1. Tranh chấp phần đất thổ mộ (nơi chôn cất) xử lý thế nào?

Thưa Luật sư của LVN Group! Trước đây, đất của ông bà đươc chia làm hai mảnh gồm đất ruộng và đất trồng cây lâu năm. Phần đất ruộng do cha tôi đứng tên, phần còn lại của người chú đứng tên, nhưng trong phần đất của người chú đứng tên lại có một phần đất dành cho thổ mộ nơi chôn cất ông bà và thân tộc. Vì hoàn cảnh gia đình, chú tôi bán hết phần đất cây lâu năm và đã đồng ý với cha tôi để lại gần 500m2 cho đất thổ mộ.
Cho đến khi tách thửa để bán nhưng vẫn không ghi rõ phần đất thổ mộ mà vẫn ghi cây lâu năm, chú tôi vẫn đứng tên. Năm 2012, cha tôi qua đời và đến nay chú tôi lại tiếp bán đi phần đất 200m2 phía trước của thổ mộ, trong khi đó đã có 10 ngôi mộ đá của ông bà, thân tộc. Gia đình tôi đứng ra ngăn cản không cho sang bán như vậy có đúng hay không?
Xin tư vấn giúp gia đình tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo như nội dung bạn trình bày, phần còn lại của người chú đứng tên, nhưng trong phần đất của người chú đứng tên lại có một phần đất dành cho thổ mộ nơi chôn cất ông bà và thân tộc và đã đồng ý với cha bạn để lại gần 500m2 cho đất thổ mộ. Bạn cần xem xét rằng, việc thỏa thuận cảu chú bạn với cha bạn có giấy tờ hay người làm chứng hay không? Nếu gia đình bạn chứng minh được có sự thỏa thuận này giữa cha bạn và chú bạn thì hợp đồng chuyển nhượng 200m2 phía trước của thổ mộ sẽ bị vô hiệu theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Nếu gia đình bạn không chứng minh được thỏa thuận giữa cha bạn và chú bạn là có căn cứ pháp lý thì theo quy định tại điều 106, Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội.

Điều 106. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120 của Luật này khi có các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Hiện tại, gia đình bạn đang mâu thuẫn với chú bạn vì mảnh đất này là đất thổ mộ và trong pháp luật đất đai hiện nay không có điều lệ nào quy định về việc không được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất thổ mộ. Vì vậy, phần đất này vẫn được chuyển nhượng quyền sử dụng đất bình thường nếu tuân thủ đúng quy định của luật đất đai.

2. Tranh chấp hương hỏa được xử lý sao ?

Năm 2017, bà A. huyện (Châu Thành, Long An) mất không để lại di chúc. Sáu người con của bà đã khởi kiện đòi phân chia di sản của mẹ để lại. Số di sản này gồm có gần 10.000 m2 đất lúa, đất vườn, đất thổ, trên đó có một căn nhà thờ và nhiều mồ mả của ông bà, dòng họ.

Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến qua điện thoạigọi số:1900.0191

Có ý kiến cho rằng với loại đất của chung họ tộc thì không nên chia thừa kế.

Giành đất để cúng giỗ

Theo người con trưởng, mặc dù đất đai do mẹ đứng tên nhưng đó là đất của thân tộc. Ông giành quyền quản lý, sử dụng số tài sản trên để làm nơi thờ cúng tổ tiên, đồng thời yêu cầu người em út kiếm nơi khác ở.

Người em gái út không đồng ý, viện lẽ có nhu cầu canh tác phần ruộng của mẹ để lại để lo việc cúng giỗ.

Sau đó, năm người em thống nhất đòi chia thừa kế di sản. Đối với nhà làm nhà thờ và các tài sản bên trong, họ xin được hưởng và giao lại phần của mình cho người em út để có nơi thờ cúng ông bà.

