoạt động song song: Tòa án Liên bang và Tòa án của các bang.
1.1 Hệ thống Tòa án Liên bang gồm có
Tòa án tối cao, Tòa phúc thẩm, Tòa án quận.
+ Tòa án tối cao (The Supreme Court) của Liên bang có thẩm quyền giải quyết các kháng nghị về quyết định của tất cả các Tòa án Liên bang. Thành phần của Tòa án này gồm 9 thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm với sự đổng ý của Thượng nghị viện. Một trong chín thẩm phán đó được bổ nhiệm làm Chủ tịch tòa án tối cao. Tòa án tối cao không phân chia thành các tòa chuyên biệt như hình sự, dân sự. Các thẩm phán đều là những người có trình độ hiểu biết pháp luật và chuyên môn xét xử cao. Quyết định của Tòa án lấy theo đa số (trên 50%) và ít phải có 6 thẩm phán tham gia xét xử.
Tòa án tối cao của Hoa Kỳ còn có thẩm quyền đặc biệt quan trọng. Nó có quyền phán xét tính hợp hiến hay không hợp hiến các đạo luật do quốc hội Mỹ ban hành. Nó có quyền tuyên bố một luật do Nghị viện ban hành là không hợp hiến, làm vô hiệu hóa văn bản pháp luật đó. Tòa án tối cao còn có quyền giải thích các đạo luật của Liên bang và sự giải thích này có hiệu lực pháp luật như một văn bản quy phạm pháp luật.
+ Tòa phúc thẩm (The court of appeal) được tổ chức theo vùng (circuit). Mỗi vùng gổm 3 Bang hoặc nhiều hơn. Toàn nước Mỹ có 11 tòa phúc thẩm Liên bang. Mỗi tòa phúc thẩm bao gồm từ 3 đến 15 thẩm phán, phụ thuộc vào khối lượng công việc của vùng. Các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm suốt đời. Các phiên tòa xét xử bao gồm 3 thẩm phán có thẩm quyền ngang nhau. Quyết định của Tòa phúc thẩm có thể bị khiếu nại lên tòa án tối cao.
+ Tòa án cấp thấp nhất của Liên bang là Tòa án quân sự (The District Court). Toàn nước Mỹ có 94 tòa án quận. Mỗi bang có từ 1 đến 4 tòa phụ thuộc vào công việc nhiều hay ít. Số lượng thẩm phán cấp quận có trong toàn Liên bang có khoảng 1300 người và mỗi bang có từ 1 đến 27 thẩm phán. Các tòa án quận có quyền xét xử hầu hết các vụ tranh tụng. Bản án hoặc quyết định của tòa án quận có thể bị đương sự đề nghị xem xét lại ở tòa án phúc thẩm. Nếu quyết định của tòa phúc thẩm vẫn chưa thỏa mãn đương sự, đương sự có quyền kháng cáo lên tòa tối cao.
Ngoài ra trong hệ thống tòa án Liên bang còn có các tòa án quân sự. Các tòa án này không hoạt động thường xuyên. Thông thường nó được thành lập để xem xét từng vụ việc, ở Hoa Kỳ tất cả các thẩm phán tòa án Liên bang đều do Tổng thống bổ nhiệm.
1.2 Hệ thống tòa án các bang gồm có
– Tòa án hòa giải, tòa án vi cảnh;
– Tòa án sơ thẩm của các quận;
– Tòa phúc thẩm;
– Tòa án tối cao.
Ngoài ra còn có tòa án thiếu nhi và một số tòa án chuyên môn khác.
- Các tòa hòa giải, tòa vi cảnh có thẩm quyền xét xử các vụ án nhỏ: về dân sự là các vụ tranh chấp có giá trị một vài trăm đôla; về hình sự như lái xe chạy quá tốc độ, lái xe trong tình trạng say rượu (chưa xảy ra tai nạn). Ở các tòa án này thông thường do một thẩm phán xét xử và thẩm phán có thể là một người không chuyên nghiệp.
- Các tòa sơ thẩm cấp quận là các tòa án tổ chức theo quận hoặc theo các vùng. Đây là cấp xét xử chủ yếu các vụ việc hình sự cũng như dân sự.
- Tòa phúc thẩm của các bang có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án do tòa án cấp quận xét xử. Quyết định của tòa phúc thẩm có thể bị kháng án lên tòa án tối cao.
