1. Thủ tục đứng tên một mình trong sổ đỏ làm như thế nào?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi muốn mua một mảnh đất ở, Tôi muốn đứng tên một mình chồng tôi cũng đồng ý, vả lại chồng tôi không có tên trong hộ khẩu mà chỉ có tên hai mẹ con. Vậy đất tôi muốn đứng tên một mình trong sổ đỏ thì thủ tục như thế nào có rắc rối không thưa Luật sư của LVN Group?
Xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi!
Người gửi: phuongtrang Dotran

.Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật của Công ty Luật LVN Group.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Bạn thân mến, pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc phải đứng tên hai người trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên thực còn nhiều trường hợp trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên một người. Tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP có quy định:

“Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng”.

Theo đó, bạn có thể một mình đứng tên trong sổ đỏ. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn được sang tên sổ đỏ trong trường hợp mua bán đất. Sang tên sổ đỏ là việc chuyển toàn bộ quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp từ tổ chức, cá nhân, hộ gia đình này sang tổ chức, cá nhân hộ gia đình khác. Bạn có thể thực hiện thủ tục theo Luật đất đai năm 2013 như sau:

Bước 1: Bạn và bên bán liên hệ phòng công chứng nơi có tài sản nộp hồ sơ, yêu cầu công chứng hợp mua bán nhà đất.

Bước 2: Sau khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng tại Phòng công chứng, bạn và bên bán nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận. Tuỳ thuộc vào nơi cấp sổ đỏ mà cơ quan tiếp nhận là văn phòng một cửa UBND quận/ huyện (nếu sổ đỏ do quận, huyện cấp), Văn phòng đăng ký nhà đất thuộc Sở tài nguyên và môi trường (nếu sổ đỏ do UBND cấp tỉnh, thành phố cấp).

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo số tiền thuế, lệ phí trước bạ nhà đất để và địa chỉ nộp thuế để bạn và bên bán nộp.

Bước 4: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí. Bạn chuyển bản gốc biên lai đã nộp thuế, lệ phí cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Bước 5: Bạn và bên bán mang CMND lên nhận sổ đỏ đã sang tên.

Bạn cần lưu ý, hồ sơ bạn nộp cần đáp ứng một số loại giấy tờ sau:

– Đơn xin đăng ký biến động (theo mẫu);

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 01 bản chính và 02 bản sao công chứng;

– Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do cơ quan Địa chính có tư cách pháp nhân đo vẽ: 02 bản chính.

– CMTND, Hộ khẩu thường trú của bạn và bên bán ( Bản sao chứng thực);

– Văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật (nếu có).

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có xác nhận của cơ quan công chứng: 02 bản chính;

– Tờ khai nộp Lệ phí trước bạ;

– Tờ khai nộp thuế thu nhập cá nhân;

Như vậy, bạn chỉ cần nộp hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ và thực hiện các bước tôi đã hướng dẫn ở trên thì bạn đã hoàn thành được ý nguyện của mình.

Ý kiến bổ sung:

Thắc mắc của bạn được tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn muốn chỉ một mình đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất bạn mua trong thời khỳ hôn nhân, và chồng bạn đồng ý

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân… Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình hướng dẫn cụ thể tại Điều 12 như sau:

– Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.

– Việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải ghi tên của cả vợ và chồng.

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN và GĐ đã quy định: “… Nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng… Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.

Mảnh đất này bạn mua trong thời ký hôn nhân, nếu bạn muốn đứng tên một mình trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn phải chứng minh quyền sử dụng đất đó thuộc sở hữu cá nhân của bạn và không nhập vào tài sản chung.

Thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai hiện hành.

Ý kiến bổ sung:

Căn cứ vào Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng

Tuy nhiên vợ chồng cũng có thể thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung trong thời ký hôn nhân, căn cứ Điều 38 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết….

Như vậy, bạn muốn mua mảnh đất ở mà chỉ muốn đứng tên bạn thì bạn phải làm thủ tục chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân với chồng bạn.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

2. Có được đứng tên một mình trên sổ đỏ khi đã có gia đình rồi không?

Thưa Luật sư của LVN Group! Hiện nay tôi đã có gia đình nhưng bố mẹ đẻ đã mua cho tôi một mảnh đất. Vậy mảnh đất đó đứng tên một mình tôi có được không ạ?
Tôi xin chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: Tài sản chung của vợ chồng được qui định như sau:

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng…..

