1. Trái phiếu Brady là gì?
Sau cú sốc dầu lửa năm 1973, ngoại tệ thu về của các nước sản xuất dầu lửa tăng lên đột ngột và được gửi vào các ngân hàng thương mại quốc tế. Để nhanh chóng sử dụng khoản tiền gửi này, nhiều ngân hàng đã cho chính phủ các nước đang phát triển vay. Vào đầu những năm 80, khi giá hàng hóa giảm mạnh, tỷ giá ngoại thương biến đổi theo hướng bất lợi cho nhiều nước đang phát triển. Nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu suy giảm đã đưa các nước này vào tình trạng khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài. Trước tình hình này, các ngân hàng thương mại quốc tế cũng hạn chế mạnh việc cho vay mới. Vào tháng 8 năm 1982, Mêhicô tuyên bố ngưng trả lãi đối với nợ nước ngoài. Chỉ trong vòng một thời gian ngăn, các nước đang phát triển mắc nợ khác cũng hành động tương tự, và khủng hoảng nợ quốc tế nổ ra. Để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ, nhiều cơ chế giảm nợ đã được đề xuất và thực thi, bao gồm: giảm nợ một phần, mua lại nợ, đổi nợ thành nội tệ để đầu tư vào cổ phần của các công ty trong nước và đổi nợ thành trái phiếu Brady
Trái phiếu Brady trong tiếng Anh là Brady Bonds.
Trái phiếu Brady là trái phiếu được phát hành bởi chính phủ của những nước đang phát triển. Trái phiếu Brady là một trong số những chứng khoán thị trường mới nổi có tính thanh khoản cao nhất. Loại trái phiếu này được đặt theo tên của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Nicholas Brady.
Biến động giá của trái phiếu Brady cung cấp một dấu hiệu chính xác về tâm lý thị trường đối với các quốc gia đang phát triển. Hầu hết những quốc gia phát hành trái phiếu Brady là các nước Mỹ Latinh.
2. Xử lí nợ bằng trái phiếu Brady
Vào đầu những năm 80, khi giá hàng hóa giảm mạnh, nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu suy giảm đã đưa các nước đang phát triển vào tình trạng khó khăn trong việc trả các khoản nợ nước ngoài mà những nước này đã vay vào đầu những năm 70.
Trái phiếu Brady được tạo ra vào năm 1989 sau khi nhiều quốc gia Mỹ Latinh vỡ nợ, và là một phần của kế hoạch giảm nợ cho những nước đang phát triển của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Nicholas Brady. Loại trái phiếu này được phát hành để đổi các khoản nợ ngân hàng thương mại mà quốc gia vay nợ không chi trả được khi đáo hạn thành trái phiếu mới.
Mục tiêu của hoạt động chứng khoán hóa này là để giảm và tái cơ cấu nợ cho các quốc gia đã thực hiện các cải cách kinh tế, tứ đó thúc đẩy tăng trưởng và gia tăng khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ.
Theo cơ chế đổi nợ thành trái phiếu Brady, các ngân hàng chủ nợ được cung cấp một danh mục các trái phiếu với đặc điểm khác nhau để lựa chọn. Các trái phiếu thường được sử dụng nhất bao gồm:
(i) Trái phiếu ngang giá: 100% mệnh giá của nợ quá hạn được chuyển thành trái phiếu có lãi suất cố định ở mức thấp hơn mức thị trường, kì hạn 30 năm và nợ gốc được bảo đảm bằng trái phiếu kho bạc Mỹ;
(ii) Trái phiếu chiết khấu: nợ quá hạn được chuyển thành trái phiếu theo một tỉ lệ chiết khấu nhất định, với lãi suất thả nổi theo thị trường, kì hạn 30 năm và nợ gốc được bảo đảm bằng trái phiếu kho bạc Mỹ;
(iii) Trái phiếu không bảo đảm: lãi quá hạn được chuyển thành trái phiếu với lãi suất thả nổi, kì hạn 15-18 năm và không có bảo đảm.
3. Lợi suất trừ lãi của trái phiếu Brady
Đối với trái phiếu Brady – trái phiếu chính phủ được phát hành bởi các nước đang phát triển, lợi suất trừ lãi là lợi tức tiềm năng của trái phiếu chính phủ hay lợi tức lí thuyết của phần không được thế chấp của trái phiếu chính phủ.
Nói tóm lại, lợi suất trừ lãi là lợi suất đáo hạn (YTM) đối với dòng tiền có rủi ro chủ quyền.
Các khoản thanh toán lợi tức 6 tháng một lần của trái phiếu Brady được thế chấp bằng các chứng khoán thị trường tiền tệ.
Khoản thanh toán gốc tại ngày đáo hạn của trái phiếu Brady được thế chấp bằng các trái phiếu không trả lãi phát hành bởi Kho bạc nhà nước.
Đầu tư vào trái phiếu Brady là một chiến lược đầu tư hiệu quả có sự kết hợp của các công cụ tài chính được đánh giá cao trên thị trường tiền tệ, cụ thể là trái phiếu không trả lãi và dòng tiền thanh toán lãi suất từ trái phiếu chính phủ.
Bằng cách loại bỏ các lãi suất bổ sung, nhà đầu tư có thể xác định so sánh các công cụ nợ và chứng khoán có thể chuyển đổi và không chuyển đổi.
Ví dụ: loại bỏ các lãi suất tích hợp và lãi suất bảo đảm gốc trong trái phiếu Brady cho phép các nhà đầu tư xác định rủi ro chủ quyền của trái phiếu để đánh giá khả năng vỡ nợ của quốc gia phát hành.
