1. Công ty trách nhiệm hữu hạn P?

Công ty trách nhiệm hữu hạn P là chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên T. Công ty trách nhiệm hữu hạn P bổ nhiệm c làm Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên T. Giám đốc c có vợ là D (D là chủ sở hữu nhà xưởng X).
Trên danh nghĩa đại diện cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên T, Giám đốc c ký hợp đồng thuê nhà xưởng X, tiền thuê: 10 triệu/tháng. c có thể tư lợi bằng cách thông đồng với vợ của mình để nâng giá thuê nhà xưởng (trong khi giá thị trường thấp hơn).
(Sưu tầm)

2. Doanh nghiệp Nhà Nước?

Theo các kết quà thống kê vào năm 2010 ở nước ta có 3.281 doanh nghiệp nhà nước, kết quả này được duy trì tương đối ổn định qua các năm 2011 (3.265 doanh nghiệp nhà nước) và 2012 (3.239 doanh nghiệp nhà nước) . Tuy nhiên, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2015, có 652 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ .
Theo các báo cáo gần đây thì tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp nhà nước cao, tăng 26% so với năm 2011 (từ 1.292.400 tỷ đồng lên 1.628.649 tỷ đồng); hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước đạt 2,1% năm 2015, thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2015 là 5,5%). Lũy kế tính đến 31-12-2016, doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư ra nước ngoài trên 7 tỷ USD, có 25,5% dự án báo lỗ, 29% dự án lỗ lũy kế. Lợi nhuận được chia cho bên Việt Nam năm 2016 là 145 triệu USD – tương đương trung bình 2% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện. Nhiều dự án đang tiềm ẩn rủi ro về pháp lý tại nước sở tại (như bị rút ngắn thời gian triển khai dự án, tranh chấp đất đai) và rủi ro thị trường (như giá đầu ra giảm mạnh) ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án… Doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế cũng như chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, thúc đẩy các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế*.
(Sưu tầm)

