1. Tổ chức bảo đảm đầu tư đa biên là gì?

Tổ chức bảo đảm đầu tư đa biên (MIGA) là tổ chức quốc tế được thành lập trên cơ sở Công ước MIGA (tháng 8.1995, có hiệu lực từ ngày 12.4.1998) nhằm bảo đảm cho các khoản đầu tư tránh được sự rủi ro phi thương mại.

Tổ chức bảo đảm đầu tư đa biên là giải pháp trung gian giữa một bên là nước của nhà đầu tư muốn sử dụng bảo đảm ngoại giao để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và một bên là nước nhận đầu tư. Thông qua tổ chức tổ chức bảo đảm đầu tư đa biên, việc bảo đảm đầu tư được thực hiện nhanh chóng, bớt phiền phức cho nhà đầu tư. Là tổ chức quốc tế có tư cách pháp nhân theo luật quốc tế và luật quốc gia của các nước hội viên, tổ chức bảo đảm đầu tư đa biên với tư cách là tổ chức bảo hiểm quốc tế hoạt động nhằm mục đích điều phối các nguồn vốn đầu tư vào mục đích sản xuất giữa các quốc gia hội viên, qua đó thúc đẩy việc chuyển vốn đầu tư tới các nước đang phát triển tạo lập được sức mạnh kinh tế của mình. Ngoài ra, tổ chức này còn góp phần tích cực tìm kiếm các thị trường mới để giải quyết các khủng hoảng thừa về hàng hoá, về lao động, tạo ra sự vận động các nguồn vốn đầu tư hợp lí.

2. Những thông tin về Cơ quan bảo lãnh Đầu tư đa phương?

Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA ) là một tổ chức tài chính quốc tế cung cấp bảo hiểm rủi ro chính trị và đảm bảo nâng cao tín dụng. Những bảo đảm này giúp nhà đầu tư bảo vệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trước rủi ro chính trị và phi thương mại ở các nước đang phát triển . MIGA là thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới và có trụ sở chính tại Washington, DC ở Hoa Kỳ .

MIGA được thành lập vào năm 1998 với tư cách là một tổ chức thành viên của Nhóm các Tổ chức thuộc Ngân hàng Thế giới với mục tiêu thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nền kinh tế mới nổi nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và cải thiện cuộc sống của người dân. MIGA thực hiện nhiệm vụ này bằng cách cung cấp dịch vụ bảo hiểm ro chính trị và tăng cường tín dụng cho các nhà đầu tư và các bên cho vay vốn.

Tính đến nay, MIGA có 181 nước thành viên, bao gồm 156 nước đang phát triển và 25 nước công nghiệp phát triển. MIGA có 2 hoạt động chính là bảo lãnh đầu tư và cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan tới đầu tư:

Hoạt động thứ nhất, MIGA nhận bảo lãnh các loại rủi ro phi thương mại trong đầu tư. Các sản phẩm bảo lãnh của MIGA có thể chia thành 02 nhóm:

– Nhóm 1: Nhóm sản phẩm bảo lãnh dự án đầu tư khu vực tư nhân: bao gồm: (i) rủi ro do Chính phủ nước nhận đầu tư hạn chế việc chuyển đổi từ bản tệ ra ngoại tệ mạnh; (ii) rủi ro do nước nhận đầu tư thực hiện quyền quốc hữu hóa hay thu bớt lợi nhuận do phân biệt đối xử; (iii) rủi ro do chiến tranh hay bất ổn định dân sự; (iv) rủi ro do bị Chính phủ làm gián đoạn hợp đồng.

– Nhóm 2: Nhóm sản phẩm bảo lãnh dự án đầu tư khu vực công: bảo lãnh rủi ro về nghĩa vụ tài chính của: (i) Chính phủ; (ii) Chính quyền địa phương; và (iii) doanh nghiệp nhà nước.