Lợi suất trừ lãi của Trái phiếu Brady
Xác định lợi suất trừ lãi cũng rất có ích trong việc đánh giá các chứng khoán nợ hiện có trên thị trường, nhất là các chứng khoán nợ có đi kèm các quyền chọn bán, lợi suất coupon tăng dần và các tính năng tương tự.
Lợi suất trừ lãi được tính bằng cách trừ đi thành phần thế chấp của trái phiếu.
Để tính lợi suất trừ lãi, bước đầu tiên cần định giá phần gốc của trái phiếu Brady theo giá trị của trái phiếu không trả lãi suất của Kho bạc nhà nước với thời gian đáo hạn tương tự, bằng cách chiết khấu giá trị dòng tiền kí quĩ theo lợi suất của trái phiếu Kho bạc.
Lấy giá trái phiếu Brady trừ đi kết quả trên để tìm ra dòng tiền trái phiếu chính phủ và sử dụng giá để tính lãi suất không từ lãi.
Sự khác biệt giữa lợi suất trừ lãi và lợi suất của Kho bạc được gọi là chênh lệch lợi suất trừ lãi.
Lợi suất trừ lãi được xem là một chỉ báo tốt hơn các chênh lệch lợi suất đáo hạn của Kho bạc nhà nước để xác định uy tín nhà phát hành trái phiếu Brady.
4. Ví dụ về trái phiếu Brady
Mexico là quốc gia đầu tiên cơ cấu lại nợ theo trái phiếu Brady. Một số quốc gia khác bao gồm: Argentina, Brazil, Ecuador, Peru, Philippines, Ba Lan, Nga, Venezuela và Việt Nam.
Sự thành công của các trái phiếu này trong việc tái cấu trúc và giảm nợ của các nước tham gia là khác biệt nhau đối với trường hợp của mỗi nước. Ví dụ, vào năm 1999, Ecuador không trả được nợ cho trái phiếu Brady của mình, nhưng Mexico đã thanh toán hoàn toàn trái phiếu Brady vào năm 2003.
5. Các quốc gia đã từng xử lý nợ theo cơ chế Brady
Uruguay (1991)
Uruguay, Nigeria (1992)
Argentina, Jordan (1993)
Brazil, Ba Lan, Bulgaria, Dominica (1994)
Ecuador (1995)
Panama, Slovenia, Croatia (1996)
Peru, Nga, Macedonia (1997)
Việt Nam, Bơ Biển Ngà (1998)
6. Việt Nam đối với trái phiếu Brady
294,8 triệu USD tiền lãi quá hạn được đổi thành trái phiếu không bảo đảm, kỳ hạn 18 năm với lãi suất tăng dần
7. Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới đối với trái phiếu Brady
Đề xuất trên theo kiểu trái phiếu Brady mà các nước Mỹ Latinh đã phát hành vào cuối những năm 1980, cho phép các ngân hàng thương mại có thể chuyển đổi nợ của các nước đang phát triển thành các công cụ có thể giao dịch và đưa số nợ này ra khỏi bảng cân đối kế toán.
Kế hoạch trên, do Trung tâm chính sách phát triển toàn cầu của Đại học Boston, Quỹ Heinrich Boell và Trung tâm tài trợ bền vững của Đại học SOAS London, kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thành lập một công cụ mới của toàn cầu để bảo lãnh trái phiếu mới mà các chủ nợ tư nhân có thể hoán đổi nợ cũ với mức giảm giá trị đáng kể.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động làm gia tăng mức nợ vốn đã cao của nhiều nước thu nhập thấp và trung bình, trong khi làm giảm khả năng ứng phó của các nước này trước cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế cũng như thích ứng trước biến đổi khí hậu của các nền kinh tế.
Phản ứng của G20 cho đến nay đã tập trung vào các nước nghèo nhất, khiến 22 trong 72 nước thu nhập thấp và trung bình vẫn trong tình thế ngặt nghèo về nợ. Các chủ nợ tư nhân gần như chưa tham gia vào nỗ lực của G20 trong việc hoãn thanh toán nợ và cơ chế chung về xử lý nợ.
Theo Viện Tài chính Quốc tế, nợ tiếp tục tăng ở các thị trường mới nổi, lên mức cao kỷ lục trên 86.000 tỷ USD trong quý I/2021.
Trong khi các nền kinh tế lớn đang sử dụng nguồn tiền từ các biện pháp kích thích trong đại dịch để hướng tới một nền kinh tế carbon thấp, sẽ là khó khăn khi vừa thực hiện yêu cầu cấp bách trong việc giảm nợ vừa thúc đẩy việc chuyển đổi sang các nền kinh tế carbon thấp, đặc biệt là với các nền kinh tế tập trung vào các nguồn tài nguyên.
Ba nhóm trên cho rằng G20 cần hành động ngay. Kinh nghiệm cho thấy việc phản ứng chậm trễ trước các cuộc khủng hoảng nợ sẽ dẫn tới những hệ lụy tồi tệ hơn và khiến cả người đi vay và các chủ nợ chịu tổn thất lớn hơn.
Các nhóm hối thúc các quan chức tài chính G20 mở rộng cơ chế xử lý nợ với các nước có thu nhập trung bình và ủng hộ việc phát hành trái phiếu mới có thể đổi nợ cũ để đảm bảo sự tham gia của các chủ nợ tư nhân.