3. Làm rõ mục tiêu sở hữu doanh nghiệp Nhà nước?

Chỉ khi làm rõ được mục tiêu của sở hữu, chúng ta mới có thể xác định một cách đúng đắn và họp lý cách bảo vệ nó. Có ba vấn đề cốt yếu liên quan đến nhau và đều cần được lý giải cả về lý luận và thực tiễn một cách đồng bộ. Đó là: Trong nền kinh tế thị trường có cần thiết duy trì doanh nghiệp nhà nước hay không, nếu có thì ở quy mô và lĩnh vực nào? Cách thức tổ chức, quản lý và điều hành doanh nghiệp nhà nước ra sao? Ai sẽ là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước?
Trực tiếp kinh doanh, nhà nước cản trở thể chế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, chức năng kinh tế cùa Nhà nước không mất đi, tuy nhiên thay đổi về chất. Nhà nước (theo bản chất thông thường của nó) không còn “làm kinh doanh”, tức kiếm tiền để “nuôi ngân sách” nữa, mà chi còn định hướng, tác động và điều tiết nền kinh tế trên cơ sở chính sách, pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô nhất định. Nếu như vậy thì quy mô doanh nghiệp nhà nước phải bị thu hẹp lại, và tính chất, mục tiêu của nó phải thay đổi, tức không tham gia cạnh tranh trên thị trường mà chỉ thực hiện các nhiệm vụ mang tính xã hội và công ích.
Nguyên lý chung là như vậy, nhung tình hình thực tiễn ở nước ta lại khác. Nhà nước, thông qua các doanh nghiệp của mình, vẫn trực tiếp kinh doanh một cách mạnh mẽ và duy trì các chức năng kinh tế khác.
Cho đến nay, vẫn tồn tại hai vướng mắc khá cơ bản: Thứ nhất, đó là mâu thuẫn giữa chủ trương giảm bớt doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước thông qua cơ chế cổ phần hóa và tăng cường sức mạnh của doanh nghiệp nhà nước thông qua chính sách “tập đoàn hóa”). Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước nói chung đang bị khoác lên vai quá nhiều vai trò và chức năng, bao gồm cả bào đảm sức mạnh chính trị, duy trì ổn định xã hội, điều tiết kinh tế và “làm ra tiền”, V.V..
Chính điều đó đã “đẻ” ra rất nhiều các hệ quả và hậu quả khó giải quyết, mà quan trọng nhất là các khó khăn, cản frở cho việc xây dụng và hoàn thiện các “thể chế kinh tế thị trường”.
Ai quản lý, ai chịu trách nhiệm?
Xét từ góc độ bảo vệ quyền sở hữu, thông thường chủ sở hữu sẽ quan tâm đến hai khía cạnh là: (i) ai sẽ có trách nhiệm quản lý tài sản và làm tăng giá trị của nó, và (ii) nếu tài sản bị thất thoát thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Điều 17 Hiến pháp năm 1992 (sừa đổi, bổ sung năm 2001) xác định doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, ngay sau đó, điều 1 của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (đã hết hiệu lực) lại thể hiện doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước. Cụ thể:
Thứ nhất, duy nhất Chính phủ là người chủ sở hữu trực tiếp đối với doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai, các đối tượng còn lại và sau đây là “đại diện chủ sở hữu” doanh nghiệp nhà nước, bao gồm: các bộ quản lý ngành và ủy ban nhân dân cấp tinh, Bộ Tài chính, Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), hội đồng quản trị của các công ty nhà nước có Hội đồng quản trị và bản thân công ty nhà nước (đối với phần vốn góp của công ty này tại doanh nghiệp khác).
Đặt hai câu hỏi này vào mối quan hệ với doanh nghiệp nhà nước hiện nay, mặc dù có sự phân định khá rõ ràng như trên, thì câu trả lời vẫn không đom giản! Thực tế là, trên các diễn đàn của các kỳ họp Quốc hội cũng như qua dư luận, các đại biểu Quốc hội (là người đại diện cho chù sở hữu toàn dân) đã và đang tiếp tục bức xúc và trăn trở với việc tìm một cơ chế “chịu và quy trách nhiệm” trong rất nhiều các trường hợp tài sản, tiền vốn từ ngân sách nhà nước góp vào các doanh nghiệp nhà nước bị thất thoát hoặc kinh doanh thua lỗ. Dư luận xã hội đã từng nêu ra “ông chù thật sự” của tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp chính là các chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, là những người có quyền lực “rất lớn” trong việc chiếm hữu và sử dụng các tài sản doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên lại chỉ phải chịu trách nhiệm rất nhỏ (hoặc thậm chí không chịu chút trách nhiệm nào), trong trường hợp thất thoát và thua lỗ.
Phân loại doanh nghiệp nhà nước theo tiêu chí mói
