1. Quy định pháp luật về tranh chấp lao động

Tranh chấp hợp đồng phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Khi có bất đồng phát sinh, các bên trong quan hệ hợp đồng có thể tự thương lượng giải quyết để đạt thoả thuận hoặc có quyền yêu cầu cơ quan tài phán có thẩm quyền đối với từng loại hợp đồng cụ thể để giải quyết tranh chấp cho mình. Trong lĩnh vực thương mại, Luật thương mại quy định, khi có tranh chấp hợp đồng thương mại, các bên phải thực hiện việc khiếu nại, nếu bỏ qua thời hạn khiếu nại, các bên sẽ bị tước quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đó ở các cơ quan tài phán.

Tranh chấp hợp đồng là hệ quả của hành vi vi phạm hợp đồng và có thể dẫn đến việc hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đình chỉ thực hiện. Bên được xác định là có hành vi vi phạm hợp đồng và dẫn tới tranh chấp sẽ phải gánh chịu những chế tài nhất định do pháp luật quy định hoặc theo sự thoả thuận của các bên (trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được hành vi vi phạm của mình thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm do pháp luật quy định hoặc do các bên có thoả thuận trong hợp đồng).

2. Quan hệ pháp luật giải quyết tranh chấp lao động là gì ?

Khái niệm về quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động: Quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động là quan hệ phát sinh giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động với các bên trong tranh chấp lao động nhằm hướng tới việc giải quyết nhanh chóng, hiệu quả quan hệ lao động, tiến tới bình ổn quan hệ lao động.

3. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật giải quyết tranh chấp lao động ?

Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật giải quyết ưanh chấp lao động bao gồm:

– Các bên trong tranh chấp lao động: người lao động, người sử dụng lao động hoặc chủ thể khác như công đoàn, cơ quan bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp đưa người lao động ra nước ngoài làm việc…

– Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động: bao gồm hoà giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện (và tương đương), toà án nhân dân.

4. Nội dung của quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động

Nội dung của quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động là hệ thống quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia trong quá trinh giải quyết tranh chấp lao động. Việc xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

1) Phương thức giải quyết tranh chấp đang được sử dụng để giải quyết tranh chấp lao động;

2) Tư cách chủ thể khi tham gia việc giải quyết tranh chấp;

3) Việc chuyển đổi từ phương thức giải quyết này sang phương thức giải quyết tranh chấp khác… và được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau. Theo quy định tại Chương XIV BLLĐ năm 2019; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật lao động, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật lao động trực tuyến.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group (biên tập)