Công ty tôi nhận được thông báo đề nghị chi trả trợ cấp thôi việc cho thời gian ông A làm tại Công ty từ 11/1987 đến tháng 10/1998 với cách tính như sau: Hệ số 5.32 x 540.000đ = 2.872.800đ ( 540.000đ là lương tối thiểu chung) Trợ cấp thôi việc: 2.872.000đ x 11 năm x 1/2 = 15.800.400 đ. Hệ số lương 5.32 là mức lương của Công ty sau khi ông A nghỉ việc. Giai đoạn làm tại Công ty tôi, hệ số lương là 2.50 + 0.2 phụ cấp. Tôi biết là đã tính sai nhưng không biết tính đúng trong trường hợp trên là thế nào. Rất mong được hướng dẫn

Xin trân trọng cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật lao động công ty luật LVN Group.

Tính trợ cấp thôi việc khi chuyển công ty như thế nào ?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau: 

1. Cơ sở pháp lý: 

Quyết định 959/QĐ-BHXH thu bảo hiểm xã hội y tế thất nghiệp quản lý sổ bảo hiểm thẻ bảo hiểm y tế 2015

– Nghị định số: 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động 

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 6 Quyết định 959/QĐ-BHXH thì: “1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.”

Như vậy, nhân viên đang hưởng hệ số lương là 5.32, mức lương cơ sở là 540.000 đồng.

Tiền lương theo ngạch, bậc = 5.32 x 540.000 = 2.872.000 đồng.

Vì khi nhân viên đang làm ở công ty thứ nhất không có phụ cấp vì thế:

Tiền lương đóng BHXH = 2.872.000 đồng

Theo Nghị định số: 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (BLLĐ), có hiệu lực từ ngày 01/3/2015 thì vấn đề trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật 

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của NLĐ được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

– Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi thôi  việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Như 

Công thức tính trợ cấp thôi việc :

Tiền trợ cấp thôi việc

=

Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc

x

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc

x 1/2

Do vậy, công thức tính trợ cấp đối với nhân viên công ty bạn như sau = 11 năm x 2.872.000 đồng x 1/2.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bác vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư lao động.