1. Chính sách ưu tiên khi tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi đã học xong cao đẳng sư phạm. Mới tốt nghiệp năm 2015. Tôi tình nguyện đi khám nhập ngũ quân sự. Tôi chưa viết đơn tình nguyện, nhưng đã khám sức khỏe ở xã xong. Liệu làm đơn tình nguyện có được ưu tiên hơn không?
Mong Luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn.

>>Luật sư tư vấn luật dân sự về nhập ngũgọi số:1900.0191

Trả lời:

Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

Về việc tham gia nghĩa vụ quân sự:

Căn cứ quy định tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì:

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Căn cứ vào Điều 4 của Thông tư số 148/2018/TT-BQP thì công dân nhập ngũ phải đáp ứng đủ các điều kiện về tuổi đời, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, tiêu chuẩn sức khỏe, học vấn.

Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân

1. Tuổi đời:

a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

b) Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi

Như vậy, bạn hiện đang ở độ tuổi từ 18 đến 25, đạt đủ điều kiện về tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, tiêu chuẩn sức khỏe, học vấn đã đủ điều kiện được đề cập ở trên thì bạn sẽ được xét nhập ngũ tùy thuộc vào kế hoạch gọi công dân nhập ngũ của năm, số lượng tuyển quân của địa phương bởi lứa tuổi được gọi nhập ngũ xét từ thấp đến cao.

Về quyền lợi sau khi nhập ngũ

Một trong những quyền lợi được hưởng của công dân sau khi xuất ngũ chính là được trợ cấp tạo việc làm. Quy định này được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, trong đó khoản 3 Điều này đề cập: “Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ Điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm”.

Điều 16 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề như sau:

“1. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:

a) Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;

b) Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

2. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định này.”

Cụ thể được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH về nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề:

“a) Thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP mà được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ đào tạo nghề (sau đây gọi là Thẻ) thì được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này tiếp nhận, tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp và chi hỗ trợ các nội dung sau:

– Chi hỗ trợ đào tạo quy định tại Điều 10 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

– Chi hỗ trợ tiền ăn, đi lại quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của Thẻ, giá trị còn lại của Thẻ (nếu có) chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.

b) Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.

c) Trong thời gian đào tạo nghề, nếu thanh niên thôi học (không tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp) thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày thanh niên đó thôi học.”

Như vậy, khi có thẻ đào tạo nghề thì bạn có thể hưởng những chế độ sau:

– Được hỗ trợ đào tạo quy định tại Điều 10 Thông tư số 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

– Được hỗ trợ tiền ăn là 30.000 đồng/người/ngày thực học;

– Được hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên. Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.

Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của thẻ đào tạo nghề, giá trị còn lại của thẻ đào tạo nghề (nếu có) chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của thẻ đào tạo nghề thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.

2. Cách đăng ký tình nguyện nhập ngũ sớm khi chưa đủ tuổi ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Xin hỏi: Hiện giờ trong tháng 9/2020 năm nay có đợt nhập ngũ em sinh năm 19/3/2003 còn thiếu 6 tháng tuổi e muốn tình nguyện nhập ngũ sớm có được không ạ ?
Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:

. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Bạn sinh năm 19/3/2003 còn thiếu 6 tháng tuổi muốn tình nguyện nhập ngũ sớm là chưa đủ điều kiện để đăng ký nghĩa vụ quân sự vì chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự theo luật mới là bao nhiêu ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Học hết cấp ba có được tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Em năm nay 18 tuổi em đang học 12 có nguyện vọng sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ đi tình nguyện nghĩa vụ quân sự . Vậy em có thể đi không ? Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi1900.0191

Luật sư tư vấn:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau:

Theo Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định Độ tuổi gọi nhập ngũ:

” Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”

Như vậy, Sau khi tốt nghiệp cấp 3 xong thì bạn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự vì lúc đó bạn đã đủ tuổi gọi nhập ngũ theo quy định hiện hành. Trong trường hợp này bạn muốn tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện thì bạn sẽ làm đơn gửi lên ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi bạn đang sinh sống.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Độ tuổi được tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự ?

Thưa Luật sư của LVN Group: Em năm nay18 tuổi em đang học 12 có nguyện vọng sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ đi tình nguyện nghĩa vụ quân sự. Vậy em có thể đi không ? Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định Độ tuổi gọi nhập ngũ: ” Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”

Như vậy, Sau khi tốt nghiệp cấp 3 xong thì bạn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự vì lúc đó bạn đã đủ tuổi gọi nhập ngũ theo quy định hiện hành. Trong trường hợp này bạn muốn tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện thì bạn sẽ làm đơn gửi lên ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi bạn đang sinh sống.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

5. Điều kiện để tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự ?

Thưa Luật sư của LVN Group! Xin hỏi khi đăng kí nộp đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự: công dân có đủ 4 điều kiện để tham gia một đơn vị mà mình mong muốn phục vụ nhưng đơn vị đó lại không thực hiện công tác tuyển công dân nhập ngũ trên địa bàn của công dân này đang sinh sống, vậy công dân này có được xét tuyển vào đơn vị mà mình tình nguyện tham gia không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , Theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015quy định việc bạn tự nguyện đi nhập ngũ , bạn có đủ 4 điều kiện để tham gia một đơn vị mà mình mong muốn phục vụ nhưng đơn vị đó lại không thực hiện công tác tuyển công dân nhập ngũ trên địa bàn của bạn đang sinh sống,vậy bạn có được xét tuyển vào đơn vị mà mình tình nguyện tham gia khi bạn viết đơn theo yêu cầu tự nguyện nhập ngũ vào đơn vị muốn tham gia từ đó đơn vị sẽ xét duyệt bạn có đủ yêu cầu và điều kiện mà đơn vị đó tuyển chọn hay không. Bên cạnh đó , Căn cứ vào Điều 4 của Thông tư số 148/2018/TT-BQP hướng dẫn tuyển chọn công dân nhập ngũ hàng năm thì công dân nhập ngũ phải đáp ứng đủ các điều kiện về tuổi đời, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, tiêu chuẩn sức khỏe, học vấn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự – Công ty luật LVN Group