- Tòa án cấp cao nhất của các bang là tòa án tối cao của bang. Đây là cấp kháng án cuối cùng ở các bang. Tòa án tối cao của bang cũng bao gồm 9 thẩm phán do thống đốc bang bổ nhiệm. Tòa án tối cao của bang có quyền xem xét tất cả các bản án bị kháng cáo của các tòa án trực thuộc. Các tòa án tối cao của các bang còn có quyền xét xử sơ thẩm và chung thẩm các vụ án phức tạp và quan trọng trong các bang của mình. Quyết định của tòa án tối cao của bang nếu có liên quan đến quyền lợi của Liên bang thì có thể bị kháng án lên tòa án tối cao của Liên bang.
2. Tòa án của Vương quốc Anh
Nền hành chính tư pháp của nước Anh được tổ chức trên cơ sở phân biệt Luật Hình sự và Luật Dân sự. Vì vậy việc xem xét các vụ án dân sự và hình sự được tổ chức khác nhau.
1.1 Các tòa án xem xét các vụ án dân sự
+ Tòa hòa giải (The Magistrate’s Courts)
Tòa hòa giải giải quyết các tranh chấp dân sự nhỏ. Ở nước Anh có khoảng một nghìn tòa hòa giải.
+ Tòa án quận (Country Court)
Nước Anh có 329 tòa án quận. Tòa án quận giải quyết sơ thẩm hầu hết các vụ tranh chấp dân sự nhỏ không thuộc thẩm quyền của tòa hòa giải. Tòa án quận là cấp có thẩm quyền cao hơn tòa hòa giải. Các quyết định của tòa án quận có thể bị kháng lên tòa dân sự của tòa phúc thẩm.
+ Tòa án cao cấp (The High Court)
Tòa án cao cấp không bị hạn chế thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Điều đó có nghĩa là tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm bất kỳ một vụ án dân sự nào. Một vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quận nhưng nếu mong-muốn đương sự có thể đề nghị tòa án cao cấp xét xử sơ thẩm.
Tòa án cao cấp chia làm 3 bộ phận xem xét các vụ việc dân sự: Tòa nữ hoàng, Tòa đại pháp quan và Tòa hôn nhân và gia đình.
– Tòa nữ hoàng (The Queen’s Bench Division) thông thường giải quyết các vụ án dân sự theo tiền lệ pháp. Tòa nữ hoàng còn xem xét các vụ án hình sự.
– Tòa đại pháp quan (The Chancery Division) do quan chưởng ấn (Lord Chancellor) phụ trách. Theo truyền thống từ lâu đời tòa này chuyên xét xử theo luật công bình (Equity) mặc dù về mặt pháp lý tòa này có thể xét xử theo tiền lệ pháp luật. Trên thực tế có rất nhiều vụ việc không thể phân định rạch ròi thuộc thẩm quyền của tòa nữ hoàng hay tòa đại pháp quan vì vậy có sự cạnh tranh thẩm quyền giữa hai tòa này;
– Tòa hôn nhân và gia đình (Family Division).
Tòa hôn nhân và gia đình xem xét các vụ việc liên quan đến ly hôn, phân chia tài sản sau khi ly hôn, vấn đề nuôi con, thăm con theo định kỳ, quyền và nghĩa vụ các bên sau khi ly hôn. Tóm lại là xem xét các vấn đề dân sự liên quan đêh hôn nhân và gia đình.
+ Tòa phúc thẩm – phân tòa dân sự (The Court of appeal- Civil division). Phân tòa dân sự của Tòa phúc thẩm có quyền xét phúc thẩm các bản án của các tòa án quận và tòa án cấp cao trong lĩnh vực dân sự bị kháng án.
+ Tào án tối cao (The supreme Court) trước ngày 1 tháng 10 năm 2009. Thượng nghị viện Anh (The House of Lords) là tòa phúc thẩm cao nhất và là cuối cùng của tòa án Anh quốc. Thượng nghị viện có thể xem xét các vụ án từ tòa phúc thẩm chuyển sang. Các bản án mặc dù đã được xử phúc thẩm nhưng nếu đưong sự tiếp tục kháng án thì Thượng nghị viện sẽ là cấp xử phúc thẩm cuối cùng. Mặt khác Thượng nghị viện Anh cũng có thể xử phúc thẩm trực tiếp các vụ án do tòa án cao cấp xét xử nhưng đương sự kháng án với điều kiện có sự chấp thuận của tòa phúc thẩm nhằm hạn chế sự phí tổn và tiết kiệm thời gian. Thủ tục xử phúc thẩm không qua tòa phúc thẩm như thế này người Anh gọi là “Leapfrog” (nhảy cừu). Ngày 1 tháng 10 năm 2009 Toà án tối cao được thành lập. Toà án tối cao bao gổm 12 thẩm phán do nữ hoàng bổ nhiệm theo đề nghị của Thứ trưởng. Toà án tối cao của liên hiệp Anh là Toà phúc thẩm cuối cùng và cao nhất đối với tất cả các vụ án trên tất cả các lĩnh vực dân sự, hành chính, thương mại lao động cũng như hình sự.
