1. Khi nào sẽ bị tạm giữ xe vi phạm giao thông ?

Dạ xin chào Luật sư của LVN Group, Luật sư của LVN Group cho em hỏi là em bị phạt vượt đèn đỏ nên bị tước Giấy phép lái xe 1 tháng, và em lại chạy quá tốc độ 57/40, em lại bị tạm giữ xe, em đã lấy giấy quyết định và đóng phạt tiền vượt đèn đỏ, em có thể lấy xe ra được không? Bên cảnh sát giao thông người thì kêu chỉ cần giấy quyết định, người kêu phải có bằng lái?
Dạ xin chào Luật sư của LVN Group ạ ! Xin Luật sư của LVN Group giải đáp cho em một thắc mắc nho nhỏ về vấn đề vi phạm an toàn giao thông sau được không. Dạ tình hình là em đi xe máy chở 02 người (chưa tính em) và chỉ có em là đội mũ bảo hiểm, không mang theo giấy phép lái xe, bảo hiểm xe vậy nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn cho em mấy câu hỏi đó là cơ quan chức năng tạm giữ xe máy của em 07 ngày vậy bây giờ nếu chưa tới hạn nhưng em cầm giấy phép lái xe lên và khiếu nại muốn lấy xe máy ra trước thời hạn rồi yêu cầu họ lập lại biên bản vi phạm chỉ giữ giấy đăng ký xe có được không ạ, em mới vi phạm hồi 20h ngày 09/03/2016 thôi và chưa có quyết định xử phạt.
Dạ em xin chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group rất nhiều, em xin chào!

Trả lời:

​Trong quá trình lưu thông, theo luật giao thông đường bộ quy định cụ thể về những trường hợp cảnh sát giao thông có quyền giữ phương tiện (xe) tham gia giao thông vi phạm quy định. Luật LVN Group tư vấn và giải đáp các trường hợp cụ thể:

Khoản 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

“Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.”

>> Trong trường hợp muốn nhận lại phương tiên bị tạm giữ, bạn phải xuất trình Biên bản (Quyết định) xử phạt.

Thưa Luật sư của LVN Group, Luật sư cho e hỏi e bị tạm giữ xe thì cảnh sát có được quyền giữ cả chìa khóa không ạ ? Cảm ơn!

>> Đối với việc tạm giữ chìa khóa, hiện nay chưa có văn bản nào cho phép người có thẩm quyền xử phạt được tạm giữ chìa khóa xe của người vi phạm, do vậy về nguyên tắc, nếu người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ chìa khóa của người vi phạm là trái quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật giao thông miễn phí trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Thời gian tạm giữ xe tai nạn giao thông ?

Kính chào quý Luật sư của LVN Group LVN Group! Tôi gặp một vấn đề mong Luật sư của LVN Group có thể tư vấn giúp tôi. Trong lúc tôi đang trên đường về nhà thì tôi có va chạm với 1 xe gắn máy laàm xảy ra tai nạn giao thông. Xe của tôi đã bị tạm cảnh sát giao thông tạm giữ đến đã được 14 ngày (từ ngày 6-4-2016 ) .
Tôi có lên phía cảnh sát giao thông( CSGT) hỏi thì họ thông báo khi nào bên kia lên viết lời khai rồi mới giải quyết. Vậy Luật sư cho tôi hỏi:
– Nếu lỡ bên kia họ không lên CSGT làm việc, thì xe của tôi sẽ được xử lý ra sao?
– Thời gian tạm giữ xe của tôi là trong thời hạn bao lâu là đúng với qui định pháp luật ? Liệu có bị giam xe luôn không Luật sư của LVN Group?

Trả lời:

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

“1. Tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan:

a) Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;

b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;

c) Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

– Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;

– Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

– Thời hạn tạm giữ phương tiện được quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Từ các quy định trên, nếu qua quá trình điều tra, cơ quan điều tra không quyết định khởi tố vụ án hình sự thì bạn có thể làm đơn đề nghị trả xe gửi cơ quan công an để được trả lại xe. Thời gian giữ xe thông thường là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ, trong trường hợp của bạn vì bên bị tai nạn không có mặt để thực hiện quá trình điều tra, nên cơ quan giao thông đã tạm giữ xe của bạn 16 ngày điều tra là hợp lý, tuy nhiên tối đa chỉ là 30 ngày, nếu quá thời hạn thì phải có giấy thông báo gia hạn tạm giữ xe của bạn. Bạn theo dõi thời gian tạm giữ xe theo quy định trên để làm đề nghị được trả xe và đảm bảo quyền lợi của mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Phải làm gì khi bị công an giữ xe ?

Kính chào Luật LVN Group, em có một vấn đề mong các Luật sư của LVN Group giải đáp: Anh trai của em hôm 30/4 có đi xem đá gà và bị công an bắt giữ luôn 1 chiếc xe với tiền trong người chỉ có 21.000đ, anh em được bảo lãnh về và phải nộp trước 1,5 triệu đồng nhưng không có biên lai gì cả. Tới hôm nay là 15 ngày rồi nhưng xe vẫn không lấy về được. Vậy em phải làm sao để lấy xe ra được và bao lâu nữa thì vụ việc mới được giải quyết ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: P.T

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Theo như thông tin bạn đưa ra thì xe của anh trai bạn bị công an bắt giữ nhưng do bạn không nói rõ xe của anh trai bạn bị giữ do vi phạm gì và 1,5 triệu tiền nộp trước là tiền bảo lãnh hay tiền nộp phạt nên chúng tôi đưa ra phân tích như sau:

Thứ nhất, về việc bị giữ xe:

Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội quy định như sau:

“1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”

Thứ hai, về việc nộp trước 1,5 triệu đồng:

Bạn có nói là anh bạn được bảo lãnh về và nộp trước 1,5 triệu và không có biên lai gì cả. Nếu 1,5 triệu là tiền phạt thì phải có biên lai, còn là tiền bảo lãnh thì việc đặt tiền bảo lãnh phải được lập thành biên bản.

Khoản 3 Điều 15 Nghị định 115/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính quy định: “3. Thủ tục và mức tiền đặt bảo lãnh:

a) Tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh cho người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm. Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt.
Việc đặt tiền bảo lãnh và trả lại số tiền đó phải được lập biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, một bản giao cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành số tiền xử phạt; trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì phần còn lại của số tiền đặt bảo lãnh sau khi trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh.”

Do anh trai bạn nộp tiền mà không có biên lai hay giấy tờ gì nên rất khó chứng minh được anh trai bạn đã nộp số tiền đó.

Thứ ba, về thời hạn tạm giữ xe:

Nếu vi phạm của anh trai bạn thuộc vào vụ vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì xe của anh trai bạn có thể bị giữ tối đa là 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Còn thông thường sẽ là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Như vậy, anh trai bạn cần phải đến nơi tạm giữ xe trình bày về việc đã nộp trước 1,5 triệu và đồng thời phải chấp hành quyết định xử phạt để được lấy lại xe.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc 1900.0191 . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng!

4. Cảnh sát cơ động có quyền giữ xe không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, theo tôi được biết thì cảnh sát cơ động không có thẩm quyền xử lý những xe máy không lắp gương chiếu hậu và chuyển làn không bật đèn tín hiệu. Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi là lực lượng cảnh sát cơ động không có quyền xử lý lỗi trên thì có được dừng xe để chờ lực lượng cảnh sát giao thông đến xử lý không?
Tôi xin cảm ơn!

Cảnh sát cơ động có quyền giữ xe không ?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, giao thông trực tuyến gọi: 1900.0191

Trả lời

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi.

Căn cứ vào khoản 1 điều 14 Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012của Bộ Công An quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ: Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

– Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

Tuy nhiên, theo Khoản 4 điều 17 Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012của Bộ Công An quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ “Trường hợp vụ, việc vi phạm hành chính (trừ xử phạt theo thủ tục đơn giản) thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, nếu thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì ra quyết định xử phạt, nếu không thuộc thẩm quyền xử phạt (hình thức xử phạt, xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả) thì phải chuyển vụ, việc vi phạm đến người có thẩm quyền để xử phạt”

Như vậy, cảnh sát cơ động có thể chuyển vụ vi phạm đến cảnh sát giao thông để xử lý khi không thuộc thẩm quyền xử phạt.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi. Bạn có thể gọi điện: Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến, gọi ngay:1900.0191để được tư vấn trực tiếp. Trân trọng! Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật LVN Group