TAND huyện Châu Thành đã xử bác yêu cầu của người con trưởng. Theo tòa, không có cơ sở cho đó là đất của gia tộc (ngay cả khi trên đất có mồ mả). Bởi lẽ mảnh đất trên được cha mẹ ông trực tiếp quản lý, sử dụng từ trước đến nay. Khi mẹ ông được cấp chủ quyền mảnh đất trên cho đến khi bà mất, bản thân ông và thân tộc không khiếu nại.

Tòa này quyết định chia tài sản thành sáu phần đều nhau và cho phép năm người em hưởng phần đất có ngôi nhà thờ để người em út tiếp tục việc thờ cúng.

Bỏ ngỏ đất hương hỏa

Nhân vụ án này có thể đặt ra vấn đề: Phải xác định thế nào là đất của thân tộc, đất hương hỏa; nên chia hay không chia và chia ra sao?

Trước đây, ở Cà Mau và Long An… cũng đã có những tranh chấp tương tự như trên. Có tòa xác định đó là đất chung của thân tộc giao cho một người quản lý, sử dụng nên tuyên không chia. Có tòa lại cho rằng đất đó được cá nhân đăng ký sử dụng đúng theo quy định nên là di sản thừa kế.

Nhiều ý kiến cho rằng pháp luật đang có lỗ hổng về đất hương hỏa, thân tộc. Tuy giấy đỏ không đề cập nhưng trên thực tế có loại đất này đã tồn tại. Từ Nam chí Bắc, nhiều dòng họ đã dành ra một mảnh đất chung xây nhà thờ, trồng hoa màu để lấy chi phí thờ cúng… nên mới có tên gọi như vậy. Chính vì không được chính thức thừa nhận nên các tòa mới có cách xử lý bất nhất như trên.

Nên chăng để hạn chế những tranh chấp liên quan, cần có quy định về đất hương hỏa, người quản lý, cách quản lý… Với loại đất của chung họ tộc thì không chia thừa kế. Người quản lý chỉ được quyền sử dụng vào mục đích chung của họ tộc mà không được quyền định đoạt.

Hiểu sao về đất hương hỏa?

Theo pháp luật trước đây, đất hương hỏa là một phần tài sản dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên. Người thừa hưởng không phải là chủ đất mà phải giữ gìn và khi mãn phần thì giao lại cho người thừa tự. Đất hương hỏa có đặc điểm không được chuyển dịch, không bị tiêu diệt thời hiệu…

Sau giải phóng, khái niệm đất hương hỏa được nhắc đến trong Thông tư 81 ngày 24-7-1982 của TAND tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Theo đó, đất đai (kể cả đất canh tác, đất ở, đất hương hỏa) không thuộc quyền sở hữu riêng của công dân nên không thể là di sản thừa kế…

Bộ luật Dân sự hiện hành chỉ quy định nếu người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý. Tham khảo: Luật Đất đai năm 2013

>> Tham khảo dịch vụ: Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai;

3. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp, bất đồng về phần đất thờ cúng tổ tiên ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Gia đình bố tôi là trưởng họ và bố tôi là trưởng họ của đời thứ 6. Mảnh đất nhà tôi đang ở hiện nay theo các cụ nói lại là bắt đầu từ đời thứ 3. Đời thứ 3 trưởng họ sinh được 6 người con: 4 trai, 2 gái. 2 người con gái đi lấy chồng không được chia đất, 4 người con trai thì được chia mỗi người 1 mảnh.
Cụ tôi( đời thứ 4) là con trưởng nên ở chính giữa. bên tay trái ngôi nhà là mảnh đất chia cho người con thứ 3 và 4. bên tay phải ngôi nhà là chia cho người con thứ 2. đời thứ 4 (tức cụ tôi) sinh được 4 người con: 3 gái, 1 trai. vì có 1 người con trai nên vẫn ở tại mảnh đất đấy và thờ cúng tổ tiên. đời thứ 5 (tức ông nội tôi) sinh được 5 người con: 3 trai, 2 gái. người con cả là bác tôi đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống mỹ. Bố tôi là người con trai thứ 2 chính vì vậy sau khi ông nội tôi qua đời thì chức trưởng họ sẽ được chuyển sang cho bố tôi. đời thứ 6 (tức bố tôi) sinh được 4 người con gái. khi ông nội tôi còn sống có thông báo trước cả họ là sau khi bố tôi mất thì chức trưởng họ sẽ chuyển sang cho cháu trai( con của người con trai thứ 3 của ông tôi). trước đây nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử đất, mãi đến năm 1998 thì mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân. khi đó ông tôi đang có 2 mảnh đất 1 mảnh là mảnh ông đang ở cùng với gia đình tôi và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đó là bố tôi.
Mảnh còn lại ông cho chú tôi người con trai thứ 3 của ông ở từ năm 1993 và lúc này ông đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất đó. năm 1999 bà nội tôi mất, năm 2001 ông nội tôi cũng qua đời. khi qua đời ông cũng không để lại di chúc nói gì về mảnh đất của gia đình tôi và của gia đình nhà chú tôi cả. năm 2004 nhà nước có chuyển đổi và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì 2 mảnh đất của ông tôi vẫn được giữ tên như năm 1998 không có sự thay đổi nào cả. mãi đến năm 2012 chú tôi mới làm thủ tục sang tên mảnh đất chú đang ở từ tên của ông nội sang tên của chú và lúc này thì đều được sự đồng ý của các con của ông nội tôi. năm 2015 bố tôi mất, sau khi bố tôi mất được mấy tháng thì mẹ tôi có làm thủ tục chuyển tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ tên bố sang tên mẹ tôi và sau đó cũng làm thủ tục cắt 1 phần đất đó cho người con gái thứ 3 theo như ý của bố tôi trước khi còn sống ( bố tôi mất chưa kịp làm di chúc). khi biết ý định của mẹ tôi là cho con gái 1 phần đất thì lúc này người con trai thứ 3 của ông tôi (tức chú tôi) có làm đơn ra xã yêu cầu xã không được giải quyết việc chia cắt mảnh đất cho con gái của mẹ tôi. sau khi nhận được đơn của chú tôi sau 1 thời gian xã có mời cả 2 bên ra để giải quyết. xã xem xét toàn bộ hồ sơ về đất đai của gia đình tôi là hợp pháp và mẹ tôi có thể cắt đất cho con gái của mình điều này không trái pháp luật.
Sau 1 thời gian thì chú tôi và những người trong họ đã làm đơn yêu cầu xã giải quyết, đồng thời cũng gửi đơn lên ubnd huyện nói mảnh đất mà nhà tôi đang ở là mảnh đất của tổ tiên, mẹ tôi chỉ được ở đến khi mẹ tôi qua đời và sau khi mẹ tôi mất mảnh đất đó sẽ trao trả lại cho người trưởng họ tiếp theo. đồng thời cũng có ý kiến là mẹ tôi tự ý sang tên mình và lầm tưởng mảnh đất đó là mảnh đất của ông bà nội tôi thì khi sang tên cũng không được sự đồng ý của các con của ông bà tôi. ngay cả khi năm 1998 khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện giờ chú tôi vẫn có nói là khi đó ông bà tôi vẫn còn khỏe mạnh tại sao việc bố tôi đứng tên ông bà lại không biết và các con của ông bà cũng thế. nếu bố tôi có tự ý làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mình mà ông không biết cũng không bao giờ được, phải được sự đồng ý của ông nội tôi thì mới được như thế, nhưng điều này lại không có giấy tờ chứng minh. đời thứ nhất và đời thứ 2 các cụ đều ở mảnh đất khác( cái này được ghi chép trong gia phả của dòng họ có chú thích lại hiện tại mảnh đất đấy hiện giờ nhà ai đang ở). đời thứ 2 ông trưởng họ không có con trai nên chức trưởng họ được chuyển sang cho người con thứ của cụ tổ. khi ông nội tôi còn sống thì các ngày giỗ của các cụ tổ tự ông cúng giỗ và hàng năm họ chỉ tập trung 1 ngày là 20/12 âm lịch đây là ngày quét lăng tảo mộ con cháu tập trung về để sửa sang, dọn dẹp mồ mả và cúng mời các cụ về ăn tết. đến đời bố tôi thì mở rộng thêm ngày giỗ cho 2 cụ tổ và thay phiên mỗi năm làm 1 cái giỗ. năm 2011 bố tôi có đồng ý cho họ mượn gian giữa để để án gian và sập. khi bố tôi còn sống thì các ông trong họ cũng không dám khẳng định đất này là đất tổ tiên vậy mà khi bố tôi mất đi lại cho rằng đất này là đất tổ tiên. gia đình tôi biết rằng mình không có con trai nên cũng đã có ý định cung tiến 1 phần đất để họ làm nơi thờ cúng vì có nhiều ý kiến của người trong họ là họ sẽ không theo về nhà ông trưởng mới để cúng giỗ.
Lúc đầu họ cũng cảm ơn ý tốt của gia đình và sẽ họp bàn đưa ra ý kiến trước cuộc họp họ. nhưng khi họp họ nhiều ý kiến lại cho rằng họ phải thờ ở chính giữa không đồng ý xê dịch đi đâu cả và muốn toàn quyền sử dụng ngôi nhà đó. giờ bản thân tôi thật sự cũng rất rối không biết nên giải quyết như thế nào ?
Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư của LVN Group.

Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Nhà nước ta rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân cho nên tại Điều 645 BLDS 2015 đã cho phép người lập di chúc có quyền dành một phần di sản trong khối di sản để thờ cúng. Để phục vụ cho việc thờ cúng, di sản thường được để lại là nhà thờ, nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.

Theo quy định của Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2015

“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”

Theo quy định tại BLDS 2015 ghi nhận về thừa kế, có nghĩa là pháp luật chỉ công nhận ý chí của người để lại di sản quyền sử dụng đất trong trường hợp người đó để lại di chúc và nêu rõ việc để lại một phần di sản quyền sử dụng đất của mình vào việc thờ cúng. Theo như thông tin bạn đưa ra thì có thể thấy không đủ căn cứ pháp luật để chú bạn cho là mảnh đất mà ông bạn là đất thờ cúng, bởi không có di chúc nào để lại thể hiện việc sử dụng mảnh đất đó nhằm mục đích thờ cúng.

Còn việc mảnh đất mà bố bạn được đứng tên trên giấy chứng nhận vào năm 1998 có đúng pháp luật không thì cần phải đủ căn cứ, điều kiện Luật đất đai năm 2013 quy định:

“1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.”

ngoài ra theo Điều 168 luật Đất đai 2013:

“1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”

Do đó nếu bố bạn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, tuân thủ các quy định về sử dụng đất đai thì có quyền đứng tên mảnh đất đó theo Luật Đất đai 2013

Trong trường hợp của bạn, gia đình bạn và chú bạn nên cố gắng ngồi lại với nhau và thực hiện việc hòa giải đây để tránh gây lãng phí tiền bạc, thời gian cũng như ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Bạn nên giải thích cho chú bạn hiểu là không đủ căn cứ về việc mảnh đất ông bạn để lại là đất để thờ cúng theo pháp luật, tránh việc hiểu nhầm của chú bạn.

Do chưa có đầy đủ thông tin, tài liệu nên chúng tôi chưa thể tư vấn chính xác cho bạn. Mong rằng những quy định pháp luật trên có thể giúp bạn hiểu hơn về vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

4. Vấn đề tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong gia đình ?

Kính chào Luật LVN Group, tôi có vấn đề mong Luật sư của LVN Group giải đáp: Ông nội tôi giao trách nhiệm cho bố mẹ tôi tất cả từ đóng thuế đất ở và cúng tổ tiên từ năm 1975 đến nay. Do bệnh nặng bố tôi mất năm 1989.
Mẹ tôi gánh gồng nuôi bố chồng và ba anh em chúng tôi và đóng mọi loại thuế trong gia đình. Đến nay ông tôi đã 90 tuổi, vừa rồi xã có cấp sổ đỏ mang tên mẹ tôi. Ông nội tôi nghe theo các cô (con gái ông) đòi lại sổ đỏ và mang ra xã viết lại tên của ông và viết di chúc cho chú út (con bà hai của ông).
Vậy cho tôi hỏi sổ đỏ có sửa được không? Và ông tôi làm vậy có đúng không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người hỏi: M.N

