NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Giới thiệu chung:

Các nhà sản xuất Mỹ ngày càng viện dẫn luật thương mại Mỹ để có được sự bảo hộ chống những việc nhập khẩu mà họ cho rằng không được định giá đúng hay được trợ giá. Điều luật người ta thường dùng phổ biến nhất là luật chống phá giá (AD) và luật thuế bù trừ (CVD).

Các trường hợp chống phá giá và thuế bù trừ thường được ngành công nghiệp Mỹ đề nghị) cho bù những trường hợp này có thể do chính phủ tự nêu ra. Một khi các trường hợp này đưa ra, các cơ quan thuộc chính phủ Mỹ tiến hành các cuộc nghiên cứu phải tuân thủ thời hạn theo đúng luật định một cách chặt chẽ. Các cơ quan nhà nước Mỹ nói chung không thể tự ý chấm dứt việc này trừ phi bên nguyên (công ty hay tập đoàn Mỹ đệ đơn xin cứu trợ) rút lại đơn, hay Chính phủ Mỹ thấy không có dấu hiệu buôn bán không công bằng, không thấy gây tổn hại đến ngành công nghiệp trong nước. Một cuộc điều tra có thể bị đình chỉ nếu các bên cung cấp nước ngoài đồng ý ngừng phá giá, hoặc bảo trợ hàng xuất khẩu, hoặc thôi xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ.

Những điều luật này đã tồn tại ở Mỹ hơn 50 năm nay, Quốc hội Mỹ đã đưa ra những sửa đổi chủ yếu lần cuối vào năm 1979, như là một phần của đạo luật hiệp định thương mại năm 1979 sửa đổi bổ sung bằng đạo luật thương mại nàm 1988.

2. Các trường hợp chống phá giá:

Luật chống phá giá của Mỹ nhằm tăng giá hàng hóa ngoại trên thị trường Mỹ được bán thấp hơn giá trị đúng của hàng hóa đang bị phá giá. Khi chính phủ Mỹ nhận thấy hàng nhập khẩu bán phá giá và có gây ra tổn thất thì các nhà nhập khẩu Mỹ phải trả thuế cao hơn khi những hàng hóa này vào đất Mỹ.

Cần có hai điều kiện trước khi thu thuế chống phá giá : một là Bộ thương mại phải tìm ra việc các công ty nước ngoài đang bán sản phẩm ở Mỹ thấp hơn “giá trị hợp lý” và tính được chênh lệch giá của một sản phẩm bán tại thị trường nước ngoài và thị trường Mỹ (“Lệ phá giá”). Thứ hai là Ủy ban thương mại quôc tế phải quyết định được là hàng nhập phá giá gây tổn thất, hoặc có nguy cơ gây tổn thất cho ngành công nghiệp Mỹ sản xuất mặt hàng tương tự hàng nhập khẩu này.

Mỗi cuộc điều tra bao gồm ba phần chính.

Thứ nhất là Ủy ban Thương mại quốc tế phải xác định xem có “dấu hiệu hợp lý” là ngành công nghiệp Mỹ đang phải chịu tổn thất về vật chất, hay nguy cơ tương tự gây ra do hàng nhập khẩu;

Thứ hai là Bộ thương mại phải xác định được phá giá có Ị tồn tại và tính được lệ phá giá là bao nhiêu đối với mỗi tổ chức xuất khẩu được điều travà đối với mỗi nước nói chúng;

Thứ ba là Ủy ban Thương mại Quốc tế phải xác định được các nhà sản xuất Mỹ có bị tổn thất do nhập khẩu phá giá hay không.

Kết luận vụ kiện

Trên cơ sở các dữ kiện thu thập được, cơ quan điều tra sẽ họp để nhận định và đưa ra kết luận về vụ việc bán phá giá. Kết luận này phải đánh giá được nhiều vấn đề liên quan chủ yếu trên cơ sở định lượng.

Áp dụng biện pháp tạm thời

Nếu kết luận của cơ quan điều tra là có việc bán phá giá thì các biện pháp tạm thời sẽ lập tức được đưa ra nhằm hạn chế hậu quả của việc bán phá giá này.

