1. Quy định về bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án

>> Xem thêm: Nghị án trong vụ án dân sự là gì ? Quy định về nghị án, tuyên án trong vụ án dân sự ?

Tố tụng hình sự là những trình tự, thủ tục của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể có phải là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự hay không, người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự không và một số vấn đề liên quan đến thi hánh án hình sự. Trong đó, việc Hội đồng xét xử tiến hành các thủ tục xét xử tại phiên tòa là một phần của quá trình tố tụng. Người bị đưa ra xét xử là bị cáo, bị cơ quan tiến hành tố tụng là Tòa án có Quyết định đưa ra xét xử theo quy định tại bộ luật Tố tụng hình sự. Bị cáo không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, dù bị cáo bị tuyên là có tội tại phiên tòa sơ thẩm và bị bắt tạm giam nhưng vẫn chưa bị coi là có tội và phải chấp hành bản án do bị cáo có quyền kháng cáo, Tòa án, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho hoạt động tố tụng, bảo vệ an toàn cho xã hội và những người liên quan trong vụ án, bị cáo có thể bị Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp ngăn chặn, cụ thể:

“Điều 329. Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án

1. Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộ luật này.

2. Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.

3. Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.

4. Trường hợp bị cáo bị xử phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.”

2. Các trường hợp tạm giam đối với bị cáo

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù và đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án. Như vậy, căn cứ để Hội đồng xét xử quyết định biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị cáo là bị cáo đang bị tạm giam trước khi xét xử và bị Hội đồng xét xử quyết định phạt tù.

Ngoài trường hợp đến ngày kết thúc phiên tòa thờihạn tạm giam thực sự đã hết (ví dụ: trường hợp Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa để hoàn thành việc xét xử), thì cũng được coi là thời hạn tạm giam đã hết, nếu thời hạn tạm giam tuy đang còn, nhưng không đủ để thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo.

Trường hợp bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc bị cáo bị phạt tù nhưng thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam thì Hội đồng xét xử không được áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ.

Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt, tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.

3. Thời hạn tạm giam bị cáo

>> Xem thêm: Nguyên tắc có đi có lại là gì ? Phân tích nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ quốc tế

Nếu bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù mà sau khi trừ đi thời gian tạm giam, thời hạn hình phạt tù còn lại từ 45 (bốn mươi lăm) ngày trở lên, thì quyết định tạm giam của Hội đồng xét xử ghi thời hạn tạm giam là 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày tuyên án. Nếu thời hạn hình phạt tù còn lại dưới 45 (bốn mươi lăm) ngày, thì quyết định tạm giam ghi thời hạn tạm giam bằng thời hạn hình phạt tù còn lại, kể từ ngày tuyên án và cần ghi thêm: “hết thời hạn tạm giam này, Trại tạm giam có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo, nếu họ không bị giam, giữ về hành vi phạm pháp luật khác”.

Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Thời hạn tạm giam bị cáo trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.

Đối với bị cáo bị phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án. Trong trường hợp này, thời hạn tạm giam là vô thời hạn. Đây là quy định mới bổ sung cho khiếm khuyết của Bộ luật cũ khi không quy định biện pháp tạm giam đối với bị cáo bị tuyên phạt tử hình.

4. Bình luận về bắt giam bị cáo sau khi tuyên án

>> Xem thêm: Những quyết định thuộc thẩm quyền toà án trong khi chuẩn bị xét xử ?

Bắt giam bị cáo sau khi tuyên án là một trong những biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành án, do đó đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đặc biệt là ở giai đoạn xét xử phải xem xét một cách toàn diện và đầy đủ để ra một quyết định chính xác. Mặc dù tại Điều 202 BLTTHS năm trước đó cũng đã quy định về vấn đề này, song nội dung của điều luật chưa được cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn còn nhiều vướng mắc và buộc các cơ quan có thẩm quyền phải ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa hết hạn tạm giam thì Tòa án lại tiếp tục ra quyết định tạm giam để bảo đảm việc thi hành án… tương tự như nội dung quy định của BLTTHS năm cũ.

Tuy nhiên, trên thực tế đã xảy ra không ít trường hợp sau khi tuyên án bị cáo không bị bắt giam ngay để bảo đảm cho việc thi hành án mà cho tại ngoại để chờ thi hành án dẫn đến việc bị cáo bỏ trốn gây khó khăn cho công tác thi hành án. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, BLTTHS năm cũ đã có những sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể các trường hợp bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án, cụ thể:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 228 BLTTHS năm cũ thì: Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này đó là trường hợp bị cáo bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo và thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.

Cũng tại khoản 2 của Điều luật này còn quy định: Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Với quy định này cho thấy, để bảo đảm tính chặt chẽ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đặc biệt này, BLTTHS năm cũ đã hạn chế người có thẩm quyền bắt bị cáo để tạm giam, theo BLTTHS trước đó thì thẩm phán – chủ tọa phiên tòa ở giai đoạn xét xử sơ thẩm có quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam nhưng theo quy định của BLTTHS năm cũ thì Hội đồng xét xử mới có quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam.

Ngoài ra, tại khoản 3 của Điều luật này còn quy định rõ ràng và cụ thể thời hạn tạm giam bị cáo trong các trường hợp nêu trên là 45 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo bị phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án. Với những vấn đề mới được sửa đổi, bổ sung trên sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng được cụ thể hơn, tránh tình trạng lạm dụng tạm giam bị cáo quá lâu mà không có các quyết định bắt tạm giam của cơ quan có thẩm quyền.

5. Một số quy định khác về bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoạigọi:1900.0191

Bắt giam bị cáo sau khi tuyên án là một trong những biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành án, do đó đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đặc biệt là ở giai đoạn xét xử phải xem xét một cách toàn diện và đầy đủ để ra một quyết định chính xác. Qua bài viết này đội ngũ chuyên viên Luật sư của văn phòng Luật sư Thủ Đô xin được phân tích, bình luận các quy định của pháp luật về bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án.

Quy định của pháp luật về tạm giam bị cáo sau khi tuyên án được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:

Một là, trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Hai là, trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.

Ba là, thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 45 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp bị cáo bị xử phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.

Thời hạn tạm giam bị cáo:

– Nếu bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù mà sau khi trừ đi thời gian tạm giam, thời hạn hình phạt tù còn lại từ 45 (bốn mươi lăm) ngày trở lên, thì quyết định tạm giam của Hội đồng xét xử ghi thời hạn tạm giam là 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày tuyên án. Nếu thời hạn hình phạt tù còn lại dưới 45 (bốn mươi lăm) ngày, thì quyết định tạm giam ghi thời hạn tạm giam bằng thời hạn hình phạt tù còn lại, kể từ ngày tuyên án và cần ghi thêm: “hết thời hạn tạm giam này, Trại tạm giam có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo, nếu họ không bị giam, giữ về hành vi phạm pháp luật khác”.

– Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Thời hạn tạm giam bị cáo trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.

– Đối với bị cáo bị phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án. Trong trường hợp này, thời hạn tạm giam là vô thời hạn. Đây là quy định mới bổ sung cho khiếm khuyết của Bộ luật cũ khi không quy định biện pháp tạm giam đối với bị cáo bị tuyên phạt tử hình.

Luật LVN Group ( Sưu tầm và Biên tập )