Trong bối cảnh vẫn tiếp tục có sự duy trì trạng thái doanh nghiệp nhà nước như hiện nay, để xác định được một tư cách và vị thế chủ sở hữu cho rõ ràng, trước hết, cần có sự phân loại các doanh nghiệp nhà nước theo các tiêu chí sau đây:
Nhóm doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ “công ích” (cung cấp các tiện ích công cộng và xây dựng, quản lý các cơ sở hạ tầng thiết yếu của nền kinh tế): Nhóm này tồn tại lâu dài cùng với nền kinh tế, thuộc sở hữu hoàn toàn của Nhà nước và không có mục tiêu lợi nhuận cũng như không tham gia cạnh tranh trên thị trường (sau đây gọi là “Nhóm 1”).
Nhóm doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ kinh doanh, có thể hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, lấy mục tiêu lợi nhuận làm hàng đầu và do đó, cùng tham gia cạnh hanh bình đẳng trên thị trường (“Nhóm 2”).
Nhóm doanh nghiệp nhà nước chiếm hữu và khai thác các đặc quyền phát sinh từ sở hữu của Nhà nước đối với các loại tài nguyên của quốc gia, bao gồm cả tài nguyên trong lòng đất và các “thương quyền” khác mà Nhà nước thấy cần nắm giữ và khai thác như thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, nhập khẩu xăng dầu hay viễn thông trước đây… (“Nhóm 3”).
Xác định sở hữu và quản lý theo nhóm
về phương diện “sở hữu” và “quản lý”, trên cơ sở khái quát kinh nghiệm chung về sở hữu và quản lý doanh nghiệp nhà nước của các nước như Đức, Thái Lan và Xingapo, hướng xử lý nên như sau:
Đối với Nhóm 1: Sự tồn tại gắn liền với chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước, được phân cấp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Chẳng hạn, chính quyền trung ương chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý các sân bay, bến cảng lớn, hệ thống đường cao tốc, nhà máy lọc dầu… Trong khi việc bảo đảm về cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường… thuộc nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Do vậy, các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm này cũng sẽ được phân tiếp theo chủ thể sở hữu và quản lý, tức thành hai loại: Doanh nghiệp nhà nước cùa chính quyền trung ương (trực thuộc các bộ ngành chức năng), và doanh nghiệp nhà nước của chính quyền địa phương (bao gồm cả cấp tỉnh và quận, huyện).
Đối với Nhóm 2: Nhằm đạt mục tiêu bảo toàn vốn và tối đa hóa lợi nhuận, Nhà nước cần lựa chọn các lĩnh vực có tiềm năng nhất. Tuy nhiên, vì Nhà nước vốn đồng thời là chủ thể chính trị, do đó, nhằm tránh xu hướng độc quyền hoá, lạm quyền hay thậm chí nguy hiểm hơn là sự “liên minh giữa kinh tế và chính trị”, cần bảo đảm một số nguyên tắc như: chỉ tập trung đầu mối sở hữu và quàn lý về chính quyền trung ương (vì nhiều đầu mối sẽ khó kiểm soát, dẫn đến các “lạm dụng”), Nhà nước không nên nắm đa số sở hữu trong các doanh nghiệp liên quan (vì lý do để tư nhân quản lý sẽ hiệu quà hơn). Đầu mối quàn lý ở trung ương nên tiếp tục là một hay một số ít công ty đầu tư thuộc sở hữu 100% vốn của Nhà nước (Bộ Tài chính) như mô hình SCIC hiện nay, tuy nhiên, trên cơ sở được nâng cấp và cải tổ.
Nói một cách khác, về mặt tổ chức, sẽ có hai loại doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm này, đó là: một hay một số ít các doanh nghiệp nhà nước (với sở hữu 100% vốn của Nhà nước), tạm gọi là các “công ty mẹ” với chức năng duy nhất là đầu tư vốn nhà nước vào các doanh nghiệp khác và nhiều doanh nghiệp nhà nước khác có vốn đầu tư của Nhà nước, tạm gọi là “doanh nghiệp có vốn nhà nước”. Vì là “công cụ kinh doanh”, các doanh nghiệp nhà nước loại này không có ý nghĩa thiết yếu hay sống còn với sự tồn tại vĩnh viễn của nhà nước, do đó, số lượng, quy mô và cấu trúc có thể linh hoạt.
Đối với Nhóm 3: Các “đặc quyền” không thể duy trì lâu dài, thậm chí buộc phải giảm dần trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường nói chung và bối cảnh thực hiện các cam kết quốc tế về hội nhập kinh tế nói riêng, mà sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế và chủ thể sở hữu khác nhau được khẳng định. Vì vậy, chi nên thành lập và duy trì khi thật sự cần thiết, với 100% vốn sở hữu của Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương) ở giai đoạn ban đầu, sau đó có thể giảm dần bằng cách bán một phần sở hữu ra công chúng theo thủ tục cổ phần hóa hay tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.
