Thông báo giao hàng đến kho 2( vì kho 1 bị ngập nước). Giám đốc công ty A đồng ý. Trong quá trình vận chuyển từ kho 1 sang kho 2 đã xảy ra tai nạn giao thông nên đã hư 1/3 số hàng hóa. Hỏi:

1. Công ty nào vi phạm hợp đồng. Vì sao?

2. Trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng này là gì ?

3 Bên nào chịu trách nhiệm? Và hướng giải quyết ?

Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

 Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật doanh nghiệp của Luật LVN Group.

Trả lời:

Chào quý khách! cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi về hộp thư tư vấn của chúng tôi, Vấn đề quý khách đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2005 (văn bản pháp luật: Bộ luật dân sự năm 2015)

Luật thương mại năm 2005

2. Nội dung phân tích

1. Điều 388 BLDS 2005 quy định như sau:

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Sự thỏa thuận này dựa trên nguyên tắc tự nguyện.

Pháp luật cũng quy định các bên tham gia hợp đồng “có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác“( Khoản 1 Điều 423 BLDS).

Như vậy, khi bên B thông báo bên A giao hàng tại Kho 2, Bên A đồng ý có nghĩa là hai bên đã đạt được thỏa thuận là giao hàng đến kho 2 và bên A có trách nhiệm phải giao hàng đến kho 2 ( vì pháp luật quy định HĐ DS có thể giao kết bằng lời nói). Như vậy, việc xảy ra tai nạn làm tổn thất 1/3 số hàng hóa, khiến bên A không giao đủ và đúng hàng theo như hợp đồng là vi phạm nghĩa vụ giao hàng của bên A. Việc xảy ra tai nạn giao thông là lỗi của bên A và không thuộc trường hợp được miễn trừ trách nhiệm quy định tại Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005:

Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.”

2. Trách nhiệm vật chất phải bồi thường 2 bên có thể thỏa thuận với nhau. Trường hợp nếu không thỏa thuận được thì pháp luật quy định như sau:

” Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Nếu có thiejethaij xảy ra với bên bên B thì A phải bồi thường thiệt hại như sau:

Điều 302. Bồi thường thiệt hại

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Bên B phải chứng minh được tổn thất thì mới có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3.Như đã phân tích ở trên, bên A là bên có lỗi vì không giao hàng đủ số lượng như hợp đồng, để tìm ra hường giải quyết các bên có thể thỏa thuận với nhau. Bên A có thể thỏa thuận với bên B về gia hạn thực hiện nghĩa vụ để có thể giao nốt số hàng theo hợp đồng, vì trường hợp này là vì lý do khách quan khiến bạn không thể giao đủ hàng chứ không phải xuất phát từ lý do chủ quan.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.     

Bộ phân tư vấn luật doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group