CƠ SỞ PHÁP LÝ

Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan 1997

Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993

Hiến pháp Italia 1947

Hiến pháp Nhật Bản 1946

hiến pháp cộng hòa Xéc năm 1992

Đạo luật Liên bang Áo năm 1970

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Tổ chức bộ máy nhà nước của các chủ thể của Nhà nước liên bang

1.1 Cơ quan lập pháp

Cơ quan lập pháp của các bang có thể gồm một hoặc hai viện. Đa số chủ thể của các nhà nước Liên bang có Nghị viện bang gồm một viện. Các thành viên của Nghị viện (Hạ nghị viện) bang được bầu ra trên cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ từ 2 đến 4 năm. Số lượng thành viên Nghị viện bang thường từ 40 đến 60 người. Ở Ần Độ tùy theo bang số lượng thành viên cơ quan lập pháp của bang chênh lệch từ 60 đến 500 người.

Tên gọi Nghị viện bang được các nước sử dụng rất khác nhau. Cơ quan lập pháp bang (Legislature) – Ân Độ, Mỹ; Đại hội xứ – Áo, Liên bang Đức. Quốc hội lập pháp bang-Brazin; Hội đồng tỉnh- Italia.

Cách thức thành lập, cơ cấu tổ chức, trình tự hoạt động của Nghị viện bang được điều chỉnh bởi hiến pháp bang, bởi luật và quy chế do chính Nghị viện bang thông qua.

Nghị viện bang có Chủ tịch, các Phó chủ tịch và Đoàn thư ký. Nghị viện bang thành lập các ủy ban thường trực để giúp Nghị viện thực hiện chức năng của mình.

Thẩm quyền của Nghị viện bang tập trung ở các lĩnh vực lập pháp theo những vấn đề được quy định bởi hiến pháp liên bang hoặc bởi đạo luật liên bang như thành lập các cơ quan của bang (Chính phủ, Tòa án), giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp bang, thông qua ngân sách bang, phê chuẩn quyết toán ngân sách bang v.v…

1.2 Cơ quan hành pháp

Ở các nước Liên bang, đứng đầu cơ quan hành pháp bang là quan chức do nhân dân bang trực tiếp bầu ra hoặc được bổ nhiệm bởi Người đứng đầu nhà nước liên bang.

Đa số các nước Liên bang gọi Người đứng đầu bang là Thống đốc (Ấn Độ, Brazin, Mêhicô, Mỹ…). Theo Hiến pháp Ấn Độ năm 1950 Thống đốc bang do Tổng thống An Độ bổ nhiệm nhiệm kỳ 5 năm. Một người có thể làm Thống đốc của nhiều bang. Thống đốc bang bổ nhiệm Thủ tướng bang (Bộ trưởng chính). Theo đề nghị của Thủ tướng bang, Thống đốc bổ nhiệm các thành viên còn lại của Chính phủ bang. Ở Mỹ Thống đốc bang do nhân dân trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ 4 nãm (hiện nay có 3 bang Thống đốc có nhiệm kỳ 2 năm). Thống đốc bang đồng thời là người đứng đầu bộ máy hành pháp bang (Chính phủ bang), Thống đốc bổ nhiệm các thành viên khác trong bộ máy hành pháp bang. Ở Brazin thống đốc bang do nhân dân bang trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm.

Ở Cộng hòa Liên bang Nga người đứng đầu chủ thể Liên bang có các tên gọi như, Tỉnh trưởng, Tổng thống, Thị trưởng, Vùng trưởng. Tất cả các quan chức này do nhân dân trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ là 4 năm.

Ở Cộng hòa Liên bang Đức quan chức tương tự được gọi là Bộ trưởng – Tổng tl}ống.

Cơ quan hành pháp bang thực hiện những quyền hạn được quy định bởi hiến pháp, luật liên bang và bởi hiến pháp, luật của bang.

