1. Khái quát chung

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là nhóm tội phạm được quy định tại chương đầu tiên trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự (BLHS). Nhóm tội phạm này có tính chất nguy hiểm cho xã hội rất đặc biệt vì có khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội giữ vị trí quan trọng có tính quyết định trong hệ thống các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Đó là an ninh quốc gia. Đảm bảo an ninh quốc gia là điều kiện cần thiết cho sự đảm bảo các quan hệ xã hội khác. Trong đó, an ninh quốc gia được hiểu “là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chù nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quổc”Sỉ} Xét về cơ cấu, an ninh quốc gia còn được hiểu là tổng thể các vấn đề an ninh trên các lĩnh vực khác nhau như an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng – văn hoá, an ninh xã hội, an ninh quốc phòng, an ninh đối ngoại V.V.. Trong đó, an ninh chính trị là trung tâm, giữ vai trò quyết định của an ninh quốc gia. Trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia có tội có thể xâm phạm an ninh quốc gia trong tổng thể nhưng cũng có tội chỉ có thể xâm phạm an ninh quốc gia thuộc lĩnh vực cụ thể nhất định. Tuy nhiên, tội xâm phạm an ninh quốc gia thuộc lĩnh vực chính trị cũng được coi là xâm phạm an ninh quốc gia trong tổng thể do ý nghĩa quyết định của lĩnh vực an ninh này.
Căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam và quốc tế; dựa trên kinh nghiệm đấu tranh chống các hoạt động xâm phạm an ninh quốc
gia cũng như kinh nghiệm lập pháp hình sự trong lĩnh vực này, BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định từ Điều 108 đến Điều 121 mười bốn tội danh khác nhau thuộc chương XIII “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”.
Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, BLHS Việt Nam năm 1985 là văn bản quy phạm pháp luật hình sự đầu tiên sử dụng khái niệm “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”. Tuy nhiên, khái niệm này được sử dụng khi đó với nghĩa rộng hơn so với hiện nay. Theo BLHS năm 1985, các tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm hai nhóm tội phạm: Nhóm các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia và nhóm các tội phạm khác xâm phạm an ninh quốc gia. Hai nhóm tội phạm này khác nhau trước hết ở mục đích phạm tội. Nhóm tội phạm thứ nhất có mục đích chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam và nhóm tội phạm thứ hai không có mục đích phạm tội này. Nhóm tội thứ nhất gồm: Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội hoạt động phỉ; Tội khủng bố; Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH; Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tể – xã hội; Tội phá hoại chính sách đoàn kết; Tội tuyên truyền chống chế độ XHCN; Tội phá rối an ninh; Tội chống phá trại giam; Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân. Nhóm tội thứ hai gồm: Tội chiếm đoạt máy bay, tàu thủy; Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài trái phép; Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép; Tội vi phạm các quy định về hàng không; Tội vi phạm các quy định về hàng hải; Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước; Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước; Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; Tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá hủy tiền tệ; Tội truyền bá văn hoá đồi trụy.
Trong BLHS năm 1999, khái niệm “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” được sử dụng theo nghĩa như hiện nay và tương ứng với khái niệm “Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia” đã được sử dụng trong BLHS năm 1985. Kể từ đây, khái niệm “Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia” và khái niệm “Các tội khác xâm phạm an ninh quốc gia” không còn được sử dụng. Các tội danh cụ thể thuộc “Các tội phạm khác xâm phạm an ninh quốc gia” đã được đưa về các chương tội phạm tương ứng. Vỉ dự. Tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ; Tội phá hủy các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia được đưa về chương Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới được đưa về chương Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; v.v..
Trong BLHS năm 2015, khái niệm “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” được sử dụng theo nghĩa như đã được sử dụng trong BLHS năm 1999. Tuy vẫn quy định 14 tội danh thuộc “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” như BLHS năm 1999, nhưng BLHS năm 2015 đã bỏ “Tội hoạt động phỉ” và tách “Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm mục đích chống chính quyền dân chủ nhân dân” thành hai tội danh độc lập là “Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” (Điều 120) và “Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” (Điều 121).

2. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ờ lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định như thế nào?

Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ờ lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 121. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ờ lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
1. Người nào trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chổng chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân chịu mức án như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

3. Bình luân

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; khoản 2 quy định trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và khoản 3 quy định trường họp chuẩn bị phạm tội.
Theo khoản 1 của điều luật, tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân có các dấu hiệu pháp lý sau:

3.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

3.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân là các hành vi sau:
+ Hành vi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam một cách bất hợp pháp (có thể công khai qua cửa khẩu bằng giấy tờ giả mạo hoặc lén lút không qua cửa khẩu); hoặc
+ Hành vi ở lại nước ngoài trái phép: Đây là hành vi không trở về Việt Nam khi hết hạn được phép ở nước ngoài.
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý. Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt tội phạm này với tội phạm được quy định tại Điều 347 BLHS.

3.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể và dấu hiệu mục đích phạm tội

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý. Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt tội phạm này với tội phạm được quy định tại Điều 347 BLHS.

3.4 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được áp dụng cho người phạm tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Khoản 3 của điều luật quy đậili khung hình phạt có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường họp chuẩn bị phạm tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân. Quy định này là điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999, thể hiện rõ đường lối xử lý có sự phân hóa trách nhiệm hình sự một cách rõ ràng giữa trường hợp chuẩn bị phạm tội và trường họp tội phạm hoàn thành ở tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.

4. Hình phạt bổ sung trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì?

Hình phạt bổ sung trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 122. Hình phạt bổ sung
Người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị tước một số quyển công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cụ thể có nghĩa là, điều luật quy định chung về các hình phạt bổ sung có thể-được áp dụng kèm theo hình phạt chính cho người phạm một trong các tội phạm được quy định tại chương XIII “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”. Đó là các hình phạt bổ sung: Tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ,tài sản.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group