1. Khái quát chung về tòa án quốc tế về Luật biển

Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) là cơ quan giải quyết tranh chấp theo Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.

2. Cơ cấu tổ chức

Thành phần của Toà án quốc tế về luật biển gồm 21 thành viên có nhiệm kì 9 năm (có quyền tái cử). Các thành viên này phải là những người có kiến thức chuyên sâu về luật biển, có đức tính liêm khiết, trung thực và có thái độ công bằng, vô tư. Việc tuyển chọn được tiến hành trên nguyên tắc bỏ phiếu kín và phải đảm bảo có đại diện của các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới, có tính đến sự phân bổ công bằng cho các khu vực địa lí.

Phụ lục VI của UNCLOS quy định ITCLOS phải bao gồm ít nhất ba thẩm phán từ mỗi nhóm khu vực do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc phân chia. Có 5 nhóm khu vực là châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Mỹ Latinh và Caribe, Đông Âu, Tây Âu và các nước khác

Việc bầu thành viên mới được tổ chức ba năm một lần đối với 1/3 số thẩm phán của ITLOS theo hình thức bỏ phiếu kín. Thành phần của tòa án phải đại diện cho các hệ thống pháp lý chủ yếu trên thế giới, đảm bảo phân bố công bằng về mặt địa lý.

Theo thỏa thuận giữa các nước, 21 thẩm phán của ITLOS sẽ bao gồm 5 đại diện từ châu Á, 5 người từ châu Phi, 4 người từ các nước Mỹ Latinh và Caribe, 4 người từ Tây Âu và nước khác, cùng ba đại diện từ Đông Âu. Trước khi tiến hành bỏ phiếu năm 1996, các nước thành viên UNCLOS đã thông qua đề xuất này bằng sự đồng thuận.

Dù ngày càng nhiều nước tham gia UNCLOS, sự khác biệt đáng kể về số lượng quốc gia trong 5 nhóm khu vực vẫn không thay đổi, khi châu Á và châu Phi vẫn đông nhất. Do đó, tại hội nghị UNCLOS lần thứ 17 vào tháng 6/2007, hai nhóm khu vực châu Á và châu Phi đã đệ trình một đề xuất chung, đề nghị mỗi nhóm được trao tối thiểu 5 ghế tại ITLOS dựa trên “sự gia tăng đáng kể” số lượng thành viên UNCLOS tại hai khu vực này.

Điều này đồng nghĩa với việc 6 ghế của ITLOS có thể được đảm nhiệm bởi những thẩm phán tới từ bất cứ đâu. Thêm vào đó, số lượng quốc gia thành viên UNCLOS trong mỗi nhóm khu vực chênh lệch khá lớn, như nhóm châu Á – Thái Bình Dương có tới 55 thành viên, trong khi nhóm Tây Âu và các nước khác chỉ gồm 29 thành viên.

Vì vậy, việc bầu thẩm phán đã trở thành một vấn đề phức tạp của ITLOS kể từ khi tòa án được thành lập, thúc đẩy các nước thành viên UNCLOS tìm cách giải quyết. Trong cuộc bầu cử đầu tiên vào năm 1996 tại New York, Mỹ, chủ tịch cuộc họp giữa các thành viên UNCLOS đã đưa ra một đề xuất, nhằm “hòa hợp yêu cầu về địa lý trong thành phần của ITLOS, cũng như tạo điều kiện cho tất cả ứng viên có cơ hội bình đẳng để tranh cử”.

3. Tính pháp lý

Quyết định của toà án có tính chất chung thẩm, các bên tranh chấp phải có nghĩa vụ tuân thủ.

Quy chế của toà án quốc tế về luật biển được ghi nhận trong Phụ lục VI – bộ phận cấu thành Công ước luật biển 1982. Công ước luật biển 1982 cũng quy định những trường hợp ngoại lệ mà quốc gia thành viên không có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp theo cơ chế bắt buộc, trong đó có cơ chế toà án (Điều 298 Công ước 1982).

Tòa án giúp bảo vệ luật biển quốc tế

Tòa án Quốc tế về Luật Biển được coi là mắt xích quan trọng trong hệ thống giúp giải quyết mâu thuẫn về cách diễn giải hoặc áp dụng UNCLOS.

168 thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) hôm 24 và 25/8 bỏ phiếu bầu 7 thẩm phán mới của Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), bao gồm những thẩm phán tới từ các nước Trung Quốc, Malta, Italy, Chile, Cameroon, Ukraine và Jamaica.

ITLOS, trụ sở tại thành phố Hamburg, Đức, là một cơ quan liên chính phủ được thành lập theo UNCLOS, với những thẩm phán đầu tiên được các quốc gia thành viên UNCLOS bầu ra vào ngày 1/8/1996. Các bên tham gia tố tụng không nhất thiết phải là quốc gia hoặc tổ chức quốc tế, mà có thể là thể nhân hoặc pháp nhân.

ITLOS được coi là một phần quan trọng trong hệ thống giải quyết tranh chấp toàn diện mà các nước thành viên UNCLOS đã nhất trí tuân thủ nhằm xử lý bất đồng. Quyền tài phán của ITLOS bao gồm tất cả tranh chấp liên quan tới cách diễn giải và áp dụng UNCLOS, như việc phân định ranh giới trên biển hay tư vấn pháp lý về mục đích của Công ước.