Cần một mô hình pháp lý điều chỉnh khác
Từ ngày 01-7-2010 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hết hiệu lực, không có đạo luật nào điều chỉnh doanh nghiệp nhà nước nữa trừ một số văn bản ở cấp độ Nghị định hoặc thấp hơn điều chỉnh một số khía cạnh nhất định liên quan đến tổ chức và quản lý. Như vậy, một “lỗ hổng” lớn trong pháp luật liên quan đến bảo vệ và quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong lĩnh vực kinh tế sẽ xuất hiện. “Lỗ hổng” này rất cần được “bù lấp”, tuy nhiên, không phải bằng một Luật doanh nghiệp nhà nước mới, mà bằng một “mô hình” và “cơ chế” điều chinh pháp lý khác. “Mô hình” và “cơ chế” này sẽ cần được xây dựng trên nền tảng của triết lý tổng quát hơn, đó là sự kiểm soát của xã hội và nhân dân đối với sự tham gia trực tiếp của Nhà nước (hay đúng hơn là của Chính phủ) vào các hoạt động kinh tế.
Sự tham gia của Nhà nước vào nền kinh tế sẽ luôn có ý nghĩa quan trọng hơn so với các hoạt động thuần tuý mang tính “doanh nghiệp”, vốn được điều chỉnh bởi “luật tư” (tức luật thương mại, luật công ty và luật dân sự), về mặt nguyên lý: Nếu một tổ chức thuộc 100% sở hữu của Nhà nước thì đó chính là “nhà nước” (thuộc sự điều chinh của “luật công”), còn nếu một tổ chức chi cần có 1% tham gia của tư nhân thì nó sẽ trở thành tổ chức dân sự và chịu sự điều chỉnh cùa “luật tư”, với mục đích bảo đảm sự công bằng và bình đẳng. Không nên đi lại “con đường cũ” với một luật chung về doanh nghiệp nhà nước với hàng loạt các văn bản dưới luật sau đó vừa hướng dẫn, đồng thời vừa “sửa đổi” và “bổ sung” luật doanh nghiệp nhà nước, mà ban hành các luật đơn lẻ với cách thức điều chỉnh riêng đối với các lĩnh vực khác nhau liên quan đến doanh nghiệp nhà nước như nói ở trên.
Cần có một đạo luật về tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước để điều chỉnh các trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp nhà nước hay bán từng phần sở hữu (cổ phần) thuộc sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật hiện hành về “cổ phần hóa” doanh nghiệp nhà nước không thể thay thế một đạo luật này vì nó thuộc một phạm trù khác, đó là sắp xếp và cải cách doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Một khi quá trình cải cách này kết thúc, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, xét từ quan điểm bảo vệ sở hữu, đạo luật về tư nhân hóa nói trên vẫn rất cần thiết.
Theo đó, đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Nhóm 1: Quốc hội sẽ ban hành các luật điều chỉnh việc cung ứng các dịch vụ công khác nhau được thực hiện bởi các tổ chức thuộc chính quyền trung ương và địa phương. Ví dụ, luật về điện lực sẽ bao gồm cả vấn đề tố chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức cung ứng điện lực.
Đối với Nhóm 2: Quốc hội cần ban hành các luật riêng điều chỉnh tổ chức, chức năng và hoạt động của các công ty đầu tư nhà nước (tức các công ty mẹ), tương tự như mô hình ở Xingapo. Các “doanh nghiệp có vốn nhà nước”, dù đa số hay thiểu số, sẽ lấy Luật doanh nghiệp hiện hành, hay nói rộng hơn là hệ thống “luật tư” làm cơ sờ điều chinh nhằm bảo đảm sự bình đẳng của các doanh nghiệp này với các doanh nghiệp tư nhân khác.
Đối với Nhóm 3: Trong nhóm này, có hai phạm trù đan xen, đó là bảo vệ quyền sở hữu (toàn dân) đối với các nguồn tài nguyên quốc gia và việc thúc đẩy, tạo điều kiện để khai thác và kinh doanh một cách hiệu quả và có lợi nhất. Xin đề xuất một cơ chế “kép”: Quốc hội ban hành các luật liên quan đến bảo vệ và khai thác các nguồn tài nguyên cụ thể, trong đó, tùy từng loại tài nguyên khác nhau mà có quy định cho các đối tượng chủ đầu tư khác nhau được quyền kinh doanh, khai thác (100% vốn nhà nước, liên doanh hoặc 100% vốn tư nhân).
Nguồn: PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, PGS. TS. Đặng Văn Thanh, LS. Trần Hữu Huỳnh, LS. Nguyễn Tiến Lập: Báo cảo Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo yêu cầu cùa Nghị quyết sổ 48/NQ-TW (Báo cáo này được thực hiện với sự tài trợ cùa UNDP Việt Nam), nguồn tại: https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc- thuat/LAM-RO-MUC-TIEU-SO-HUU-DOANH-NGHIEP-NHA- NUOC-7756/

