Và có nhận xét các bên liên quan: có ghi công ty em có thực hiện lưu mẫu nhưng thiếu khối lượng và thiếu món cải xào do sau khi em lấy mẫu nhà ăn tự ý thêm vào cho công nhân ăn mà không báo với em, em lưu mẫu thiếu khối lượng vì công ty không yêu cầu em lưu mẫu bao nhiêu và lưu mẫu chưa thông qua cơ quan chức năng ( cục an toàn thực phẩm) hiện tại, trưởng phòng nhân sự yêu cầu em viết kiểm điểm.
Vậy em nên giải quyết thế nào? Chưa có cuộc họp nào họp với em để truy cứu trách nhiệm của em. Phần nhà ăn đã chịu toàn bộ chi phí dù nguyên nhân nào ?
Xin Luật sư của LVN Group giải đáp giùm em. Em xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự Công ty luật LVN Group

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật an toàn thực phẩm năm 2010

Bộ luật lao động số 10/2012/QH13

2. Luật sư tư vấn:

Điều 53 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định: 

“Điều 53. Khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm

1. Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trong nước hoặc nước ngoài nhưng có ảnh hưởng tới Việt Nam phải khai báo với cơ sở y tế, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương để có biện pháp khắc phục kịp thời.

2. Các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:

a) Phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người;

b) Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh;

c) Đình chỉ sản xuất, kinh doanh; thu hồi và xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường;

d) Thông báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan;

đ) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Quy định cụ thể việc khai báo sự cố về an toàn thực phẩm;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra ở nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng tới Việt Nam.

5. Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.”

Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra vụ việc thì công ty có trách nhiệm phối hợp điều tra. Tuy nhiên, khi phối hợp điều tra, lấy mẫu thì bạn đã lấy đủ, sau khi lấy mẫu thì nhà ăn tự ý thêm mà không báo cáo nên lỗi đó không thuộc về bạn. Việc bạn được yêu cầu viết bản kiểm điểm đúng hay sai phụ thuộc vào nội quy của công ty và quy chế của mỗi công ty, tuy nhiên trong trường hợp này bạn có thể viết bản tường trình thay vì viết bản kiểm điểm để trình bày về sự việc nếu như yếu tố lỗi không thuộc về bạn. 

Nếu như người sử dụng lao động muốn xử lý kỷ luật bạn vì đã có hành vi vi phạm quy định về vệ sinh lao động thì người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của bạn trong vụ việc. Bạn có thể trao đổi với người bên phía nhà ăn để chứng minh bạn không có lỗi. Công ty không chứng minh được lỗi của bạn thì sẽ không được xử lý kỷ luật bạn vì không đáp ứng được điều kiện quy định tại điều 123 Bộ luật lao động năm 2012. 

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về vấn đề bạn thắc mắc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group