1. Tình tiết giảm nhẹ vi phạm hành chính

Trong xử phạt vi phạm hành chính, những tình tiết sau được coi là tỉnh tiết giảm nhẹ:

1) Người vi phạm đã ngăn chặn, giảm bớt tác hại của vì phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bổi thường thiệt hại;

2) Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra;

3) Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

4) Vi phạm do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không tự mình gây ra hoàn cảnh đó;

5) Vị phạm do trình độ lạc hậu.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngoài các tình tiết nêu trên, Chính phủ có thể quy định tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ tại các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính.

2. Biện pháp thay thế xử lí vi phạm hành chính (xử lí chuyển hướng)

Đối tượng bị áp dụng biện pháp này là người chưa thành niên vi phạm hành chính trong những trường hợp đặc biệt mà pháp luật quy định người có thẩm quyền không cần phải xử phạt hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lí hành chính (Xem: Các Điều từ 138 đến 140 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 139 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012). Các biện pháp thay thế xừ lí vi phạm hành chính bao gồm:

– Biện pháp nhắc nhở: Đây là biện pháp được áp dụng thay thế cho biện pháp xử phạt cảnh cáo áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính “đã tự nguyện khai báo, thành thật hổi lỗi về hành vi vi phạm của mình’’.

– Biện pháp quản lí tại gia đình: Đây là biện pháp được áp dụng thay thế cho biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi hai lần ttở lên ttong sáu tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự với điều kiện (Xem: Điều 140 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012):

+ Đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

+ Môi trường sống của gia đình thuận lợi cho việc áp dụng biện pháp này;

+ Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện công việc quản lí và tự nguyện thực hiện công việc quản lí.

3. Các biện pháp xử lý hành chính

3.1 Giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Biện pháp này do chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng đối với những đối tượng vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 90 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 để quản lí giáo dục họ tại nơi cư trú ữong thời hạn từ ba tháng đến sáu tháng. Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức, phối hợp với cơ quan, tổ chức xã hội, đơn vị dân cư ở cơ sở và gia đình quản lí, giáo dục những đổi tượng vi phạm pháp luật nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai phạm để họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng.

Đổi tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm:

– Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có giáo dục hướng nghiệp, học nghề, sinh hoạt, giáo dục dưới sự quản lí, giáo dục của nhà trường.

Theo quy định của pháp luật, đối tượng bị đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

– Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự;

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự;

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đanh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Biện pháp này không được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

– Người không có năng lực ttách nhiệm hành chính;

– Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

– Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

3.2 Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

Biện pháp xử lí hành chính này do tòa án nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng đối với những người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản,

-Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được uỷ ban nhân dân cấp xã noi người đó cư trú xác nhận.

3.3 Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì xử lý thế nào?

Theo Điều 9 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

Điều 9. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản

1. Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản theo quy định tại Điều 75 Luật xử lý vi phạm hành chính, mà quyết định xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành, thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết được ghi trong giấy chứng tử; người bị mất tích được ghi trong quyết định tuyên bố mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản được ghi trong quyết định giải thể, phá sản. Quyết định thi hành gồm các nội dung sau:

a) Đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt, lý do đình chỉ; trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả tiếp tục thi hành.

2. Đối với hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì cá nhân, tổ chức đang quản lý tang vật, phương tiện vi phạm phải có trách nhiệm thi hành.

Đối với biện pháp khắc phục hậu quả, thì cá nhân là người được hưởng tài sản thừa kế được xác định theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế phải tiếp tục thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt.

Đối với tổ chức xử phạt bị giải thể, phá sản, thì quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị giải thể, phá sản để thi hành.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định này phải được gửi cho cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Thủ tục thi hành phần nội dung của quyết định xử phạt theo Điểm b Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ hai Luật xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp quá thời hạn thi hành quyết định mà cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều này không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện. Chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả được khấu trừ từ tài sản thừa kế mà người bị xử phạt để lại hoặc tài sản còn lại của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản và được coi là một trong những khoản chi phí ưu tiên thanh toán (nếu có).

5. Trường hợp người bị xử phạt chết không để lại tài sản thừa kế, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản không còn tài sản, thì việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.

6. Người thừa kế của người bị xử phạt chết, mất tích, người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản có quyền giám sát, khiếu nại khởi kiện đối với các chi phí tổ chức thực hiện và việc thanh toán chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều này.

4. Quy định về hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính

Theo Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt

1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

a) Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;

b) Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;

c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.

2. Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.

3. Trường hợp cá nhân đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 76 và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

4. Trường hợp cá nhân đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt theo quy định tại Điều 77 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước khi hết thời hạn hoãn ghi trong quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần, thì người đã ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người đề nghị; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

6. Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt.

7. Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt; giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.

Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.

8. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)