Hoạt động thứ hai, MIGA cùng với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cũng là tổ chức thuộc nhóm Ngân hàng thế giới lập ra Tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài (FIAS). Mục đích của FIAS là cung cấp các tư vấn chính sách nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư tăng cường khả năng tiếp cận vốn đối với các dự án đầu tư nước ngoài. Vai trò này giúp MIGA củng cố thêm vị thế là một tổ chức đa phương có thông tin và kiến thức sâu rộng, qua đó hỗ trợ MIGA thực hiện vai trò chính của mình là bảo lãnh cho các dự án.

3. MIGA hoạt động theo nguyên tắc

– Tập trung theo khách hàng: Phục vụ các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các chính phủ của nước nhà bằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp tự nhân và thúc đẩy đầu tư quốc tế.

– Tham gia quan hệ đối tác: Hợp tác với các công ty bảo hiểm, các cơ quan chính phủ và tổ chức quốc tế nhằm bổ sung cho nhau về mặt dịch vụ và các tổ chức quốc tế.

– Thúc đẩy tác động đối với phát triển: cố gắng cải thiện mức sống của người dân trong nền kinh tế nói trên.

– Đảm bảo lành mạnh tài chính: Cân bằng mục tiêu phát triển và mục tiêu kinh tế thông qua bảo hiểm tốt và quản lý rủi ro vững mạnh.

4. Vai trò của MIGA

– Tác động phát triển: Tạo ra việc làm tại địa phương, tạo thêm ngân sách từ thuế và chuyển giao khả năng bí quyết công nghệ, cơ sở hạ tầng được cài thiện gồm đường xá, điện, bệnh viện, trường học và nước sạch. MIGA hỗ trợ đầu tư nước ngoài (FDI), khuyến khích đầu tư trong nước và thúc đây doanh nghiệp địa phương cung cấp các mặt hàng và dịch vụ. MIGA vừa hỗ trợ vừa sử dụng các nguồn lực lớn khác khác từ nhóm ngân hàng thế giới, áp dụng tri thức chưa từng có về nền kinh tế đang phát triển trong dự án mà mình bảo lãnh.

– Một trung gian bảo hộ MIGA tác động đến việc giải quyết tranh chấp có thể xảy ra, đóng vai trò trung gian làm tăng lòng tin của các nhà đầu tư vào nến kinh tế đang trỗi dậy mà họ được bảo vệ trước những nùi ro phi thương mại MIGA là yếu tổ xúc tác quan trọng trong nên kinh tế FDI thông qua các khoản bảo lãnh hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ pháp lý. Từ khi bắt đầu MIGA đã bảo lãnh 500 dự án với 78 quốc gia đang phát triển, đến 6/2001 tổng số bào lãnh hơn 9 tỷ USD đem lai giá trị ước tính FDI tạo điều kiện từ khi MIGA hoạt động là 41 tỷ USD Dịch vụ trợ giúp kỹ thuật của MIGA cũng có vai trò không thể thiếu trong việc tạo ra chất xúc tác thu hút FDI thông qua việc giúp các nước phát triển trên toàn thể giới xác định và thực hiện các chiến lược thúc đây

Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) duy trì một chính sách công bố thông tin mà theo đó ngoài các vấn đề khác ra đòi hỏi phải xuất bản các báo cáo hàng quý, cung cấp thông tin tóm tắt về các dự án được bảo lãnh, gồm cả những chi tiết như tên và quốc tịch của nhà đầu tư, nhận dạng nước chủ nhà, khối lượng đầu tư và khối lượng và phạm vi bảo lãnh.

Các hợp đồng bảo lãnh chuẩn của MIGA, được sử dụng làm cơ sở để soạn thảo hợp đồng cho một dự án cụ thể, được cung cấp cho những người nộp đơn xin bảo lãnh và công chúng nói chung. Đồng thời, các mức phí cơ bản của MIGA cũng được công bố để giúp những người nộp đơn tiềm năng ước tính mức phí cho một khoản đầu tư dự kiến.