Các biện pháp được biết đến có thể là (1) Đặt cọc, ký quỹ một số tiền nhất định và (2) Áp thuế (bổ sung) tạm thời đối với các mặt hàng bị kiện là bán phá giá.

Biện pháp tạm thời có thể được sửa đổi trong thời gian sau đó.

Cam kết về giá

Ngay sau khi đã có kết luận sơ bộ về việc bán phá giá là có thật và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất nội địa. Bên xuất khẩu (thường là từ nước bị kiện) và bên nhập khẩu (thường là từ nước đi kiện) cần phải họp với nhau để đạt được một cam kết về giá.

Các loại thỏa thuận về giá có thể đạt được là

  • Bên xuất khẩu cam kết tăng giá bán đến mức xấp xỉ giá của nhà sản xuất nội địa (song vẫn đảm bảo cạnh tranh.
  • Ngừng xuất khẩu với giá bị cho là phá giá.
  • Chấp nhận bị áp dụng quota với mặt hàng đó.
  • Chấp nhận bị áp thuế bổ sung.

Biện pháp cam kết này không áp hàng loạt mà áp tùy theo từng nhà xuất khẩu. Việc áp chế chỉ chấm dứt khi được xem là đã thích hợp và không có kiện cáo nào từ các nhà sản xuất nội địa nữa.

Tiếp tục điều tra

Biện pháp này được thực hiện nhằm thu thập thêm thông tin, chứng cứ để kết luận chính xác hơn. Quá trình này cũng nhằm thu thập các phản hồi và tác động với các bên liên quan sau khi áp dụng biện pháp.

Các phiên điều trần có thể được tổ chức trong giai đoạn này cho các bên trình bày về vấn đề của mình nhằm đạt được sự công bằng hơn.

Kết luận cuối cùng

Phải được đưa ra đúng với lộ trình điều tra nhằm làm cơ sở cho các phán quyết chính xác.

Áp dụng biện pháp chống phá giá cuối cùng

Cơ quan điều tra chống bán phá giá phải đưa ra kết luận cuối cùng. Thông thường sẽ có loại 2 kết luận:

  • Nếu mức độ phá giá là đáng kể, gây thiệt hại thực thụ với các nhà sản xuất nội địa thì nhà xuất khẩu phải chịu mức thuế chống bán phá giá. Mức thuê này không đồng đều với tất cả các nhà sản xuất mà áp tùy theo từng nhà sản xuất, tùy theo mức phá giá bị kết luận. Tuy nhiên, mức thuế bổ sung không bao giờ cao hơn mức biên độ giá chênh lệch đã xác định; nếu biên độ chênh lệch chỉ bằng và nhỏ hơn 2% thì cũng không bị áp thuế bổ sung; nếu việc áp thuế làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng thì cũng không bị áp thuế.
  • Nếu kết luận là mức phá giá không đáng kể, không ảnh hưởng thì biện pháp tạm thời được dỡ bỏ, thuế chống bán phá giá không bị áp nữa.

3. Phê duyệt kiểm tra hành chính:

Một lần trong một năm, bất kỳ bên nào có liên quan (thí dụ bên xuất khẩu, bên nhập khẩu, hoặc bên sản xuất của Mỹ), có thể đòi hỏi xem xét lại, để quyết định xem lệ phá giá có thay đổi không. Trường hợp này, Bộ Thương mại Mỹ xem xét các số liệu về hàng bán trong một thời gian từ ngày đình chỉ thanh toán tới ngày gửi bản điều tra. Quá trình xem xét lại gàn nhừ song song với giai đoạn tiến hành điều tra đầy đủ của Bộ Thương mại (một cuộc điều tra của Ủy ban Thương mại Quốc tế không được tổ chức), giả định hoàn thành trong vòng một năm, nhưng có thể lâu hơn nữa. Thẩm tra tiến hành, trong khi xem xét lại về mặt hành chính, nếu có yêu cầu như vậy của một bên liên quan cho đến khi việc một cuộc xét lạicùng với thẩm tra xảy ra. Sau khi xem xét lại, việc thẩm định không xảy ra, trừ khi Bộ Thương mại tin rằng có một dấu hiệu chắc chắn để thẩm định lại.

