Dưới sức ép cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp buộc phải thực hiện đa dạng các chiến lược kinh doanh, bao gồm các chiến lược thâu tóm, liên kết, chia nhỏ… nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường, thậm chí là triệt …
1. Khái quát chung về tổ chức lại doanh nghiệp
Dưới sức ép cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp buộc phải thực hiện đa dạng các chiến lược kinh doanh, bao gồm các chiến lược thâu tóm, liên kết, chia nhỏ… nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường, thậm chí là triệt tiêu cạnh hanh để tiến tới độc quyền. Các nhà kinh tế học quan tâm đến hiện tượng này nhằm lý giải động cơ, mục đích của các bên khi tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp và những thay đổi về quản trị doanh nghiệp trước và sau khi tổ chức lại doanh nghiệp. Trong khi đó, luật học quan tâm đến quyền sở hữu và quản lý nhà nước, cụ thể là chủ thể nào sẽ trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp sau khi tổ chức lại, quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết ra sao, mức độ cạnh tranh trên thị trường bị tác động như thế nào… Từ đó, Nhà nước xác định sự cần thiết điều chỉnh, cũng như mức độ và cách thức can thiệp những quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
2. Khái niệm tổ chức lại doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp phát sinh nhiều mối quan hệ khác nhau từ các quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp đến các quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng và Nhà nước. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội này, cũng như bảo vệ lợi ích của các chủ thể có liên quan, Nhà nước ban hành một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh về tổ chức lại doanh nghiệp.
Một cách khái quát nhất thì pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm các quy định về: (i) Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, (ii) Trình tự, thủ tục thực hiện từng hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, (iii) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan. Một trong những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2020 đó là không yêu cầu các công ty cùng loại mới được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách. Đây là điểm đổi mới hết sức quan trọng chi phối các vấn đề có liên quan khi tìm hiểu về tổ chức lại doanh nghiệp, điều này cũng góp phần thúc đẩy thị trường mua bán doanh nghiệp.
Hiện nay, nhiều tác giả cũng sử dụng thuật ngữ M&A (Mergers và Acquisitions) có ý nghĩa gần với khái niệm “tổ chức lại doanh nghiệp”. Từ góc độ kinh tế và chính sách cạnh tranh, M& A được hiểu như hoạt động tập trung kinh tế gắn với quá trình mà số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các hành vi sáp nhập, mua lại (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sàn xuất, làm thay đổi của cấu trúc thị trường cạnh tranh. Bản chất của M&A như hoạt động tập trung kinh tế là tăng thêm tư bản do hợp nhất nhiều tư bản hoặc một tư bản này thu hút một tư bản khác. Hiện tại ở Việt Nam, chưa có vãn bản pháp luật nào đưa ra giải thích cụ thể về hoạt động M&A mà chi có các khái niệm riêng rẽ về “sáp nhập”, “mua lại”, “hợp nhất” liên quan đến hoạt động M&A. M&A như một hiện tượng kinh tế cổ nghĩa rất rộng nhưng từ góc độ pháp lý và quản lý nhà nước, pháp luật chỉ lựa chọn điều chỉnh một số hoạt động M&A . M&A được quy định rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và hiện chưa có một khung pháp luật hoàn chỉnh và thống nhất điều chỉnh lĩhh vực này. Các giao dịch M &A, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể liên quan và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, về chứng khoán, về cạnh tranh, về đầu tư và luật hợp đồng.
3. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp
3.1 Sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
Bàn chất kinh tế của sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp là các hoạt động nhằm tích tụ tư bản, tăng sức mạnh thị trường cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau sáp nhập và hợp nhất có thể tiết kiệm được chi phí vận hành, chẳng hạn như bãi bỏ các phòng ban không cần thiết, tổ chức lại nhân sự, tận dụng đựợc nguồn khách hàng, năng lực tài chính, hệ thống phân phối, máy móc thiết bị, kinh nghiệm, uy tín kinh doanh… từ đó, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể từ chỗ là đối thủ cạnh tranh của nhau thì nay trở thành một doanh nghiệp với vị thế được khuếch trương hơn so với trước, giảm bớt được một hoặc một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thậm chí doanh nghiệp có thêm sức mạnh thị trường để đối phó với các doanh nghiệp khác. Sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp có ý nghĩa tích cực đối với tất cả các bên tham gia các hoạt động này.
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số công ty (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể họp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp sang công ty hợp danh, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất.
Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp từ công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
3.2 Đặc điểm của sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp :
3.2.1 Về chủ thể áp dụng:
Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định bắt buộc chỉ có các công ty cùng loại thì mới được hợp nhất hay sáp nhập với nhau. Luật doanh nghiệp năm 2020 đã mở rộng đối tượng công ty bị hợp nhất ra, thông qua việc cho phép các công ty không cùng một loại vẫn có thể hợp nhất hay sáp nhập với nhau. Do đó, việc sáp nhập hay hợp nhất có thể áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Và đặc biệt là công ty hình thành sau hợp nhất/sáp nhập không nhất thiết phải cùng loại với các công ty tham gia sáp nhập, hợp nhất. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định khác của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là có thể thực hiện việc chuyển đổi nên kết quả của việc hợp nhất hoặc sáp nhập công ty hợp danh chỉ có thể dẫn đến việc hình thành các công ty hợp danh mới.
3.2.2 Hệ quả của việc sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp:
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Đồng thời, theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại. Do đó, kết quả của việc sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp làm giảm số lượng chủ thể kinh doanh trên thị trường, nhưng góp phần tập trung tư bản, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty nhận sáp nhập và công ty mới hình thành từ việc hợp nhất doanh nghiệp.
Như đã trình bày ở trên, bàn chất của hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp vốn có thể là các đối thủ cạnh tranh của nhau thì thông qua các hoạt động sáp nhập/hợp nhất trở thành một thể thống nhất, qua đó làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường. Trong một số trường hợp nhất định, những hoạt động này có khả năng tác động đáng kể đến môi trường cạnh tranh, cho nên bên cạnh Luật doanh nghiệp thì pháp luật về cạnh tranh còn có những quy định nhằm kiểm soát hành vi này.
Từ góc độ pháp lý, Luật doanh nghiệp năm 2020 đặt ra ngưỡng phần trăm thị phần kết hơp của doanh nghiệp sau khi sáp nhập/hợp nhẩt để điều chỉnh, theo đó, nếu ngưỡng thị phần kết hợp này từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành thực hiện, còn nếu trên 50% trên thị trường có liên quan thì bị cấm thực hiện sáp nhập/hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác. Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh thì các hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp là những hành vi tập trung kinh tế, và bị kiểm soát khi thỏa mãn các điều kiện luật định. Điều kiện kiểm soát cùa Luật cạnh tranh năm 2004 nhìn chung tương đồng với Luật doanh nghiệp năm 2020 đối với hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp, đều dựa vào ngưỡng thị phần kết hợp của doanh nghiệp sau sáp nhập/hợp nhất.
Lưu ý, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty hợp nhất/công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất/công ty bị sáp nhập.
Giữa sáp nhập doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp cũng có những điểm khác biệt nhất định. Cụ thể, trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp thì các công ty bị hợp nhất sẽ chấm dứt sự tồn tại và sự hợp nhất này tạo ra một công ty mới; trong khi đó, đối với trường hợp sáp nhập doanh nghiệp thì các công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại, nhưng sự sáp nhập giữa các doanh nghiệp này không tạo ra một công ty mới, mà các công ty bị sáp nhập trở thành bộ phận của một công ty khác đã tồn tại trước đó (công ty nhận sáp nhập).
3.2.3 Thủ tục thực hiện:
Thủ tục thực hiện hoạt động sáp nhập và họp nhất doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020. Các doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội hợp nhất thành doanh nghiệp xã hội; Sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội vào doanh nghiệp xã hội. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp.
Trong các thủ tục này, một điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2020 liên quan đến vấn đề hợp nhất doanh nghiệp là trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất phải kèm theo bản sao của hợp đồng hợp nhất, Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất. Nếu như trong trường hợp chia hoặc tách doanh nghiệp là những trường hợp mang tính chất “nội bộ”, nhằm cơ cấu lại bên trong tổ chức của doanh nghiệp bị chia hoặc doanh nghiệp bị tách; đối với hợp nhất doanh nghiệp thì công ty bị hợp nhất cần phải có sự kết nối với bên ngoài, không còn là câu chuyện nội bộ của doanh nghiệp nữa. Do đó, khi các công ty bị hợp nhất liên kết/hợp tác với nhau thì hợp đồng hợp nhất chính là cơ sở pháp lý cho sự liên kết này, và các quyết định và biên bản họp của từng công ty bị hợp nhất chính là văn bản thể hiện ý chí của các bên trong quan hệ hợp nhất. Bên cạnh đó, chính sự liên kết/hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau có thể dẫn đến độc quyền hoặc tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh; cho nên, việc các nhà làm luật yêu càu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất cần phải có các tài liệu trên là hoàn toàn cần thiết, để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tương tự, cũng giống như trường hợp hợp nhất doanh nghiệp, điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2020 về vấn đề sáp nhập doanh nghiệp đó là các nhà làm luật quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập phải kèm theo bàn sao của hợp đồng sáp nhập, Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập, và Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cô phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập .
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group