1. Bị can phạm nhiều tội có thể nhập để tiến hành điều tra
Thưa Luật sư của LVN Group, Anh Phạm Xuân M có thực hiện hành vi cướp giật tài sản của bà Nguyễn Thị M nhưng không bị pháp hiện sau đó 5 tháng anh M có thực hiện hành vi lừa dảo chiếm đoạt tài sản đối với chị C và bị bắt quả tang. Trong quá trình điều tra anh M khai nhận trước đó 5 tháng cũng thực hiện hành vi cướp giật tài sản . Vậy cho tôi hỏi trường hợp này có thể nhập để điều tra không ?
Luật sư trả lời :
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Câu hỏi của bạn được đội ngũ Luật sư của LVN Group biên tập và trả lời bạn như sau :
Căn cứ theo điểm a khảon 1 điều 170 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :
Điều 170. Nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra
1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Bị can phạm nhiều tội;
b) Bị can phạm tội nhiều lần;
c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
2. Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.
Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Khi nào được tách vụ án
Căn cứ theo khoản 2 điều 170 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tách vụ án:
Điều 170. Nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra
1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Bị can phạm nhiều tội;
b) Bị can phạm tội nhiều lần;
c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
2. Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.
3. Quy định về nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra
>> Xem thêm: Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”
Để việc tiến hành điều tra các vụ án hình sự được đầy đủ, nhanh chóng và chính xác, đảm bảo yêu cầu của công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trong những trường hợp nhất định có thể nhập hoặc tách vụ án hình sự để điều tra. Cụ thể là:
Có thể nhập để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án những trường hợp sau:
– Bị can phạm nhiều tội. Ví dụ: bị can A thực hiện hành vi hiếp dâm đối với B, sau đó lại dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của B. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án đối với cả hai tội: hiếp dâm và cướp tài sản.
– Nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm. Ví dụ: A, B và c cùng thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho D.
– Cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm quy định tại Điều 389 và Điều 390 của Bộ luật hình sự. Ví dụ: A là người thực hiện hành vi giết người B là người biết được hành vi phạm tội của A đã không tố giác hành vi đó. Cơ quan điều tra có thể nhập vụ án giết người (bị can là A) và vụ án không tố giác tội phạm (bị can là B) để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án.
Khi nhập vụ án để tiến hành điều tra cần lưu ý, không được nhập các vụ án hình sự để điều tra nếu các vụ án đó là những vụ án riêng biệt, các tội phạm đã được thực hiện không có quan hệ với nhau hoặc hoạt động của các bị can trong các vụ án đó không có quan hệ với nhau.
Ví dụ: Cơ quan điều tra thụ lý một vụ cướp tài sản, trong đó A là người thực hiện hành vi phạm tội, B là người bị hại và một vụ cố ý gây thương tích, trong đó X là người thực hiện hành vi phạm tội, Y là người bị hại. Đây là hai vụ án hoàn toàn riêng biệt. Mặc dù có thể xảy ra cùng địa bàn, cùng thời gian nhưng chúng không có mối liên hệ với nhau thì Cơ quan điều tra không thể nhập vụ án để điều tra.
Đối với việc tách vụ án hình sự, yêu cầu đối với các Cơ quan điều tra là chỉ được tách vụ án trong những trường hợp thật cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách sẽ không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.
Ví dụ: trong một vụ án có quá nhiều bị can và quá nhiều hành vi phạm tội mà Cơ quan điều tra không thể hoàn thành việc điều tra vụ án trong thời hạn luật định thì có thể tách riêng một số tội hoặc một số bị can để điều tra sau nếu như việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.
Quyết định nhập hoặc tách vụ án hình sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định.
4. Căn cứ nhập hoặc tách vụ án
>> Xem thêm: Mớm cung là gì ? Quy định của pháp luật về hành vi mớm cung
– Đối với nhập vụ án: Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
- Bị can phạm nhiều tội: Được hiểu là khi bị can phạm từ 2 tội khác nhau trở lên. Tức là trong trường hợp này bị can đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội và mỗi hành vi cấu thành một tội phạm độc lập hoặc chỉ thực hiện một hành vi và hành vi đó cấu thành nhiều tội phạm khác nhau. VD: Bị can phạm tội hiếp dâm và phạm tội trộm cắp tài sản
- Bị can phạm tội nhiều lần: Được hiểu là trường hợp bị can đã thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm, những hành vi đó đều cấu thành cùng một tội phạm (xâm phạm cùng một khách thể) và chưa có hành vi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự đồng thời các hành vi đó đều chưa hết thời hiệu để bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
– Đối với tách vụ án: theo quy định của BLTTHS thì chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
5.Thẩm quyền áp dụng
>> Xem thêm: Khám nghiệm hiện trường là gì? Khái quát chung về khám nghiệm hiện trường
Đối với việc nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra thì thẩm quyền thực hiện sẽ thuộc về Cơ quan điều tra. Tuy nhiên việc nhập hoặc tách vụ án chỉ được thực hiện khi có căn cứ mà BLTTHS 2015 đã quy định.
Một lưu ý là quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do
Kết luận: Quy định về nhập hoặc tách vụ án hình sự là một trong những quy định quan trọng của BLTTHS. Quy định trên được ban hành nhằm đảm bảo cho việc tiến hành điều tra các vụ án hình sự được đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, và có thể đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu tranh chống tội phạm
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về điều tra vụ án hình sự và chuyển, sáp nhập vụ án hình sự để điều tra. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group