Như vậy, mảnh đất bố – mẹ bạn mua cho bạn, ý chí thể hiện một cách rõ ràng là cho riêng mình bạn thì phải được thể hiện bằng hợp đồng tặng cho tài sản trong đó bên tặng cho là tên bố- mẹ bạn và bên được tặng cho là tên bạn. Hợp đồng tặng cho này là một trong những cơ sở pháp lí để xác lập quyền sử dụng hợp pháp của bạn đối với mảnh đất này. Bên được tặng cho không có tên của vợ bạn thì không thể coi đây là tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân Theo Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định Tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Do đó, bạn hoàn toàn có thể đứng tên bạn trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nếu bạn muốn sáp nhập tài sản này là tài sản chung của vợ chồng thì tại khoản 4 điều 98: nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất qui đinh:

4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

3. Sổ đỏ đứng tên chồng hay cần phải có cả vợ nữa?

Thưa Luật sư của LVN Group: Xin cho hỏi chồng tôi muốn mua 1 lô đất, khi đi làm thủ tục chỉ cần 1 mình chồng tôi ký giấy tờ được không hay cần phải có cả vợ nữa?
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Sổ đỏ đứng tên chồng hay cần phải có cả vợ nữa ?

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Hiện nay Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.”

Như vậy tiền mua đất là chung vậy đất được xác đinh là tài sản chung, khi xác lập giao dịch cần có chữ ký của 2 bên vợ chồng. Giấy chứng nhận đất phải đứng tên hai người. Tham khảo bài viết liên quan:Chưa đăng ký sổ đỏ đứng tên vợ chồng mà chỉ có thỏa thuận thì có giá trị không ?

4. Thủ tục công chứng sổ đỏ khi gia đình có người khuyết tật?

Kính chào Luật LVN Group. Tôi đang cần công chứng sổ đỏ của gia đình. Sổ đỏ của gia đình tôi được cấp năm 2017. Với sở hữu được ghi là Hộ gia đình ông Nguyễn H và bà N.V. Đó là tên bố mẹ tôi. Bố tôi mất cuối năm 2017. Đến nay sổ đỏ vẫn chưa đính chính lại. Vẫn y nguyên như lúc cấp. Hiện tại tôi đang có dự định vay vốn ngân hàng thì được yêu cầu đi công chứng sổ đỏ. Ngặt nỗi nhà tôi còn bà chị gái đầu bị tàn tật từ nhỏ. Không biết chữ. Nhận thức kém không đi lại được. Chỉ nhận thức được người thân và quen biết. Còn lại là khó nói rõ vì vừa rồi bị tai biến.
Nhà tôi có 4 anh chị em. Ngoài chị đầu tàn tật còn anh trai, tôi và em trai. Tôi và anh trai đều lập gia đình và tách khẩu. Mẹ tôi hiện chung hộ khẩu với em út. Tôi đã đi hỏi công chứng vài nơi nhưng đều nói trường hợp nhà tôi rất khó vì vướng bà chị. Tôi đã xin được cả giấy cho mẹ tôi làm người bảo hộ cho chị tôi. Các giấy tờ khác như giấy khai sinh tất cả thành viên, chứng minh nhân dân, giấy chứng tử bố tôi đều đầy đủ. Chị tôi được hưởng trợ cấp xã hội. Nay tôi muốn nhờ văn phòng tư vấn. Nếu hợp lý thì xin cho tôi tham khảo giá cả dịch vụ của văn phòng. Tôi muốn chuyển quyền sử dụng đất thành tên mẹ tôi có đươc không?
Xin được tư vấn từ các bạn. Xin cảm ơn!
Người gửi: H.N

Thủ tục công chứng sổ đỏ khi gia đình có người khuyết tật ?

Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo như bạn trình bày thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hộ gia đình do đó việc sử dụng, định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình. Điều 212 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

Trong nhà bạn lại có một người chị gái bị tàn tật từ nhỏ, không biết chữ, khó nói, nhận thức kém. Như vậy, việc thực hiện giao dịch dân sự của chị bạn sẽ do người đại diện theo pháp luật của chị bạn thực hiện, điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Điều 73. Đại diện cho con

1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.

4. Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.”

Theo các quy định pháp luật trên thì mẹ bạn sẽ là người đại diện cho chị gái bạn, thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 141 Bộ luật dân sự năm 2015 do đó, việc bạn muốn chuyển quyền sử dụng đất cho mẹ bạn là rất khó khăn.

5. Tư vấn giải quyết đối với trường hợp cấp sai sổ đỏ?

Kính chào Luật LVN Group, Tôi có một vấn đề mong Luật sư của LVN Group giải đáp: Hiện tại gia đình tôi đang có quyền sử dụng thửa đất với các thông số như sau: Thửa đất của tôi đặt là thửa B như trong bản vẽ đính kèm.
Thửa đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BB429861, vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1644/2017/HĐTP/CH80253 do ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội cấp ngày 28/06/2017 cụ thể như sau:

a) Thửa đất số: 129(2)

b) Tờ bản đồ số: 14

c) Địa chỉ thửa đất: Xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội

d) Diện tích: 50 m2 (bằng chữ: Năm mươi mét vuông)

e) Hình thức sử dụng:

