>> Luật sư tư vấn pháp luật Ngân hàng, gọi: 1900.0191

1. Cơ sở pháp lý

– Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017

– Thông tư 22/2019/TT-NHNN

– Thông tư 23/2020/TT-NHNN

2. Pháp luật ngân hàng

Ngân hàng là trung tâm thanh toán và trung tâm tín dụng, được ví như “mạch máu” của nền kinh tế. Nhưng ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng tiền của người khác, trong đó có số đông công chúng. Vì vậy, pháp luật đặt ra nhiều yêu cầu nghiêm ngặt, nhiều đòi hỏi phức tạp, nhiều quy định chặt chẽ để bảo đảm sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả cho hoạt động của khách hàng, của chính ngân hàng, đồng thời cũng là cho cả nền kinh tế. Luật LVN Group cung cấp cái nhìn khái quát nhất về hệ thống pháp luật ngân hàng qua bài viết dưới đây.

Có rất nhiều quy định đặc thù của pháp luật trong mọi lĩnh vực tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, nhằm bảo đảm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Hệ thống ngân hàng bao gồm Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng (ngân hàng và phi ngân hàng) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Pháp luật ngân hàng được quy định trong nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật, từ Hiến pháp cho đến các thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trong cuốn sách này gọi tắt là “Ngân hàng Nhà nước”, trừ trường hợp dẫn nguyên văn nội dung trong ngoặc kép).

Hiến pháp năm 2013 quy định một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội là “quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia”, tức là quyết định về mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra

Đến năm 2020, pháp luật trực tiếp điều chỉnh đối với hoạt động ngân hàng gồm có 5 đạo luật, 01 Nghị quyết của Quốc hội và hàng trăm văn bản dưới luật. Các luật và pháp lệnh cụ thể là: Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 (sửa đổi, bổ sung nám 2013); Luật Các công cụ chuyển nhượng nám 2005; Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012; Nghị quyết S() 42/2017/NQ-QH13 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về xử lý nợ xấu; và Pháp lệnh Ngoại hối năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).

Một số vấn đề liên quan đến dịch vụ tài chính, ngân hàng đã được quy định trong các đạo luật như Luật Thanh toán, Luật Ngoại hốỉ, Luật Tín dụng, Luật Bảo vệ người tiêu dùng.

Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành đầu tiên được điều chỉnh bằng pháp lệnh từ năm 1990 và bằng luật từ năm 1997.

Nếu như Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) chủ yếu quy định về hoạt động nghiệp vụ chuyên môn ngân hàng, thì Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã như một Luật Doanh nghiệp thứ hai, quy định về cả tổ chức, quản trị, điều hành các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) điều chỉnh về toàn bộ việc thành lập, tổ chức, quản trị, điều hành và hoạt động của tất cả các loại hình tổ chức tín dụng, vẫn trong tình trạng luật khung, mang tính nguyên tắc. Nhiều nội dung quan trọng như gửi tiền, thanh toán, tín dụng, bảo lãnh, ngoại hốì vẫn chưa được quy định trong luật. Hoạt động ngân hàng chủ yếu vẫn được điều chỉnh bằng nghị định và phần lớn là các thông tư của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước.

Do sự biến động lớn và liên tục của nền kinh tế, xã hội, nên pháp luật về lĩnh vực ngân hàng cũng thưòng xuyên được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Chẳng hạn Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 53 thông tư trong năm 2018 và 39 thông tư trong năm 2019, trong đó có 38 thông tư sửa đổi, bổ sung (chiếm 1/3). Một số quy định trong lĩnh vực ngân hàng có độ vênh, thậm chí mâu thuẫn với các quy định chung của pháp luật.

Ngân hàng nói riêng, các tổ chức tín dụng nói chung chịu sự điều chỉnh chặt chẽ hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Với quy định, tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động được ghi nhận trong Giấy phép thành lập và hoạt động, đồng nghĩa với việc cấm tổ chức tín dụng kinh doanh mấy nghìn ngành, nghề đầu tư kinh doanh như các doanh nghiệp khác.

Ngoài việc phải tuân thủ hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp, hoạt động ngân hàng còn phải nắm bắt hàng nghìn văn bản thuộc mọi lĩnh vực khác nhau, từ chăn nuôi, trồng trọt, thực phẩm, thương mại, cho đến xây dựng, công nghệ, y tế, giáo dục, môi trường, V.V..

3. An toàn hoạt động ngân hàng

An toàn hoạt động là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với các tổ chức tín dụng nói riêng, ngân hàng nói chung. Pháp luật đặt ra khá nhiều yêu cầu về an toàn trong hoạt động ngân hàng, trong đó có việc bảo đảm: cơ sở dữ liệu dự phòng để hoạt động an toàn và liên tục; những trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng; giới hạn cấp tín dụng; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ bảo đảm an toàn; dự phòng rủi ro.

Trong quản trị, điều hành, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể yêu cầu tổ chức tín dụng triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thưòng trong trường hợp xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng cổ phần.

Trong hoạt động ngân hàng điện tử, tổ chức tín dụng cũng phải bảo đảm an toàn và bảo mật theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước

Tổ chức tín dụng phải duy trì các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây

  • Tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản;
  • Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
  • Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn;
  • Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;
  • Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;
  • Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
  • Hạn chế, giới hạn cấp tín dụng;
  • Giới hạn góp vốn, mua cổ phần.

