1. Cơ sở xác định trách nhiệm của tổ chức quốc tế

Trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế xuất phát từ quyền nâng chủ thể luật quốc tế của tổ chức đó. Trách nhiệm pháp lý của tổ chức quốc tế được quy định trong:

– Điều ước quốc tế về thành lập tổ chức quốc tế.

– Điều ước quốc tế về nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ kể cả mặt trăng và các hành tinh năm 1967.

– Công ước về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại do phương tiện bay vũ trụ gây ra.

– Công ước Viên về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhăn năm 1963.

– Công ước Brúcxen về trách nhiệm cùa người tác nghiệp các tàu hạt nhân năm 1962…

Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế là:

– Tổ chức quốc tế và các nhân viên của tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của điều ước thành lập tổ chức, các điều ước quốc tế mà tổ chức là thành viên, quy định của pháp luật quốc tế và các văn bản pháp luật của quốc gia, nơi tổ chức quốc tế đóng trụ sở hoặc tiến hành hoạt động. Đây là cơ sở pháp lý của trách nhiệm của tổ chức quốc tế.

– Tổ chức quốc tế gây ra thiệt hại cho các tổ chức, các quốc gia khác hoặc các thể nhân, pháp nhân.

Như vậy, trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế phát sinh không phụ thuộc vào việc tổ chức quốc tế vi phạm hay nhân viên cùa tổ chức có hành vi vi phạm, đổng thời không phụ thuộc vào vấn đề: vi phạm luật quốc tế, quy chế điều lệ, hiến chương của chính tổ chức hay luật trong nước của quốc gia bị thiệt hại.

2. Thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế

Tổ chức quốc tê’ có thể gánh chịu trách nhiệm vật chất và trách nhiệm phi vật chất

Đối với trách nhiệm vật chất, nguồn kinh phí để tổ chức quốc tế có khả năng thực hiện trách nhiệm vật chất là các khoản đóng góp cùa các quốc gia thành viên. Trong thực tiễn hoạt động hiện nay đã hình thành 2 khuynh hướng thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế là:

– Xác lập trách nhiệm vật chất chung của tổ chức quốc tế và các quốc gia thành viên.

– Xác lập trách nhiệm vật chất riêng của tổ chức quốc tế.

So với trách nhiệm vật chất, trách nhiệm phỉ vật chất của tổ chức quốc tế ít được đề cập đến trong khoa học pháp lý. Song cũng có quan điểm cho rằng bất kỳ hình thốc nào cũng được phép áp dụng nếu không trái với đặc điểm của tổ chức quốc tế, (ví dụ như tước bỏ một số quyền và nghĩa vụ của tổ chức, thậm chí giải thể tổ chức đó).

Tổ chức quốc tế phải gánh chịu trách nhiệm đối với hoạt động của các cơ quan, thiết chế cũng như các nhân viên cùa tổ chức. Ví dụ, Liên hợp quốc đã ký các thoả thuận với các quốc gia nơi có trụ sở của các cơ quan Liên hợp quốc về bồi thường thiệt hại do hoạt động của nhân viên quân sự và lực lượng vũ trang Liên hợp quốc gây ra cho công dân và tài sản cùa các nước này.

Trái lại, tổ chức quốc tế có thể là chủ thể đưa ra yêu cầu về bồi thường thiệt hại do quốc gia, cơ quan, công dân nước sở tại gây ra cho nhân vỉên và cho tổ chức đó.

Trong kết luận tư vấn của Toà án Liên hợp quốc ngày 11/4/1949 về vấn đề bồi thường thiệt hại cho Liên hợp quốc trong hoạt động chức năng của tổ chức này đã chỉ rõ: Tổ chức quốc tế có thể đưa ra các yêu cầu đòi hỏi trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho tổ chức quốc tế này, ví dụ vụ kiên chống Israel vào năm 1949 khi những kẻ khủng bố cùa Israel đã giết đặc phái viên của Liên hợp quốc là huân tước Becnađốt.

Tóm lại, tổ chức quốc tế có thể chịu trách nhiệm pháp lý theo luật quốc tế cũng như luật quốc gia.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)