Việt Nam đã được công nhận là thành viên chính thức của MIGA vào tháng 11/1994. Tính tới nay, MIGA đã cấp bảo lãnh cho 9 dự án tại Việt Nam với tổng trị giá 1,1 tỷ USD. Cổ phẩn của Việt Nam trong MIGA là 388 cổ phần, tổng số phiếu bầu là 629, chiếm 0,29%.

5. Hoạt động của MIGA tại Việt Nam

Tổ chức Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực có sự tham gia và có vai trò ngày càng lớn của khu vực tư nhân trong ngành điện và các lĩnh vực truyền tải, và hỗ trợ phát triển tạo ra cơ hội thúc đẩy đầu tư.

– MIGA cũng đã tiến hành nghiên cứu tổng quan về các kinh nghiệm tốt nhất của thế giới và khu vực về thúc đẩy đầu tư để cung cấp cho cho Chính phủ. Tổ chức này cũng thiết kế và tiến hành các chương trình hỗ trợ kỹ thuật để thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam, bao gồm cả xây dựng và cho ra đời trang thông tin điện tử về môi trường và cơ hội đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

– MIGA hiện đang tìm kiếm khả năng hợp tác với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) để hỗ trợ cho các chương trình xây dựng năng lực thúc đẩy đầu tư cho các nước thành viên mới của ASEAN (trong đó có Việt Nam) nhằm làm giảm bớt khoảng cách phát triển giữa những nước này và các thành viên khác của ASEAN.

Tính đến ngày 28 tháng 02 năm 2003, tổng hỗ trợ của MIGA cho Việt Nam là 10 triệu USD. Số tiền này bao gồm cả một dự án viễn thông được bảo lãnh vào năm 2001. MIGA hiện cũng đang xem xét hỗ trợ cho một dự án năng lượng (lên đến khoảng 100 triệu USD).

6. Một số dự án tại Việt Nam được MIGA bảo lãnh

(i) MIGA đã phát hành một bảo lãnh cho hoạt động cải tạo và nâng cấp dự án quốc lộ 20BT20. Quốc lộ 20 là tuyến đường huyết mạch nối thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt. Việc nâng cấp và tu sửa tuyến đường này sẽ góp phần giảm chi phí đi lại và tăng cường an toàn đường bộ. Hoàn thành việc xây dựng đường cao tốc đúng thời hạn và đúng ngân sách.

Dự án phát triển giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp giảm thời gian lưu thông của xe tải trên Quốc lộ 91 từ 15 phút xuống 10 phút so với mục tiêu đề ra ban đầu là 13,5 phút.

(ii) Hỗ trợ của MIGA cho dự án Masan đã góp phần tăng cường an toàn thực phẩm và an ninh lương thực, tạo việc lam, doanh thu đáng kể từ thuế và các tiêu chuẩn về E&S được cải thiện. Dự kiến, các tác động tích cực của dự án sẽ được tích lũy cho các doanh nghiệp nằm trong chuỗi giá trị Masan (tức là các nhà cung cấp và mạng lưới phân phối)

7. Chiến lược mới của MIGA

Thông qua các sản phẩm bảo hiểm rủi ro chính trị và tăng cường tín dụng truyền thống Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) sẽ bổ sung thêm cho các khoản vay của Ngân hàng Thế giới bằng cách huy động đầu tư tư nhân, giúp chính phủ và có thể cả các doanh nghiệp nhà nước vay thương mại. MIGA cũng sẽ hỗ trợ các dự án khác của Nhóm Ngân hàng Thế giới hoặc trong các lĩnh vực mà Nhóm Ngân hàng Thế giới đang hỗ trợ nếu phù hợp. “MIGA sẵn sàng góp phần thực hiện những mục tiêu đầy tham vọng đề ra trong Khung đối tác quốc gia này. MIGA có thể triển khai tất cả các sản phẩm bảo hiểm rủi ro chính trị và hỗ trợ tín dụng tại Việt Nam và hi vọng giúp các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án mang lại tác động lớn tại Việt Nam, nhất là các dự án đầu tư vào năng lượng tái tạo”.( Theo ông Tim Histed, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á của MIGA)