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì mẹ của bạn đã đươc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như vây mẹ của bạn là người sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Việc ông bạn tư ý viết tên mình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ bạn để làm di chúc cho chú út của bạn là trái với quy định của pháp luật. Theo quy đinh của pháp luật thì ông bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

Điều 35. Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp khai báo không trung thực việc sử dụng đất hoặc tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận và việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp và thực hiện lại thủ tục hành chính về đất đai theo quy định đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;b) Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện theo quy định đối với trường hợp tại khoản 3 Điều này

5. Năm bí quyết trong việc giải quyết các tranh chấp pháp lý?

Chữ ký đủ thẩm quyền chỉ là một trong nhiều cách thức bảo vệ hoạt động kinh doanh của bạn khi ký kết bản hợp đồng. Hãy đối mặt với một thực tế: Không quan tâm tới bạn nỗ lực hết mức ra sao để tránh xa nó, một ngày nào đó, bạn và công ty của bạn có thể không may mắn kết thúc một tranh chấp hợp đồng tại toà án với những phán quyết bất lợi.

Đặt những lời nói đùa sang một bên, Chris Kelleher, phụ trách chuyên mục “Pháp lý” của tạp chí Entrepreneur và là Luật sư của LVN Group tư vấn kiêm chủ tịch hãng luật The Law Firm For Businesses chuyên giúp các chủ doanh nghiệp giải quyết sáng tạo các vấn đề pháp lý kinh doanh của họ, khẳng định rằng rất ít doanh nghiệp sẽ phủ nhận thực tế việc có mặt tại toà án luôn phức tạp và tốn kém chi phí, không chỉ về mặt các chi phí pháp lý liên quan mà còn bao hàm các nội dung phán quyết của toà án dẫn tới các chi phí khác phát sinh.

Hơn thế nữa, không ít trường hợp bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian quý giá, mối quan tâm và suy nghĩ khi phát sinh một tranh chấp pháp lý, trong khi nếu bản hợp đồng được soạn thảo chặt chẽ thì tất cả các khoản tiền bạc, thời gian và công sức này sẽ được dành cho công việc phát triển kinh doanh.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề pháp lý, Kelleher đưa ra 5 bí quyết giúp các doanh nghiệp tránh xa các tranh chấp tại toà án, hay nâng cao cơ hội chiến thắng khi có mặt ở đó.

1) Đưa thêm điều khoản “Bên thua kiện sẽ chịu toàn bộ các chi phí pháp lý phát sinh” vào các bản hợp đồng, thoả thuận kinh doanh của bạn

Thường là một cú sốc lớn với nhiều chủ doanh nghiệp khi họ thấy rằng pháp luật thường không có quy định rằng họ được bù đắp các chi phí pháp lý thậm chí cả khi thắng kiện. Bên thua kiện chỉ phải trả chi phí tố tụng mà không phải là các chi phí Luật sư của LVN Group, chi phí pháp lý khác cho bên thắng kiện.

Song, nếu trong bản hợp đồng có điều khoản “bên thua kiện trả toàn bộ các chi phí pháp lý”, toà án thường sẽ quyết định cho bạn được bù đắp các chi phí này bởi bên thua kiện. Hơn thế nữa, mối lo về việc phải trả các khoản tiền này có thể hạn chế những tranh chấp kiện tụng không đáng có và đưa các bên ngồi xuống bàn đàm phán nhằm tìm ra một giải pháp tốt nhất cho cả hai bên.