+ Sử dụng riêng: 42 m2

+ Sử dụng chung: 8 m2

f) Mục đích sử dụng: Đất ở

g) Thời hạn sử dụng: Lâu dài

h) Nguồn gốc sử dụng: Nhận quyền sử dụng đất do chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Ghi chú: Trong 50m2 để 8m2 làm ngõ đi chung. Được sử dụng 62m2 ngõ đi chung. Nhận quyền sử dungj đất từ Đỗ Thị Nhâm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 10806QSDĐ/1874-H

Thửa đất của bên C có các thông số như sau:

Thửa đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 607221, vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 10805QSDĐ/1874-H do ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội cấp ngày 24/12/2017 cụ thể như sau:

a) Thửa đất số: 129(3)

b) Tờ bản đồ số: 14

c) Địa chỉ thửa đất: Xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội

d) Diện tích: 50 m2 (bằng chữ: Năm mươi mét vuông)

f) Mục đích sử dụng: Đất ở

g) Thời hạn sử dụng: Lâu dài

h, Có 62m2 ngõ đi chung

Thửa đất của bên D có các thông số như sau:

Thửa đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 607922, vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 10806QSDĐ/1878-H do ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội cấp ngày 04/2/2018 cụ thể như sau:

a) Thửa đất số: 129(3)

b) Tờ bản đồ số: 14

c) Địa chỉ thửa đất: Xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội

d) Diện tích: 50 m2 (bằng chữ: Năm mươi mét vuông)

f) Mục đích sử dụng: Đất ở

g) Thời hạn sử dụng: Lâu dài

h) Có 62m2 ngõ đi chung

Tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group:

Hiện tại 2 hộ C và D không cho tôi được làm các việc bên dưới. hộ A thì không biết ở đâu nên không liên lạc được. Luật sư cho tôi biết theo pháp luật tôi có được phép làm các việc sau mà không cần đồng ý của bên B và C không?

1.Từ tâng 2 tôi có được xây ban công hoăc xây tầng 2 nho ra ngõ đi chung hay không. Nếu được thì được nhô ra bao nhiêu?( Ngõ đi chung trước của nhà tôi có chiều rộng 1.7m)

2.Tầng 1 tôi có được phép xây bậc để thuận tiện cho việc bước lên nhà không? Vì hiện tại nền nhà tôi đang cao hơn ngõ 0.6m

3.Nếu tôi muốn tôn đoạn ngõ trước của nhà tôi lên khoảng 0.4m để đi lại và rắt xe cho thuận tiện thì có được không? ( ba hộ gia đình A, C, B đều chưa làm nhà hiện đất vẫn để không)

4.Tôi có được phép mở cánh cửa chính mở ra ngoài mặt ngõ ép vào giáp tường nhà tôi không hay phải mở cách cửa vào trong nhà.

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật LVN Group

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư.

Người gửi: Tue Nguyen

Tư vấn giải quyết đối với trường hợp cấp sai sổ đỏ ?

Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến qua điện thoạigọi số:1900.0191

Trả lời:

2.1.Thứ nhất về vấn đề từ tâng 2 tôi có được xây ban công hoăc xây tầng 2 nhô ra ngõ đi chung hay không. Nếu được thì được nhô ra bao nhiêu?(Ngõ đi chung trước của nhà tôi có chiều rộng 1.7m). Tầng 1 tôi có được phép xây bậc để thuận tiện cho việc bước lên nhà không? Vì hiện tại nền nhà tôi đang cao hơn ngõ 0.6m? Nếu tôi muốn tôn đoạn ngõ trước của nhà tôi lên khoảng 0.4m để đi lại và rắt xe cho thuận tiện thì có được không? (ba hộ gia đình A, C, B đều chưa làm nhà hiện đất vẫn để không)?

Căn cứ Điều 174 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Điều 174. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Căn cứ Điều 3 Thông tư số 05/2015/TT-BXD:

Điều 3. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở

1. Công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng nhà ở phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, giấy phép xây dựng (nếu có) và các yêu cầu khác có liên quan quy định tại Khoản 3 Điều 79 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

2. Chủ nhà, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở chịu trách nhiệm về các nội dung công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật và theo nội dung hợp đồng đã ký kết (nếu có).

Căn cứ khoản 5. 6 Điều 3 Luật Xây dựng của Quốc hội, số 50/2014/QH13:

“5. Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.

6. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.”

Do bạn không nêu rõ chỉ giới xây dựng của diện tích mảnh đất nên trong trường hợp này :

“2.8.10. Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

2.2.Thứ hai về vấn đề tôi có được phép mở cánh cửa chính mở ra ngoài mặt ngõ ép vào giáp tường nhà tôi không hay phải mở cách cửa vào trong nhà?

Căn cứ Điều178 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 178. Trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề

1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì bạn được phép mở cửa chính không quy định cụ thể như thế nào nên trong trường hợp này bạn được phép xây dựng nhưng phải đảm bảo tuân theo giấy phép xây dựng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật MInh KHuê