Em em đã bị bắt giam và hiện tại đang bị giam giữ tại Nhà Giam Chí Hòa quận 10, TP. HCM từ ngày 28/05/2014 tới nay . Vậy tội của em trai em tới ngày ra tòa có được lãnh Án treo không?

Từ lúc bị bắt tới nay, Gia đình em có chạy để xin bảo lãnh em ra nhưng số tiền Công An đòi quá nhiều (100 triệu đồng).Cho đến ngày hôm qua  24/07/2014, thì gia đình em đưa cho Công An : 5 triệu đồng để làm phí gặp mặt thì mới dược vào thăm nuôi em trai em được 15 phút.

Trong khi đó, theo em trai kể lại, ở trong tù em bị mấy người tù nhân cũ đánh đập dã man. Vậy gia đình em nên làm thế nào?

Chân thành Và cảm ơn chị!

Người gửi: LTH tham

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:   1900.0191

Tư vấn xử lý hành vi thi hộ người khác ?

Tư vấn xử lý hành vi thi hộ người khác – Ảnh minh họa

Trả lời:

Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Công ty. Về vấn đề của bạn, công ty xin giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ Luật hình sự

– Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt

Luật tố cáo năm 2011

2. Nội dung phân tích:

Về điều kiện hưởng án treo:

Án treo được quy định tại Điều 60 Bộ Luật hình sự như sau:

Điều 60.  Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người  được hưởng án  treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người  được hưởng án  treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

 5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.”

Theo đó, căn cứ quy định tại  Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP thì điều kiện được hưởng án treo gồm:

” a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.
Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.
c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.
d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.

Như vậy, người phạm hai tội (đều là tội ít nghiêm trọng) và đã bị tạm giam thì vẫn có thể được hưởng án treo nếu có đủ điều kiện nói trên, tuy nhiên, tòa án chỉ cho người đó hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù.

Về việc em bạn bị đánh trong tù:

Nếu sự việc là có thật. Em bạn hoặc gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan công an nơi em bạn bị tạm giam để giải quyết.

Thủ tục tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật tố cáo năm 2013 như sau:

Về hình thức tố cáo được quy định tại Điều 19:

” Điều 19. Hình thức tố cáo

1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.

2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.

3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.”

( Bạn tham khảo:  Mẫu đơn Tố cáo )

Về thời hạn giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 21 như sau:

” Điều 21. Thời hạn giải quyết tố cáo

1. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

2. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.”

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.

Hy vọng gia đình bạn sẽ sớm giải quyết được vấn đề!

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group  

——————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:

1. Dịch vụ Luật sư của LVN Group, tư vấn pháp luật;
2. Luật sư tư vấn pháp luật hình sự;
3. Dịch vụ Luật sư của LVN Group bào chữa tại tòa án;
4. Luật sư tranh tụng các vụ án hình sự;
5. Luật sư tư vấn thu hồi nợ cho doanh nghiệp;
6. Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực hình sự;