1.3 Cơ quan tư pháp

Một số nước liên bang có thành lập hệ thống tòa án bang bên cạnh hệ thống tòa án Liên bang (Mỹ, Canada, một số chủ thể của Liên bang Nga). Đứng đầu hệ thống tòa án bang là Tòa án tối cao bang. Hệ thống tòa án bang khi thực hiện chức năng xét xử có nhiệm vụ áp dụng pháp luật của bang. Hệ thống tòa án bang thường được xây dựng theo mô hình hệ thống tòa án liên bang, tức là theo cấp xét xử. Các thẩm phán tòa án bang thường được bổ nhiệm. Tuy nhiên có nước áp dụng phương pháp bầu thẩm phán. Ví dụ, trong số 50 bang của nước Mỹ có 26 bang áp dụng phương pháp bầu thẩm phán; thẩm phán của tỉnh Quêbếch (Canada) được chọn trong số các Luật sư của LVN Group bào chữa.

2. Ví dụ cụ thể: Cơ quan tư pháp ở Hoa Kỳ:

Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 dành Điều 3 để quy định về các cơ quan Tư pháp. Thẹo khoản 1 Điều 3 của Hiến pháp quyền tư pháp Hợp chủng quốc được trao cho một Tối cao pháp viện và các tòa án cấp dưới của nó. Các thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời và được hưởng một khoản lương không bao giờ bị sút giảm trong suốt thời kỳ tại chức.

Thẩm quyền Tư pháp Hoa Kỳ có phạm vi rộng bao gồm tất cả các sự vụ xét trên phương diện luật pháp và công lý dựa trên Hiến pháp và pháp luật Hoa Kỳ, các hiệp ước đã ký kết hoặc sẽ ký kết theo thẩm quyền của Liên bang, các vụ việc liên quan tới các đại sứ, các sứ thần và các lãnh sự, tất cả các sự vụ thuộc thẩm quyền luật pháp hàng hải và hải quân; những vụ tranh tụng trong đó chính phủ hợp chủng quốc là một trong các bên tranh chấp; những vụ tranh chấp giữa hai hay nhiều tiểu bang, giữa công dân của các tiểu bang, giữa công dân của cùng một tiểu bang tranh giành đất đai mà nhiều tiểu bang có quyền cấp phát; giữa một tiểu bang hoặc công dân của một tiểu bang với một ngoại bang hoặc công dân các chủ thể pháp luật của một ngoại bang Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 tất cả các vụ liên quan tới các đại sứ, các sứ thần và các lãnh sự và trong những vụ mà một tiểu bang là một bên tham dự thì Tối cao pháp viện sẽ có quyền xét xử sơ thẩm đổng thời chung thẩm. Đối với các vụ việc ngoài quy định trên đây Tối cao pháp viện có quyền xét xử phúc thẩm về hình thức cũng như nội dung (xem xét về mặt thủ tục xét, xử cũng như nội dung vụ việc) trừ những ngoại lệ mà quốc hội có thể quy định.

Mọi vụ trọng tội, ngoại trừ những vụ xét xử theo thủ tục đàn hạch (Impeachment) đều được xét xử bằng một bồi thẩm đoàn. Việc xét xử sẽ được tiến hành tại tiểu bang nơi trọng tội xảy ra; nếu các tội đó không xảy ra tại bất cứ một tiểu bang nào, vụ án sẽ được xét xử tại một hoặc những nơi mà quốc hội sẽ quy định bằng một đạo luật (khoản 2 Điều 3). BỊ cáo được quyền xét xử nhanh chóng và công khai, có quyền được biết về tính chất và lý do của sự buộc tội; được đối chất với người làm chứng buộc tội, được đòi hỏi sự có mặt của người làm chứng gỡ tội và được trạng sư biện hộ.

Đối với các vụ án xét xử theo tiền lệ pháp mà giá trị của vụ tranh chấp quá 20 đôla, quyền được xử bằng bồi thẩm đoàn sẽ được tôn trọng. Không một vụ án nào đã được bồi thẩm đoàn xử, lại phải xem xét một lần nữa tại một pháp đình của Hiệp chủng quốc một cách khác hon là chiểu theo điều khoản của tiền lệ pháp luật.

Hệ thống tòa án Hoa Kỳ như đã trình bày ở mục II Chương VII bao gồm 2 hệ thống Tòa án: Tòa án liên bang và tòa án các bang. Tòa án liên bang bao gồm Tòa án tối cao, 11 tòa phúc thẩm và 94 tòa án quận (sơ thẩm). Tòa án các bang bao gồm Tòa án tối cao, các tòa phúc thẩm, các tòa sơ thẩm của các quận và thấp nhất là Tòa án hòa giải, Tòa án vi cảnh.