1.2 Các tòa án xem xét các vụ án hình sự
Ở Anh quốc các tòa án xem xét các vụ án hình sự bao gồm: Tòa vi cảnh, Tòa án Hoàng gia; phân tòa Nữ Hoàng của Tòa án cao cấp, Tòa phúc thẩm và Toà án tối cao.
+ Tòa vi cảnh (Magistrate’s Courts)
Ở Anh Quốc cũng như ở hầu hết các nước trên thế giới những hành vi vi phạm pháp luật (Offence) được chia thành những hành vi phạm tội (Indictable) và những hành vi phạm lỗi (Non-indictable). Việc phân chia này dựa trên mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Ớ Anh, Pháp và nhiều nước phương Tây những hành vi phạm lỗi như lái xe trong tình trạng say rượu, lái xe quá tốc độ quy định, lái xe vượt đèn đỏ là những hành vi vi phạm luật hình sự và chịu trách nhiệm hình sự. Những hành vi nói trên cùng với những hành vi phạm lỗi khác sẽ được xem xét ở tòa vi cảnh. Tòa vi cảnh xét xử nhanh, thủ tục đơn giản, không có sự tham gia của bồi thẩm, hình phạt được thi hành ngay. Hình phạt chủ yếu là phạt tiền từ 100 đồng bảng Anh trở xuống và phạt tù từ 6 tháng trở xuống. Những hành vi phạm tội như trộm cắp cũng có thể được xét xử ở tòa vi cảnh, không cần bồi thẩm. Một số hành vi phạm tội khác cũng có thể được xét xử nhanh ở tòa vi cảnh không cần bồi thẩm nếu như bị cáo đồng ý.
+ Tòa án Hoàng gia (Crown Court)
Những hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao như giết người, cướp của, lừa đảo, gây thương tích, hiếp dâm sẽ do tòa án Hoàng gia xét xử. Tòa án Hoàng gia được hình thành bởi các thẩm phán của tòa án cao cấp và một số thẩm phán của các tòa khác. Toàn nước Anh có 89 tòa Hoàng gia chuyên xét xử các vụ án hình sự. Tòa án Hoàng gia không những xét xử sơ thẩm mà còn có thể xử phúc thẩm các bản án do tòa vi cảnh xét xử mà bị kháng án.
+ Phân tòa Nữ hoàng của Tòa án cao cấp (Queen’s Bench Division of The High Court). Đây là Tòa án vùng được hình thành bởi ít nhất là hai thẩm phán của Tòa cao cấp. Tòa án này xử phúc thẩm các bản án của Tòa vi cảnh hoặc của Tòa án Hoàng gia khi đương sự cho rằng các tòa này đã không thực hiện đúng thủ tục tố tụng.
+ Tòa phúc thẩm – phân tòa hình sự (Court of appeal-Criminal Division)
Phân tòa hình sự của Tòa phúc thẩm có thẩm quyền rất lớn. Nó có thẩm quyền bác bỏ kháng nghị của bị cáo hoặc hủy bỏ bản án đã tuyên, có quyền kết án bị cáo về những tội phạm khác ngoài tội đã bị kết án. Nếu chỉ đơn thuần là những thiếu sót về mặt thủ tục thì Tòa án chỉ bác bỏ bản án khi việc sai sót đó đã dẫn đến việc xét xử sai.
+ Toà án tối cao (The Supreme Court)
Cũng như các vụ án dân sự, đối với các vụ án hình sự, các bản án đã xử phúc thẩm ở tòa phúc thẩm vẫn có thể bị kháng án lên cấp cuối cùng là Toà án tối cao. Toà án tối cao là Tòa xử phúc thẩm cao nhất và là cuối cùng các vụ án hình sự cũng như dân sự. Ở liên hiệp vương quốc Anh trước năm 2009 (trước khi thành lập Toà án tối cao) Thượng viện đảm nhận vai trò của Toà án tối cao.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan 1997
Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993
Hiến pháp Italia 1947
Hiến pháp Nhật Bản 1946
hiến pháp cộng hòa Xéc năm 1992
Đạo luật Liên bang Áo năm 1970
Trân trọng!