4. Thủ tục và thẩm quyền của Tòa Trọng tài quốc tế về Luật biển

ITLOS là một cơ quan tài phán riêng biệt do Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 thiết lập, nhằm giải thích các điều khoản và việc áp dụng Công ước. ITLOS đặt trụ sở chính thức tại Ham-bua, Cộng hoà liên bang Đức. Số thành viên của Toà án gồm 21 quan toà độc lập được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực luật biển. Công ước Luật biển của Liên hiệp quốc là Công ước đầu tiên quy định thủ tục hòa giải bắt buộc và thủ tục bắt buộc giải quyết tranh chấp bằng tài phán, song Công ước cũng cho phép các bên tự lựa chọn các cơ quan tài phán quốc tế. Điều 287 quy định, khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, quốc gia được quyền tự do lựa chọn – dưới hình thức tuyên bố bằng văn bản – một hay nhiều biện pháp sau:

a) Đưa ra ITLOS

b) Đưa ra Toà án công lý quốc tế (ICJ)

c) Đưa ra một Toà Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước

d) Đưa ra một Toà Trọng tài đặc biệt để giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt như nghiên cứu khoa học biển, nghề cá, giao thông biển… được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước.

Quyền tự do lựa chọn cũng có thể hàm ý tồn tại tình huống không lựa chọn một biện pháp nào. Khi đó, theo Điều 287, khoản 3 của Công ước, một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố còn hiệu lực bảo vệ thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài trù định ở Phụ lục VII. Ngược lại, quyền tự do lựa chọn cũng dẫn tới tình huống một quốc gia có thể tuyên bố chấp nhận một thủ tục duy nhất, hoặc hai hay nhiều thủ tục cùng lúc. Ví dụ, Vương quốc Bỉ khi ký Công ước ngày 5/12/1984 đã chấp nhận theo thứ tự: Toà Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước; Toà Trọng tài quốc tế về Luật biển; Toà án công lý quốc tế. Nga, Ucraina và Beloruxia chọn Toà Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước nhưng bảo lưu một số vấn đề cho thủ tục trọng tài đặc biệt. Capt Vert, Oman và Uruguay chọn Toà Trọng tài quốc tế về Luật biển và thứ hai là Toà án Công lý quốc tế. Như vậy sẽ có vấn đề cạnh tranh giữa danh nghĩa xét xử dựa trên Điều 287 của Công ước và danh nghĩa khác phù hợp với Điều 36 khoản 2 Quy chế của Toà án Công lý quốc tế.

Theo Điều 21 Quy chế của ITLOS thì Tòa có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu được đưa ra Toà theo đúng Công ước, và đối với tất cả các trường hợp được trù định rõ trong mọi thoả thuận khác, giao thẩm quyền cho Toà án.

Tóm lại, ITLOS có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển: (i) giữa các quốc gia tuyên bố bằng văn bản lựa chọn Tòa. Đây là thẩm quyền được xác định trước khi xảy ra tranh chấp. Khi tranh chấp xảy ra, một Bên liên quan và đã có tuyên bố bằng văn bản lựa chọn Tòa có quyền đơn phương kiện Bên tranh chấp với mình ra Tòa với điều kiện Bên tranh chấp này cũng đã có tuyên bố bằng văn bản chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa; (ii) giữa các quốc gia tranh chấp có cùng thỏa thuận lựa chọn ITLOS bằng một thỏa thuận song phương hoặc đa phương.

Ngoài ra, trong trường hợp nếu được sự thoả thuận của tất cả các bên trong một hiệp ước hay một Công ước đã có hiệu lực có quan hệ đến một vấn đề do Công ước Luật biển đề cập, thì bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng hiệp ước hoặc Công ước đó cũng có thể được đưa ra ITLOS theo đúng như điều đã thoả thuận.

Theo Điều 297 của Công ước Luật biển, ITLOS có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với các quyền tự do của các quốc gia khác về hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; đối với nghiên cứu khoa học biển; đối với các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên Công ước lại cho phép các quốc gia khi ký kết, phê chuẩn hay tham gia Công ước, hoặc ở vào bất kỳ thời điểm nào sau đó, có thể tuyên bố bằng văn bản rằng mình không chấp nhận ITLOS (hoặc các Tòa trọng tài hay Tòa án Công lý quốc tế) có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15 (phân định lãnh hải), 74 (phân định vùng đặc quyền kinh tế) và 83 (phân định thềm lục địa) hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử. Như vậy, nếu không có sự thỏa thuận của các quốc gia, ITLOS cũng như các Tòa khác không thể xem xét một vụ tranh chấp nào liên quan đến chủ quyền và các quyền khác trên một lãnh thổ đất liền hay đảo.

Ngoài thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, ITLOS cũng có thẩm quyền đưa ra các kết luận tư vấn. Theo Điều 138 khoản 1 của Quy chế, Tòa có thể đưa ra kết luận tư vấn về một vấn đề pháp lý nếu một thỏa thuận quốc tế liên quan đến mục đích của Công ước có quy định đặc biệt về việc đệ trình lên Tòa yêu cầu có được một kết luận tư vấn như vậy.

Có thể thấy, Kể từ khi UNCLOS có hiệu lực vào năm 1994 tới nay, 29 vụ đã được đệ trình lên ITLOS, bao gồm cả tranh chấp và tư vấn, liên quan đến một loạt vấn đề pháp lý, từ phân định ranh giới trên biển, cải tạo đất đến nêu ý kiến về trách nhiệm và nghĩa vụ quốc gia. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp ITLOS giải quyết liên quan tới việc thả nhanh những tàu bị bắt vì nghi ngờ đánh cá trái phép.

Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)