4. Thực trạng công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước?

Tính đến hết năm 2017, mới có 265/622 doanh nghiệp (chiếm 42,6% số doanh nghiệp, tỷ lệ này năm 2016 là 38,87% số doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin) gửi báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện công bố thông tin trên cổng thông tin doanh nghiệp tại địa chi http://www.business.gov.vn.
Trong số khoảng 357 doanh nghiệp còn lại chưa thực hiện công bố thông tin, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thủy nông, thủy lợi, các công ty nông, lâm nghiệp, xổ số kiến thiết của các địa phương. Đặc biệt, một số doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao yă Du lịch… chưa gửi báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện công bố thông tin theo quy định của Nghị định số 81/2015/NĐ-CPngày 18-9-2015 của Chính phủ về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Một số công ty con do công ty mẹ nắm 100% vốn tại một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (01 doanh nghiệp), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (2 doanh nghiệp), Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (5 doanh nghiệp), Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (4 doanh nghiệp) chưa thực hiện công bố thông tin theo quy định của Nghị định số 81/2015/NĐ-CP.
Trích từ: Dự thảo Bảo cáo tình hình công bổ thông tin của doanh nghiệp nhà nước năm 2017, nguồn: http://www.mpi.gov.vn/ Pages/tinbai. aspx?id1ĩn=39161&idcm=311

5. Đòi lại vốn góp đã bán?

Cuối tháng 5-2005, Vigecam và bốn cổ đông sáng lập cùng thành lập Công ty cổ phần Vinacam, trong đó Vigecam góp 12,5 tỷ đồng (tương đương 36,76% vốn điêu lệ của Vinacam). Nguồn vốn góp của Vigecam gồm giá trị xây dựng tòa nhà 28 Mạc Đĩnh Chi – Thành phố Hồ Chí Minh cùng một số bất động sản, tài sản khác.
Sau khi Vinacam được cấp Giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh, Tổng Giám đốc Vigecam đã ký quyết định bàn giao tài sản cho Vinacam, đồng thời khẳng định “kể từ ngày bàn giao, Vigecam từ bỏ mọi quyền lợi và lợi ích liên quan đến tài sản đã bàn giao”.
Chỉ sau bốn tháng góp vốn, Vỉgecam đã bán lại phần vốn góp tại Vinacam. Trong văn bản gửi Vĩnacam ngày 19-7-2005, Vĩgecam đề nghị chuyển nhượng 125.000 cổ phần (tương đương 12,5 tỷ đồng) của mình cho các cổ đông khác trong Vinacam, đồng thời yêu cầu “trong trường họp các cổ đông không có nhu cầu, đề nghị Hội đồng quản trị công ty cho chuyển nhượng số cổ phần này cho các đối tượng khác”.
Do không có cổ đông nào mua, Đại hội cổ đông bất thường của Vinacam đã quyết định mua 108.000 cổ phần để làm cổ phiếu quỹ. Số 17.000 cổ phần còn lại sau đó được Vigecam yêu cầu Vinacam mua và giao dịch đã hoàn tất vào giữa năm 2006.
Gần ba năm sau, giữa năm 2008, Vigecam quay lại đòi Vinacam chuyển giao hai tầng của tòa nhà 28 Mạc Đĩnh Chi để làm trụ sở.
Một trong những lý do được Vigecam đưa ra là trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, Vigecam còn thiếu kinh nghiệm nên đã xảy ra những sai lầm đáng tiếc trong việc quản lý tài sản.
(Sưu tầm)