Sau 2 năm kể từ khi lệnh phá giá có hiệu lực, việc xem xét lại có thể được yêu cầu trên cơ sở sự thay đổi của tình hình. Một bên liên quan có thể yêu cầu xét lại kết quả phá giá ở cấp Bộ Thương mại hoặc cấp Ủy ban Thương mại Quốc tế để giám định những nghi vấn về tổn thất đã gây ra. Việc xem xét lại, do hoàn cảnh thay đổi có thể xảy ra ở bất kỳ lúc nào, nhưng bên yêu cầu phải tuyên bố là hoàn cảnh thay đổi sẽ xảy ra. Khi đó, bộ Thương mại hoặc Ủy ban Thương mại Quốc tế bắt đầu tiến hành xem xét lại.

Sau khi hoàn thành việc xem xét lại, lệ phá giá mới có thể cao hơn hoặc thấp hơn lề phá giá ban đau, được áp dụng cho hàng nhập khẩu nhập vào Mỹ trong thời gian xem xét. Ngoài ra lề mới trở thành tỷ lệ đặt cọc thuế cho thời giạn tiếp thẹo. Quá trình xem xét lại được tiếp tục tiến hành cho đến khi nào có một hãng làm ăn tiếp với giá bán hàng không thấp hơn giá ngoài chợ. Về điểm này bên xuất khẩu có thể áp dụng việc hủy bỏ lệnh chống phá giá.

4. Thỏa thuận đình chỉ:

Các cuộc điều tra chống phá giá có thể chấm dứt hoặc bị đình chỉ nếu đơn yêu cầu được rút hoặc bên xuất khẩu thỏa thuận (1) ngừng phá giá (2) đình xuất khẩu hàng phá giá hay (3) loại trừ những tác hại của hàng xuất khẩu.

4.1 Rút đơn:

Việc tiến hành chống phá giá có thể chấm dứt nếu như bên đệ đơn thu hồi lại đơn (điều này có thể xảy ra trong trường hợp chính phủ nước ngoài thực hiện các hạn chế xuất khẩu tự nguyện). Bộ Thương mại phải được chứng minh rằng chấm dứt điều tra là vì lợi ích chung, nếu như họ không chứng minh được thì Bộ Thương mại có thể tiếp tục xem xét trường hợp này.

4.2 Các hoạt động của bên xuất khẩu:

Một cuộc điều tra có thể bị đình chỉ lại nếu Các bên nhập khẩu chiếm ít nhất 85% hoạt động buôn bán hàng đã được điều tra thỏa thuận ngừng (hàng) nhập khẩu sang Mỹ trong vòng 6 tháng, hoặc loại trừ Số giá trên thị trường vượt giá ở Mỹ. Phương án sau có thể rất hấp dẫn các bên cung cấp nước ngoài, nhưng thực tế hiếm khi Bô Thương mại thỏa thuận được việc đình chỉ các cuộc điều tra chống phá giá, vì đề phòng những ẩn ý có thể không đúng sự thật.
Trong những trường hợp đặc biệt, luật chống phá giá của Mỹ cho phép các bên cung cấp nước ngoài chiếm 85% hoạt động buôn bán có thể thỏa thuận, bảo đảm rằng lệ phá giá thấp hơn giá thị trường trung bình, tính theo trọng lượng lô hàng nhập vào Mỹ không quá 85% lê trung bình, tính theo trọng lượng được đặt ra trong quá trình điều tra. Bộ Thương mại có thể đình chỉ cuộc điều tra, nếu bên xuất khẩu thỏa thuận và Bộ Thương mại ra quyết định là một hiệp định như vậy sẽ giúp giảm hoặc dìm giá nội địa. Khi khả năng này cho phép bên xuất khẩu giảm giá 15%, và như vậy đòi hỏi Trung tổn thất. Bộ Thương mại không bao giờ chấp nhận một thỏa thuận đình chỉ trên cơ sở việc loại bỏ những ảnh hưởng bất lợi của hàng nhập khẩu phá giá.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group