Ngân hàng thương mại tham gia hệ thông thanh toán liên ngân hàng quốc gia phải nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác, công ty con của tổ chức tín dụng dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán phải trừ khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ an toàn.

Đặc biệt, tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước số tiền dự trữ bắt buộc để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Hằng năm, tổ chức tín dụng phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ dự trữ sau đây và không được dùng các quỹ này để trả cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn.

Thứ nhất, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp được trích hằng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vôn điều lệ, vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Thứ hai, quỹ dự phòng tài chính;

Thứ ba, các quỹ dự trữ khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản hoặc phục hồi hoạt động.

Tổ chức tín dụng được xếp hạng hằng năm để phản ánh đầy đủ thực trạng hoạt động, rủi ro và tuân thủ đúng quy định của pháp luật như sau:

Thứ nhất, việc xếp hạng dựa vào 6 tiêu chí: vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản và mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường;

Thứ hai, tổ chức tín dụng được xếp vào một trong 5 hạng sau: Tốt (A), Khá (B), Trung bình (C), Yếu (D) hoặc Yếu kém (E).

Tổ chức tín dụng được xếp hạng (D) nếu lâm vào một trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 130a về “Áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”; xếp hạng E nếu lâm vào một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 145 về “Trường hợp đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt”.

Thứ ba, tổ chức tín dụng không được cung cấp kết quả xếp hạng cho bên thứ ba (bao gồm cả ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài) dưối bất kỳ hình thức nào.

4. Bảo mật thông tin ngân hàng

Việc bảo mật thông tin là một trong những yêu cầu quan trọng của ngành Ngân hàng gồm cả Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác.

Ngân hàng Nhà nước được quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin mật về tiền tệ và ngân hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyển theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải giữ bí mật thông tin hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, của các tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Tổ chức tín dụng được trao đổi thông tin với nhau về hoạt động của tổ chức tín dụng.

Trách nhiệm bảo mật thông tin ngân hàng được quy định như sau.

Thứ nhất, nhân viên, ngưòi quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng không được tiết lộ bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng;

Thứ hai, tổ chức tín dụng phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng;

Thứ ba, tổ chức tín dụng phải bảo đảm an toàn và bảo mật trong hoạt động ngân hàng điện tử theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực ngân hàng được xác định là một trong những hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Việc “làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán” là những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia.

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm trong việc bảo mật thông tin ngân hàng như sau:

Thứ nhất, lập danh mục, thay đổi độ mật, giải mật bí mật nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Thứ hai, bảo vệ bí mật của Ngân hàng Nhà nước và của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, được quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin mật về tiền tệ và ngân hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Thứ tư, cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải giữ bí mật thông tin hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, của các tổ chức tín dụng và bí mật tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trong hoạt động phòng chống rửa tiền, cũng có những quy định về bảo mật thông tin như sau:

Thứ nhất, các đối tượng báo cáo phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền trong đó có nội dung về lưu giữ và bảo mật thông tin;

Thứ hai, đối tượng báo cáo thực hiện nghĩa vụ báo cáo hoặc cung cấp thông tin phòng, chốhg rửa tiền không bị coi là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật tiền gửi, tài sản gửi, thông tin về tài khoản, thông tin về giao dịch của khách hàng;

Thứ ba, thông tin, chứng từ và tài liệu khác liên quan đến các giao dịch phải báo cáo liên quan đến phòng chống rửa tiền được bảo quản theo chế độ mật và chỉ được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Thứ tư, đối tượng báo cáo không được tiết lộ thông tin về việc đã báo cáo giao dịch đáng ngờ hoặc các thông tin có liên quan cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Bảo mật thông tin khách hàng

Từ năm 2011, tổ chức tín dụng phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng.

Thông tin khách hàng là các thông tin do khách hàng cung cấp và phát sinh trong quá trình được tổ chức tín dụng cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng, sản phẩm, dịch vụ, bao gồm thông tin định danh khách hàng và các thông tin về tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, giao dịch, bên bảo đảm và các thông tin có liên quan khác.

Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin đúng mục đích khi yêu cầu cung cấp thông tin; phải chịu trách nhiệm đôì với việc làm lộ thông tin, sử dụng thông tin khách hàng không đúng mục đích theo quy định của pháp luật.

Cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải giữ bí mật thông tin của các tổ chức tín dụng và bí mật tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy đỉnh của pháp luật

Ngoài ra, việc sử dụng thông tin, hình ảnh của khách hàng, nếu không được sự đồng ý của khách hàng cũng có thể vi phạm quy định về quyền cá nhân đối vói hình ảnh. Chẳng hạn, trường hợp ngân hàng in hình ảnh của khách hàng lên lịch hay quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thì phải được người đó đồng ý và phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi đăng hình ảnh khách hàng và người khác tham gia các hoạt động công cộng thì không cần có sự đồng ý của họ, nhưng không được làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Trường hợp không chắc chắn, như đăng phát hình ảnh của khách hàng trúng thưỏng khuyến mại, thì nên thỏa thuận với khách hàng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập)