1. Tranh chấp đất đai giữa các anh chị em trong gia đình khi chỉ có thỏa thuận bằng miệng?
Lúc mới Giải Phóng, kinh tế còn khó khăn, ông nội mới nói anh em trong nhà sẽ chỉ 1 đứa ở lại làm ruộng để chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, toàn bộ còn lại, ông nội sẽ cho đi học để có tương lai, đất đai ở nhà sẽ cho người ở lại sử dụng để sống, lúc đó chỉ nói bằng miệng chứ không có di chúc gì hết. Các cô bác em đều chọn cách ra đi và bây giờ đã học thành tài và có chức vụ không nhỏ.Trong suốt khoảng thời gian đó không 1 ai về chăm sóc ông bà, lâu lâu mới về. Giờ bác 5 và bác 6 lợi dụng bà nội kém minh mẫn và bị lẫn nên đã về nịnh hót, lấy dùng và bắt nội chia đất. Mảnh đất khoảng chỉ 6 công, được phai phá từ đất cằn cỗi giờ đã tốt nhờ Ba em. Hộ khẩu do bà nội đứng tên, chỉ còn tên của ba mẹ em, em, em trai em, và 2 đứa con của bác 5 ( bằng tuổi em và em trai em). Vậy cho em hỏi, nếu đem ra tòa xử thì có thể dự đoán được kết quả là thế nào không ạ ?
Nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em về trường hợp trên. Cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến:1900.0191
Trả lời
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Với trường hợp của bạn trước hết ta sẽ xác định tính hợp pháp của lời nói của bố bạn về việc chia di sản trước khi chết.
Do ông bạn không để lại di chúc mà chỉ nói miệng với mọi người trong gia đình về việc sẽ để lại đất đai cho ai ở lại phụng dưỡng bố mẹ còn tất cả anh chị em còn lại đều được đi học hết và những người đi học này sẽ không được hưởng đất nữa tuy nhiên lời nói miệng này sẽ được coi là di chúc hợp pháp và mọi người phải thực hiện theo lời nói này nếu đáp ứng được các yêu cầu được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 :
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy theo thông tin mà bạn cung cấp ông bạn mới chỉ nói ra ý định là sẽ chia như thế nào cho ai? chứ không hề có người làm chứng chính thức và không được ghi chép lại kí tên và làm các thủ tục công chứng, theo đó lời nói miệng này của ông bạn không được coi là di chúc hợp pháp và mọi người không bắt buộc phải làm theo. Do đó lời nói này hay sự thỏa thuận này của gia đình bạn không có giá trị pháp lý khi phân chia di sản theo pháp luật mà chỉ có giá trị khi gia đình bạn tự thỏa thuận phân chia di sản.
Thứ hai nếu kiện ra tòa để phân chia số tài sản này thì kết quả sẽ theo hướng nào?
Nếu bạn khởi kiện ra tòa đòi phân chia di sản theo pháp luật bạn phải đảm bảo được bà bạn là người còn sống đã đồng ý phân chia tất cả di sản thuộc sở hữu của bố mẹ bạn còn nếu bà bạn không đồng ý thì phải cho đến khi bà bạn mất mà anh chị em trong gia đình bạn không thể tự chia di sản bạn mới có thể khởi kiện phân chia di sản tại tòa án.
Về phân chia di sản theo pháp luật sẽ như sau :
“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;”
Căn cứ theo các quy định trên bố bạn không để lại di chúc và lời nói bằng miệng là di chúc không hợp pháp nếu gia đình bạn không tự thỏa thuận phân chia di sản được thì sẽ tiến hành phân chia di sản theo pháp luật tức là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Cụ thể căn cứ theo Điều 651 BLDS và Luật hôn nhân gia đình 2014:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy với gia đình bạn đối với trường hợp chia tất cả di sản thừa kế của ông bà bạn thì hàng thừa kế thứ nhất sẽ là bố bạn và các anh chị em ruột của bố bạn trong gia đình . Đối với hàng thừa kế thứ nhất này sẽ được phân chia hưởng di sản bằng nhau tức là sẽ chia đều cho mỗi người một phần bằng nhau. Tuy nhiên pháp luật dân sự có quy định về trường hợp những người không được quyền hưởng di sản như sau căn cứ theo điều 621 BLDS :
“Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Vậy theo thông tin mà bạn cung cấp “Trong suốt khoảng thời gian đó không 1 ai về chăm sóc ông bà, lâu lâu mới về. Giờ bác 5 và bác 6 lợi dụng bà nội kém minh mẫn và bị lẫn nên đã về nịnh hót, lấy dùng và bắt nội chia đất” nếu bố bạn có thể chứng minh hoặc đưa ra được các chứng cứ về việc các bác còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với ông bà bạn thì dựa trên căn cứ này pháp luật sẽ không chia di sản là phần đất này cho các bác bạn. Nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây được hiểu là nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc người để lại di sản và nghĩa vụ cấp dưỡng với người để lại di sản khi còn sống theo khoản 2 Điều 71 Luật HNGĐ.
“Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”
Như vậy nếu bạn có thể làm rõ được về việc vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng của các bác bạn thì các bác bạn không được hưởng di sản nữa nhưng nếu bà bạn biết vẫn đồng ý để các bác bạn hưởng di sản theo di chúc hợp pháp của mình thì theo khoản 2 Điều 643 LDS thì phần di sản này vẫn được chia cho các bác bạn.
Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi: 1900.0191 . Trân trọng./.
>> Tham khảo ngay: Tư vấn giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai?
2. Tư vấn về việc tranh chấp đất đai ?
Sau khi nhận được sổ đỏ, tôi có xin giấy phép xây dựng nhà ở và được sở địa chính xuống cắm mốc giới, ký xác nhận các hộ liền kề trong đó có cả chữ ký của chủ đất cũ, sau khi có giấy phép xây dựng tôi đã tiến hành xây dựng nhà trên đúng diện tích đất của tôi trong phạm vi mốc giới đã cắm. Đến tháng 5/2015 chủ đất củ có đặt vấn đề yêu cầu tôi chi trả 1 phần tiền cho lối đi chung nhưng tôi từ chối vì đã có thỏa thuận cũng như pháp luật công nhận lối đi đó là sử dụng chung, không thuộc sở hữu của chủ cũ.
Tháng 7/2015 chủ cũ lại đặt vấn đề muốn tôi chi trả 1 phần tiền lối đi và bị tôi từ chối thì ông chủ cũ lại quay sang nói tôi xây nhà lấn trên đất của ông ấy, do sau khi chia đất thành 3 phần ông ý xây nhà trên phần đất của ông ấy và có để thừa ra 10cm giáp với mảnh đất ông ý đã bán cho nhà tôi trước đây, vậy theo Luật sư của LVN Group việc tôi xây nhà đúng diện tích trên sổ hồng, đúng mốc giới do sở địa chính cắm là có đúng luật hay không? Tôi có bị ảnh hưởng gì trong việc tranh chấp này không ạ? Tôi là người nơi khác đến, không thể biết diện tích của chủ cũ như nào, chỉ biết nhà nước giao cho như nào tôi sử dụng như vậy. Rất mong nhận được lời giải đáp từ phía Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Luật sư tư vấn luật đất đai gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn! Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi vào chuyên mục của chúng tôi.Trường hợp của bạn được giải quyết như sau :
Căn cứ vào Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Vậy trong trường hợp này bạn nên đền bù phần lối đi chung đó cho người chủ cũ.
Căn cứ vào Khoản 2, Khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai quy định về Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất:
“2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:
a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:
a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai;
e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.”
– Vậy trong trường hợp này cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kiểm tra, đo đạc, xác minh diện tích đất trên thực tế.
Nếu như ông chủ cũ nói đung thì khi đo đạc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã làm không đúng, và bạn sẽ phải trả lại phần đất mà bạn lấn cho ông chủ cũ hoặc có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luât.
Nếu ông chủ cũ nói dối thì bạn không bị ảnh hưởng gì cả.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật đất đai qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
>> Tham khảo ngay: Tư vấn về tranh chấp đất đai thừa kế giữa anh em trong gia đình ?
3. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai khi hàng xóm trồng cây sát ranh giới thửa đất ?
Nhưng vừa rồi,nhà ông B cho phá hàng cây nhãn ranh giới nhà em để trồng cây khác và lấn sang phía đất nhà em khoảng 2m.Khi gia đình em có ý kiến thì ông B lại mời cán bộ xã đến.Vậy xin hỏi luật sư vấn đề này pháp luật giải quyết như thế nào ạ. Em xin cảm ơn và chờ giải đáp của Luật sư của LVN Group?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!
>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến, gọi : 1900.0191
Trả lời
Công ty Luật LVN Group xin chào bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn luật đất đai của công ty chúng tôi. Với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
– Căn cứ theo Điều 175 Luật dân sự năm 2015):
Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ theo quy định trên, gia đình bạn và gia đình ông B đã trồng hai hàng cây để phân chia ranh giới thì gia đình hai bên đều có nghĩa vụ tôn trọng phần đất,hàng cây phân chia ranh giới đó. Nếu gia đình bạn không đồng ý mà có lý do chính đáng thì gia đình ông B phải dỡ bỏ hàng cây đã lấn chiếm sang phần đất nhà bạn. Theo như bạn trình bày,do hai gia đình thỏa thuận không thành nên bạn có thể gửi đơn trực tiếp đến UBND xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai
– Căn cứ theo Điều 202, Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
Theo như trên, bạn cung cấp thông tin ” không cần đo đất”, chúng tôi hiểu rằng gia đình bạn không có giấy chứng nhận hoặc không có một giấy tờ nào chứng minh về quyền sở hữu phần đất đó. Do vậy, gia đình bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013 để giải quyết tranh chấp đất đai.
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty chúng tôi. Mong rằng với phần tư vấn trên sẽ giúp được gia đình bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề tranh chấp. Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng ./.
>> Tham khảo ngay: Tranh chấp đất đai khi chiếm hữu hợp pháp, ngay tình trong 30 năm ?
4. Tranh chấp đất đai khi không có trích lục đất ?
+ Cho tôi hỏi: Đất nhà mình là đất vườn từ thời ông cố bà cố để lại lúc đó ông bà chia mảnh đất ra làm 3 gồm ông A,B ,C và làm ra 3 sổ tín chỉ ( còn gọi là trách lục đất đai ) lúc ông ông A đi tập kết ( quân đội ) gởi lại tín chỉ ( trích lục) cho ông C . khi ông A đi về hỏi sổ tín chỉ ( trích lục) của ông A gởi cho ông B thì ông B kêu bị cháy nên từ lúc đó nhà ông A không nhớ số thửa đất (m2) nên từ những sổ về sau (như sổ đỏ và sổ hồng ) không biết số thửa đất có đúng hay không , nhưng nhà ông A biết được số đất của ổng từ mốc nào đến chỗ nào, nhưng giờ ông C đưa đơn kiện muốn lấn chiếm đất nữa .
+Theo Luật sư của LVN Group thì nên gải quyết như thế nào .(theo Luật sư của LVN Group như thế tôi có thể nhờ đến cơ quan huyện để cơ quan lấy sổ sách gốc để đo đật đất cho 2 bên được không ).
Mong Luật sư của LVN Group giúp đỡ. Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group!
Luật sư tư vấn luật đất đai, dân sự trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời :
Đối với câu hỏi của bạn công ty Luật LVN Group xin hỗ trợ bạn trả lời như sau:
Trả lời câu hỏi thứ nhất của bạn về việc những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất sau này cơ quan nhà nước cấp không có số thửa đất là không chính xác. Căn cứ vào khoản 1 khoản 2 điều 100 Luật đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:
“Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.”
Như vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có căn cứ, và việc khi cấp những giấy tờ ( trích lục ) như bạn nó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải lưu trữ trên hồ sơ, giấy tờ về đất đai của cơ quan cụ thể trước đây là sổ mục kê.
Thứ hai về việc giải quyết tranh chấp đất thì theo quy định tại điều 202, 203 của Luật đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:
” Điều202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
Như vậy trước tiên bạn sẽ gửi đơn lên ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn để tiến hành việc hòa giải tranh chấp đất đai. Trường hợp nếu hai bên không đồng ý với phương án hòa giải thì một trong các bên có thể gửi đơn lên tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất để giải quyết tranh chấp. Cơ quan nhà nước cụ thể là phòng đăng ký đất đát thuộc phòng tài nguyên môi trường cấp huyện sẽ không cho bạn mượn sổ đăng ký đất đai để thực hiện việc đo đạc này mà khi có quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thì tòa án sẽ phối hợp với các cơ quan nhà nước cụ thể ở đây là phòng đăng ký đất đất thuộc phòng tài nguyên môi trường cấp Huyện để tiến hành đo đạc lại những mảnh đất có tranh chấp này.
>> Tham khảo ngay: Tranh chấp đất đai phải kiện ở đâu và Kiện như thế nào ?
5. Tư vấn về tranh chấp đất đai đối với người có công ?
Chồng hy sinh, tôi ở vậy thay chồng chăm sóc phụng dưỡng bà tôi đến ngày cuối cùng và làm tang lễ cho cụ. Năm 2004 bà tôi ra UBND làm di chúc trao toàn bộ đất và 3 gian nhà tình nghĩa cho tôi và hủy toàn bộ di chúc cụ lập từ năm 2000 về trước. Nhiều năm bà tôi không đi lại được chỉ mình tôi chăm sóc cụ năm 2007 cụ tôi mất. Hiện nay nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi năm 2012 nhưng các con của chị chồng tôi nhiều lần đến xin chia đất và gây áp lực đe dọa tôi già yếu sống một mình. Nhiều lần ra UBND phường Lam Sơn kiện tôi đòi chia đất theo di chúc lập 1994 mà bà tôi đã hủy. Cách đây 2 năm tôi đã phải ra UBND phường giải quyết, hôm qua UBND lại đưa giấy gọi tôi ra làm việc ngày 15.06.2015.
Tôi tuổi già sức yếu muốn trao lại tài sản đó cho con tôi nhưng nhiều năm UBND phường căn cứ vào tờ di chúc bà tôi đã hủy dùng nó làm căn cứ nói đất nhà tôi thuộc diện tranh chấp không giải quyết dứt điểm để dây dưa kéo dài gây áp lực lên tôi như vậy có đúng không. Pháp luật cao và xa có đứng về phía người thấp cổ bé họng như mẹ con tôi. Tôi đã làm hợp đồng tặng cho đất và tài sản gắn với đất cho con tôi. Tôi xuống phòng tài nguyên môi trường thành phố Hưng Yên xin sang tên quyền sử dụng đất phòng đưa tôi mẫu tờ khai trong đó có một tờ xác minh hiện trạng đất có xác nhận của chính quyền địa phương, tôi ra UBND phường xin xác minh hiện trạng đất để sang tên cho tôi từ năm ngoái đến nay nhưng họ bảo đất có tranh chấp họ không xác nhận. Mẹ con tôi đã xuống phòng trợ giúp pháp lý Tỉnh Hưng Yên hỏi và được trả lời tôi hồ sơ sang tên cho tôi là đầy đủ và hợp pháp nhưng do tôi không có khẩu tại địa phương nên UBND cứ lấy lý do đất tranh chấp không giải quyết nên khó. và đầy đủ thủ tục mà không được không có cơ quan nào bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mẹ con tôi. Hiện nay con gái và các cháu cụ đang kiện tôi ra UBND phường đòi chia phần đất cho ông tôi đã mất hơn 70 năm và bà tôi đã đứng tên từ năm 1984 đến nay đã hơn 30 năm.
Chẳng lẽ pháp luật Việt Nam không dành cho người thấp cổ bé họng. Chẳng lẽ chồng tôi hy sinh vì dân vì nước khi tuổi tôi đang độ thanh xuân, tôi đã khổ một đời này đến tuổi xế chiều tôi không có được những ngày bình yên. Tôi năm nay 76 tuổi già yếu bị nhiều bệnh huyết áp cao, máu nhiễm mỡ và bệnh tim mạch lâu ngày lại ở một mình. Hạn chế về về hiểu biết pháp luật, bị đe dọa lâu ngày sinh ra tâm lý luôn sợ hãi. mỗi lần các cháu cụ tôi đến dọa đưa ra tòa hoặc UBND phường Lam Sơn gọi là tôi lại ốm mấy ngày và nhiều đêm tôi không ngủ được luôn sống trong tâm trạng bất an và hoang mang. Vì vậy tôi kính mong quý báo hoặc một đơn vị, tổ chức pháp luật nào đó đứng ra bảo vệ giải thích cho tôi hiểu và an tâm sống lúc tuổi già. Không họ thấy tôi càng sợ họ càng đe dọa như đến nhà, ra UBND phường rồi họ nhờ người bắn tin gây tâm lý hoang mang, hoảng sợ tôi luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm lo âu. Những bệnh của tôi cần tránh xa điều đó. Kính mong quý công ty hết lòng giúp đỡ tôi.
Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Thưa quý khách hàng!Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:
“Điều 665. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc
1- Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.
2- Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc, thì di chúc đã lập và phần bổ sung đều có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu phần di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau, thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3- Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới, thì di chúc trước bị huỷ bỏ.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự 1995 thì bà cụ có thể thực hiện việc hủy bỏ di chúc bất kì lúc nào và khi bà cụ lập di chúc thay thế di chúc mới thì bản di chúc trước đó sẽ bị hủy bỏ. Ngoài ra, Điều 670 Bộ luật dân sự 1995 cũng quy định:
“Điều 670. Hiệu lực pháp luật của di chúc
5- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản, thì chỉ bản di chúc sau cùng mới có hiệu lực pháp luật.”
Như vậy, cho dù trong trường hợp các con của chị chồng bác đến xin chia đất và căn cứ theo bản di chúc đã lập năm 1994 mà bà cụ đã hủy thì pháp luật chỉ công nhận bản di chúc cuối cùng mà bà cụ đã để lại theo quy định trên.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên của Bộ luật dân sự năm 1995 thì việc thừa kế của bác là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Bà cụ đã lập di chúc để lại tài sản cho bác thì những người khác sẽ không có quyền hưởng tài sản đó, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 672 Bộ luật dân sự 1995 như sau:
“Điều 672. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối hưởng di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 645 hoặc khoản 1 Điều 646 của Bộ luật này:
1- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”
Nếu như không có người thừa kế nào nào đáp ứng đủ điều kiện trên thì chỉ có bác là người thừa kế duy nhất đối với tài sản mà bà cụ đã để lại. Theo như thông tin mà bác đưa ra thì bác đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2012, như vậy Nhà nước đã công nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản thừa kế mà bà cụ đã để lại cho bác và Nhà nước sẽ bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc không có hộ khẩu ở địa phương sẽ không ảnh hưởng đến việc thừa kế mảnh đất của bác. Hiện nay, bác muốn thực hiện việc tặng cho mảnh đất cho con bác thì bác cần phải giải quyết tranh chấp đất đai đối với các con của chị chồng bác.
Thứ hai,Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Nghị định 43/2014/NĐ-CP về quy định chỉ tiết thi hành một số điều Luật đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 88. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
4. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.”
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.”
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên của Luật đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân phường là nơi có thẩm quyền thực hiện việc hòa giải tranh chấp đất đai. Trình tự thực hiện việc hòa giải được thực hiện theo quy định như trên, việc Ủy ban nhân phường không giải quyết dứt điểm để dây dưa kéo dài tranh chấp là không đúng. Vì sau khi thực hiện việc hòa giải thì kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản hòa giải thành hoặc không thành. Và trong trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Như vậy, trong trường hợp của bác nếu như Ủy ban nhân dân phường không có hướng dẫn thì bác có thể thực hiện việc khởi kiện lên Tòa án nhân dân để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 như sau:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
Tòa án nhân dân cấp huyện ( quận ) nơi có tài sản đang tranh chấp là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp của bác. Bác có thể tham khảo bài viết của công ty chúng cháu như sau : Những nội dung cơ bản về khởi kiện vụ án dân sự
Khi tiến hành khởi kiện bác sẽ có các quyền và nghĩa vụ mà Bộ luật tố tụng dân sự quy định.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
>> Tham khảo ngay: Tư vấn về vấn đề tranh chấp đất đai và quyền thừa kế ?
6. Nên làm thế nào trong vụ tranh chấp đất đai này ?
Trước khi xây và đặt móng nhà thì B đã phá căn nhà cũ ngày trước đã xây dựng ở đấy đi. Khi phá xong thì nhà B có nói với A rằng họ sẽ trả lại cho A chỗ đất mà ngày trước đã xây sang bên nhà A. Và khi xây dựng B đã xây hết phần đất nhà B rồi nhưng đến bây giờ lên trên không thì B lại lấn chiếm trên không sang bên đất nhà A. Trong lúc B đang thi công thi A đã nhìn thấy và ngăn cấm nhưng bên B vẫn cố tình làm và còn nói với bên A rằng nhà nào mà chẳng có ô văng chẳng có bờ cánh. Nhà B trước khi phá cũng như thế mà lên giờ làm lại cũng thế. Bên A nói rằng đấy là ngày xưa lấn chiếm còn bây giờ đã lên tiếng trả và xây hết đất rồi thì lấy đâu nữa mà đòi thò sang. Họ không nói gì nữa và bỏ về. Đến tối thì lại sang nhà A và nói chuyện tình cảm và có nói là ngày trước nhà B còn cho đất nhà ấy nhà nọ để xin đất và được lấn chiếm trên không.
Gia đình A thì hiền lành đã có ý muốn cho đất bên B rồi vì nghĩ là tình cảm hàng xóm và ngại va chạm nhưng ngược lại thì tôi vẫn nhất quyết không chịu đồng ý và có nói với bên B rằng: Chuyện cách đây không lâu mới chỉ 1 năm về trước thôi gia đình A B và hàng xóm xung quanh vẫn chưa thể quên được đâu. Nhà B làm sân sau cái bếp của nhà A. Khi nhà A phá cái bếp cũ đi và đào móng lên thì còn nhìn rõ 3 lớp sân của nhà B làm sau và đè lên móng của nhà A. Nhà A có gọi gia đình B ra xem cái móng vẫn còn ở bên dưới sân không có mai đừng bảo nhà A khoét sân nhà B đẻ đào móng. B có nói cứ làm đi nhưng khi nhà A làm thì … Gia đình B đã gây khó khăn cho gia đình A như thế nào?
Trong khi gia đình A vẫn làm bên đất nhà mình mà không thèm cắt bỏ cái sân phần đất mà bên B đã đè lên móng nhà A vậy mà nhà B còn thắc mắc đủ điều … Quay lại với phần đất mà bên B đang lấn chiếm trên không của A, tôi đã nhiều lần yêu cầu bên B cắt bỏ phần đất đang lấn chiếm thì B có nói là chờ con của B về để giải quyết. Nhưng tôi có nói là nếu không cắt đi thì tôi sẽ đập hết chỗ lấn chiếm đấy đi thì B có nói là mày thích thì cứ đập Vậy tôi muốn hỏi nếu như bây giờ tôi đập phần đất lấn chiếm trên không đấy đi thì tôi có bị vi phạm vào tôị phá hoại tài sản công dân hoặc là bị tội gì liên quan về nhà đất .v.v. Vì gia đình nhà B có tiền còn nhà A chỉ là nông dân bình thường mà sổ đỏ mang tên bà tôi. Chỉ có tôi là muốn phá bỏ còn mọi ngươì thì im lặng chẳng nói gì vì ngại không muốn to tiếng. Cho tôi xin 1 lời khuyên.
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật LVN Group. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Hình sự 2015 (Luật hình sự sửa đổi bổ sung 2017)
Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Nội dung phân tích:
2.1. Về hành vi gây thiệt hại đối với tài sản của người khác
Hành vi đập phá tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tùy theo mức độ hư hỏng tài sản mà sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ 2 triệu đồng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
….
2.2. Về vấn đề tranh chấp đất đai
Để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa hai gia đình, chúng tôi khuyên bạn nên tiến hành các bước theo quy định của pháp luật. Việc tự ý làm đập phá tài sản của người khác là vi phạm pháp luật, bị pháp luật nghiêm cấm.
Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hòa giải tranh chấp đất đai
Được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Thủ tục hòa giải tại địa phương là thủ tục bắt buộc, nếu hai bên gia đình không thể tự thỏa thuận với nhau thì có thể yêu cầu chính quyền địa phương can thiệp. Trong trường hợp không thể hòa giải tại cấp cơ sở, gia đình bạn có thể tiến hành khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn.
Khởi kiện
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
…”
Nếu bạn chọn Tòa án để giải quyết thì gửi đơn ra tòa án cấp huyện nơi có bất động sản tranh chấp căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 25, điểm a khoản 1 Điều 33 và điểm c khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án…
7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.…”
“Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;…”
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:…
c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.…”
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật LVN Group