Các thẩm phán Liên bang (khoảng 1400) gần như bao giờ cũng là những luật gia (Luật sư của LVN Group, hay giáo sư đại học) ưong số những người nổi tiếng nhất trong nước. Các thẩm phán liên bang có uy tín xã hội và nghề nghiệp rất lớn. Họ thuộc vào những quan chức Liên bang có tiền lương cao nhất, và ngành hành pháp không thể giảm bớt tiền lương của họ cũng như không thổ đề bạt họ. Tính độc lập của họ, do đó là hoàn toàn(1).

Ở mỗi tòa án quận có một viện công tố liên bang (US Attorney) làm việc dưới sự lãnh đạo của chưởng lý tối cao (Attorney General) là thành viên của chính phủ. Thẩm quyền của công tố viên bị giới hạn vào việc thi hành các luật Liên bang. Các công tố viên nhà nước tiến hành thủ tục buộc tội, còn sự chủ động được dành cho các bên và cho những Luật sư của LVN Group của mỗi bên trong tiến trình xét xử, hoặc vụ án được giải quyết bằng sự thương lượng của các bên. về mặt hình sự quyết định kết tội thuộc về một đọàn bồi thẩm (Grand Jury) bao gồm những công dân không phải là luật gia trên cơ sở những yếu tố bằng chứng do công tố viên tập họp. Thẩm phán lãnh đạo công việc xét xử, hướng dẫn đoàn bồi thẩm xét xử theo đúng quy định của luật pháp.

Sức mạnh của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ thể hiện ở những bản án| nghiêm khắc và tính độc lập của nó đối với quyền lực chính trị, tiêu biểu là vụ Wartegate và Irangate và những hình phạt về tội khinh thường tòa án (Contempt of court) không kiêng nể các quan chức cao cấp của Nhà nước kể cả Tổng thống Hoa Kỳ. Sức mạnh của nó còn thể hiện ở khả năng của Pháp viện tối cao Hoa Kỳ có thể phán xét tính hợp hiến của các đạo luật, có thể tuyên bố một đạo luật nào đó là vi hiến và làm vô hiệu hóa luật. Pháp viện tối cao Hoa Kỳ đã hủy bỏ 135 luật (do hai viện quốc hội đã thông qua và Tổng thống đã phê chuẩn).

Tuy nhiên, tòa án không thể can thiệp vào lĩnh vực lập pháp theo sáng kiến riêng của mình. Như Alexis de Tocqueville nhấn mạnh: “Khi một đạo luật không bị tranh chấp quyền tư pháp không có cơ hội nào để phán xét”. Tòa án chỉ có thể phán xét về tính hợp hiến của đạo luật khi có một công dân hay một pháp nhân nào đó khiếu kiện về luật này. Hơn nữa, tòa án không phải là không thể bị đụng chạm. Quốc hội có thể biểu quyết những đạo luật nhằm hạn chế quyền xét xử của Tòa án và đã nhiều lần đe dọa cách chức (Impeach) các thẩm phán.

Sự kiềm chế và đối trọng lẫn nhau giữa ba hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của Hoa Kỳ đã làm hạn chế rất nhiều việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan Nhà nước tối cao. Trong cơ chế kiềm chế và đối trọng Pháp viện tối cao Hoa Kỳ đã giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng quyền lực. Đúng như nhận xét xủa nhà Hiến pháp học nổi tiếng của Pháp Marie france Toinet: “Do nhạy cảm với những tương quan lực lượng chính trị, Tòa án tối cao bao giờ cũng chứng tỏ rất thận trọng và rất khiêm tốn trong việc sử dụng quyền hành của mình. Vì thế, nó chỉ tuyên bố là bất hợp hiến 135 luật Liên bang trong gần 40.000 luật được quốc hội thông qua trong khi đó, uy quyền tinh thần và ý thức sắc bén của nó về khả năng đem lại tính hợp pháp cho các quyết định của Nhà nước cũng đủ cho phép nó có trọng lượng đầy đủ đối với sự phát triển chính trị của nước Mỹ”.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group