1.Đình chỉ xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
>> Xem thêm: Khám nghiệm hiện trường là gì? Khái quát chung về khám nghiệm hiện trường
Căn cứ theo quy định tại Điều 348 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 có quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm như sau:
1. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
2. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.
3. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã xét xử sơ thẩm, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
2. Khái niệm đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án phúc thẩm
>> Xem thêm: Lú luận về động cơ phạm tội trong vụ án hình sự ?
Cùng với sự phát triển ngày cành mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường trong xã hội cũng nảy sinh nhiều quan hệ xã hội phức tạp nhất là trong các quan hệ dân sự. Nếu như quy định của luật nội dung như Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật đất đai,..và những luật chuyên ngành khác là cơ sở pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh thì quy định của luật hình thức, cụ thể là Bộ luật tố tụng dân sự lại chính là cơ sở để đảm bảo cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh tại Tòa án được thực hiện một cách khách quan, hiệu quả.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, ở mỗi giai đoạn giải quyết Tòa án có thể thực hiện những biện pháp giải quyết sao cho phù hợp với tình hình thực tế của vụ việc và nằm trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép. Một trong những quy định đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án thường được Tòa án áp dụng chính là các quy định về việc đình chỉ. Hiện nay, theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, ở trong mỗi giai đoạn giải quyết vụ án phúc thẩm tùy theo từng căn cứ cụ thể, Tòa án có thể ra các quyết định đình chỉ khác nhau như: đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án phúc thẩm,…
Vậy, giữa đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án phúc thẩm có những đặc điểm đặc thù nào để phân biệt với nhau? Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, một trong những nguyên tắc cơ bản chính là chế độ hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm. Theo đó, đối với những bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nếu bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Như vậy, vụ án phúc thẩm trong tố tụng dân sự có thể được hiểu một cách khái quát chính là những vụ án đã được xét xử sơ thẩm tuy nhiên kết quả giải quyết của vụ án tại cấp xét xử sơ thẩm đã bị kháng cáo, kháng nghị và phải giải quyết tại cấp tiếp theo là phúc thẩm.
Tại giai đoạn phúc thẩm, theo quy định của pháp luật, quá trình giải quyết vụ án được thực hiện qua các giai đoạn như: Thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, tiến hành giải quyết vụ án. Vụ án dân sự giải quyết ở cấp phúc thẩm có thể được thực hiện trên cơ sở một trong ba phương án như đưa vụ án ra xét xử, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ xét xử vụ án tùy theo từng trường hợp. Như vậy, có thể xác định xét xử phúc thẩm bản chất là một trong những bước được thực hiện trong quá trình giải quyết của vụ án dân sự phúc thẩm.
Trên cơ sở đó, có thể hiểu bản chất của đình chỉ giải quyết vụ án phúc thẩm và đình chỉ xét xử phúc thẩm như sau:
Đình chỉ giải quyết vụ án phúc thẩm chính là trong quá trình giải quyết vụ án phúc thẩm Tòa án có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ không tiếp tục giải quyết vụ án phúc thẩm đó khi có căn cứ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, vụ án phúc thẩm sẽ được xóa tên trong sổ thụ lý.
Đình chỉ xét xử phúc thẩm chính là việc sau khi hết thời gian chuẩn bị xét xử, khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật, Tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
Như vậy có thể thấy rằng, đình chỉ giải quyết vụ án phúc thẩm sẽ chấm dứt các hoạt động tố tụng còn đình chỉ xét xử phúc thẩm không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ về mặt nội dung mà chỉ chấm dứt thủ tục tố tụng phúc thẩm. Nói cách khác, đình chỉ xét xử phúc thẩm làm chấm dứt hoạt động xét xử phúc thẩm nhưng đồng thời làm phát sinh hiệu lực pháp luật bản án, quyết định sơ thẩm, theo đó những quyền và nghĩa vụ trong bản án, quyết định sơ thẩm của đương sự phải được tôn trọng và thi hành.
3. Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án phúc thẩm
>> Xem thêm: Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”
Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án phúc thẩm được quy định cụ thể tại Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, bao gồm:
Thứ nhất, Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định đình chỉ xét xử đối với toàn bộ hoặc một phần vụ án nếu nguyên đơn, bị đơn không còn tồn tại (chẳng hạn như là cá nhân đã chết hoặc cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản) mà quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn, bị đơn không được kế thừa.
Thứ hai, đối với trường hợp toàn bộ hay một phần kháng cáo đã bị người kháng cáo rút, toàn bộ hay một phần kháng nghị được Viện kiểm sát rút lại thì Tòa án có thẩm quyền cũng ra quyết dịnh đình chỉ xét xử phúc thẩm theo quy định.
Thứ ba, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
4. Căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm theo quy định của pháp luật
>> Xem thêm: Mớm cung là gì ? Quy định của pháp luật về hành vi mớm cung
Theo quy định tại Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, đối với trường hợp toàn bộ hay một phần kháng cáo đã bị người kháng cáo rút, toàn bộ hay một phần kháng nghị được Viện kiểm sát rút lại thì Tòa án có thẩm quyền cũng ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm theo quy định.
Thứ hai, người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà không có mặt theo quy định (trừ trường hợp có đơn xin xét xử vắng mặt, hoặc có lý do chính đáng) hoặc trong vụ án này đồng thời còn có người khác kháng cáo hoặc có Viện kiểm sát kháng nghị.
5. Thẩm quyền và thời điểm áp dụng đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án phúc thẩm
>> Xem thêm: Vướng mắc trong nhập, tách vụ án hình sự – Một số kiến nghị
Về thời điểm áp dụng đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thủ tục phúc thẩm chỉ được áp dụng trong phiên tòa phúc thẩm. Do xuất phát từ tính chất của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thủ tục phúc thẩm là quyết định đến số phận pháp lý của bản án sơ thẩm, nên nó phải được quyết định ở phiên tòa phúc thẩm.
Về thời điểm áp dụng đình chỉ xét xử phúc thẩm có thể trước phiên tòa tức là giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm.
Theo quy định tại Điều 308, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, việc đình chỉ giải quyết vụ án phúc thẩm và đình chỉ xét xử phúc thẩm đều thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm.
Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án phúc thẩm và đình chỉ xét xử phúc thẩm
a. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sẽ có hậu quả sau:
Thứ nhất, đương sự không có quyền khởi kiện lại đối với vụ án đã bị đình chỉ với cùng yêu cầu với lần khởi kiện đã bị đình chỉ trước đó, trừ các trường hợp sau đây:
– Người khởi kiện đã đáp ứng đủ năng lực hành vi tố tụng dấn sự, đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật
– Có thể khởi kiện lại với những yêu cầu về ly hôn, thay đổi nuôi con, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, thay đổi về người quản lý tài sản, di sản, người giám hộ. Hoặc đối với những vụ án trước đó Tòa án chưa chấp nhận mà theo quy định của pháp luật có thể khởi kiện lại liên quan đến đòi tài sản, tài sản thuê, mượn, ở nhờ.
– Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án sau khi cung cấp được đầy đủ và chính xác về địa chỉ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
– Trường hợp người khởi kiện đã rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình hoặc trường hợp nguyên đơn vắng mặt không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, không có lý do chính đáng khi đã được triệu tập từ lần thứ 2.
Thứ hai, tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp sẽ được trả lại cho họ, trừ các trường hợp do nguyên đơn, bị đơn đã chết hoặc không còn tồn tại (đối với tổ chức) hoặc nguyên đơn đã triệu tập lần hai mà vẫn vắng mặt thì sẽ được sung vào công quỹ nhà nước theo quy định.
b. Hậu quả của việc đình chỉ xét xử phúc thẩm theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đối với những vụ án đang được giải quyết theo cấp phúc thẩm khi có căn cứ pháp luật quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm sẽ dẫn đến việc bản án sơ thẩm trước đó sẽ được giữ nguyên và phát sinh hiệu lực theo đúng quy định của pháp luật.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, mọi nội dung còn nhầm lẫn, chưa hiểu , còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group