2) Đưa thêm điều khoản “ràng buộc trọng tài” vào những bản hợp đồng hay thoả thuận kinh doanh quan trọng của bạn

Tại hầu hết pháp luật của các quốc gia, các bên có thể tránh việc giải quyết tranh chấp tại toà án nếu họ có thoả thuận điều khoản giải quyết tại trọng tài trong bản hợp đồng thay cho toà án.

Đa phần các trường hợp, giải quyết tranh chấp thông qua con đường trọng tài sẽ nhanh chóng và ít tốn kém hơn tại toà án. Ngoài ra, tranh chấp khi giải quyết trọng tài sẽ được bảo mật, không như các vụ kiện tại toà án bị buộc phải công khai.

3) Nếu bạn phải đương đầu với vụ kiện tụng toà án, hãy kiểm tra các đại lý bảo hiểm xem liệu tranh chấp hay vụ kiện có nằm trong các Đơn bảo hiểm kinh doanh của công ty hay không

Nhiều chủ doanh nghiệp không rõ ràng mình có những bảo hiểm gì và liệu các Đơn bảo hiểm của doanh nghiệp có bao trùm các trách nhiệm pháp lý hay không.

Thay vì chỉ giả định rằng một tranh chấp hay một vụ kiện không nằm trong các bảo hiểm của doanh nghiệp, tốt nhất bạn nên kiểm tra với các đại lý bảo hiểm. Nếu tranh chấp hay vụ kiện nằm trong các đơn bảo hiểm, thường thì công ty bảo hiểm được yêu cầu trả các khoản chi phí pháp lý liên quan.

4) Mua trước các đơn bảo hiểm trách nhiệm bổ sung để bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro kinh doanh

Các đơn bảo hiểm trách nhiệm kinh doanh có thể bao trùm nhiều vấn đề khác nhau, song không thể tất cả các vấn đề được. Điều cuối cùng bạn muốn tìm ra sau khi bị kiện đó là bạn có thể đã có một đơn bảo hiểm bổ sung cho loại hình tranh chấp hiện tại của doanh nghiệp.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn có một tỷ lệ nhân viên đến và đi khá lớn, và là mục tiêu của những vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan tới đối xử nhân viên, bạn nên xác định xem cần mua đơn bảo hiểm nào để có được các khoản tiền bảo hiểm đối với loại hình tranh chấp này.

Tương tự, nếu hoạt động kinh doanh của bạn có số lượng các quảng cáo lớn, bạn nên tìm tới các đơn bảo hiểm hoạt động quảng cáo để bảo vệ doanh nghiệp khỏi các kiện tụng, tranh chấp có liên quan.

5) Đưa điều khoản “giới hạn trách nhiệm hay thiệt hại” vào các hợp đồng hay thoả thuận kinh doanh quan trọng

Nếu bạn đang giao dịch với một đối tác kinh doanh nào đó, sẽ tốt hơn cả với điều khoản trong bản hợp đồng quy định về mức giới hạn thực tế của khoản tiền trách nhiệm hay thiệt hại mà bạn có thể phải chịu nếu có điều gì đó sai.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp bạn ký một Hợp đồng lắp đặt hệ thống máy tính trị giá 10.000 USD. Trong hợp đồng đó cần có điều khoản giới hạn trách nhiệm của bạn cho những sai sót, lơ đễnh và khoản tiền bồi thường thiệt hai có thể bị kiện không vượt quá 10.000 USD.

Lúc này bạn đã biết rõ 5 bí quyết thành công trong giải quyết tranh chấp pháp lý, bạn cũng nên biết rằng việc thực thi nó không phải là nhiệm vụ cần làm một mình. Hãy thảo luận các vấn đề này với các Luật sư của LVN Group hay các đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bạn để đảm bảo rằng bạn có thể tận dụng tối đa những lợi thế từ các bí quyết này.

Đừng chậm trễ. 5 bí quyết kiện tụng này có thể tiết kiệm đáng kể cho bạn thời gian, công sức và tiền bạc, song chỉ khi bạn phải sở hữu được chúng trước khi ra toà, chứ không phải sau đó. >> Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật đất đai – Luật LVN Group