Trong thời gian làm việc có một vài hôm tan học muộn nên em đi làm muộn 10 đến 20 phút. Đến cuối tháng nhận lương thì em bị trừ từ 50 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng. Em thắc mắc thì được chủ thông báo rằng đó là phạt đó em đi làm muộn và nó đã được quy định trong nội quy lao động. Tuy nhiên, nội quy lao động thì không được thông báo, phổ biến cho mọi người.( hầu hết chỉ biết đến khi đãbị trừ lương). Có bao nhiêu sinh viên đi làm thêm đều cùng chung cảnh ngộ như em nhưng họ không giám lên tiếng. Luật sư cho em hỏi là như vậy có vi phạm pháp luật không ạ ?

Rất mong nhận được tư vấn của Luật sư của LVN Group, Em chân thành cảm ơn.

Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý: 

Bộ luật lao động 2012

2. Luật sư trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty luật LVN Group, nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

– Về nội quy lao động, 

Điều 119. Nội quy lao động

1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.

2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

b) Trật tự tại nơi làm việc;

c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;

d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

3. Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Nội quy lạo động là bản thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và tập thể lao động về các điều kiện làm việc; an toàn lao động, vệ sinh lao động ; bảo đảm bí mật kinh doanh và kỷ luật lao động. Nội quy lao động phải được sự chấp thuận của đa số người lao động và phải được thông báo đến người lao động, những nội dung chính cần được niêm yết ở nơi cần thiết.

– Về kỷ luật lao động, Các hình thức sử lý kỷ luật lao động được quy định trong bộ luật lao động gồm: 

+ khiển trách

+ kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng

+ cách chức

+ Sa thải

điều 128 bộ luật lao động quy định 

Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

=>> Căn cứ vào quy định trên và thông tin mà bạn cung cấp thì hoàn toàn có đủ căn cứ cho rằng người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền, cắt lương như trên là vi phạm pháp luật lao động.

Có thể nói, lương là một khoản tiền công trả cho người lao động sau khi họ đã ứng ra trước sức lao động cho người sử dụng lao động. Phần tiền ấy là cả mồ hôi, nước mắt của người lao động nên không có lí do gì để cắt lương hay dùng các hình thức phạt tiền. Trong trường hợp có thiệt hại sảy ra thì được xử lý theo quy định sau: 

Điều 130. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

 Chúng tôi hi vọng nội dung tư vấn này sẽ giúp ích cho bạn. 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, nếu còn gì vướng mắc, chưa rõ hay cần tư vấn bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.0191 để được Luật sư của LVN Group tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group