1.Khi chuẩn bị đưa ra xét xử mà người bị hại rút đơn kiện thì có được đình chỉ vụ án hình sự ?

>> Xem thêm: Mớm cung là gì ? Quy định của pháp luật về hành vi mớm cung

Thưa Luật sư của LVN Group, em trai tôi năm nay đã 20 tuổi và có người yêu 15 tuổi . Trong qua trình yêu nhau hai em quan hệ với nhau là do người yêu kia tự nguyện nhưng không lâu sau đó gia đình em gái phát hiện ra và kiện em trai tôi trong đơn kiện có ghi là ép buộc . Em trai tôi không đủ bằng chứng để chứng minh được là hai em đã tự nguyện. Khi chuẩn bị xét xử thì hai gia đình đã thoả thuận được và bên nhà em gái đồng ý rút đơn kiện . Vậy tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group pháp luât quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định như thế nào và trong trường hợp này của em tôi có được đình chỉ vụ án không ?

Luật sư trả lời :

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật LVN Group. Câu hỏi của bạn dược đội ngũ Luật sư của LVN Group của chúng tôi biên tập và trả lời bạn như sau :

Căn cứ pháp lý về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau theo bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định :

Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Đối với 02 người trở lên;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp này được phép đình chỉ vụ án cụ thể căn cứ theo Khoản 2 điều 155 và điểm a khoản 1 điều 282 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Điều 282. Đình chỉ vụ án

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này;

b) Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

2. Hai trường hợp vụ án được đình chỉ giải quyết hiện nay

>> Xem thêm: Vướng mắc trong nhập, tách vụ án hình sự – Một số kiến nghị

Một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, sau đây là 02 trường hợp vụ án được đình chỉ giải quyết theo quy định mới nhất.

Vụ án đình chỉ khi người bị hại rút đơn yêu cầu

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, chỉ khi người bị hại hoặc người đại diện (khi bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết) có yêu cầu thì người nào phạm 10 tội sau mới bị khởi tố:

– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;

– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

– Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

– Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;

– Hiếp dâm;

– Cưỡng dâm;

– Làm nhục người khác;

– Vu khống;

– Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

Nếu bị hại rút yêu cầu khởi tố, vụ án phải được đình chỉ. Tuy nhiên, nếu có căn cứ cho rằng việc bị hại hoặc người đại diện của người này rút đơn yêu cầu khởi tố do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng với vụ án này.

Lưu ý: Bị hại hoặc người đại diện của họ đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại trừ trường hợp bị ép buộc.

Việc người bị hại yêu cầu cũng là một trong các căn cứ để khởi tố vụ án nên việc người này rút đơn cũng được coi là một căn cứ để cơ quan có thẩm quyền không khởi tố vụ án.

Đình chỉ vụ án khi không có căn cứ để khởi tố

Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền sẽ không khởi tố vụ án nếu có một trong các lý do sau:

– Sau khi điều tra, xem xét các chứng cứ hoặc người bị tình nghi (người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị tình nghi) đã chứng minh được người này không thực hiện tội phạm.

– Trên thực tế có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không có các dấu hiệu để được coi là tội phạm (theo quy định tại Bộ luật Hình sự) thì không có căn cứ để khởi tố mà có thể chỉ dừng ở mức độ xử phạt hành chính.

– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Còn dưới 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự bởi một số tội nhất định và không bị xử lý bằng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình (Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015).

– Đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật. Căn cứ tại Điều 14 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, không ai bị kết án 02 lần vì 01 tội phạm. Do đó, khi đã có quyết định, bản án đình chỉ vì 01 hành vi thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không ra một quyết định, bản án nữa để đình chỉ về cùng hành vi này.

– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà một người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu hết thời hạn này thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ không bị truy cứu nữa.

– Tội phạm đã được đại xá.

– Người thực hiện hành vi nguy hiểm đã chết, trừ khi tái thẩm với người khác.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể sau đây, vụ án cũng sẽ được đình chỉ:

– Một người đang thực hiện hành vi trái pháp luật thì dừng lại nửa chừng, khiến hậu quả chưa xảy ra, không đạt được mục đích phạm tội (Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015).

– Khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015.

Trên đây là 02 trường hợp đình chỉ vụ án hình sự. Để cập nhật các quy định mới về lĩnh vực hình sự, độc giả có thể tham khảo tại đây.

3. Các trường hợp pháp nhân thương mại bị đình chỉ

>> Xem thêm: Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”

Một trong những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 là đưa pháp nhân thương mại thành một chủ thể phạm tội. Theo đó, một trong các hình phạt dành cho đối tượng này là đình chỉ hoạt động.

Đình chỉ hoạt động có thời hạn

Điều 78 Bộ luật Hình sự 2015 quy định pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động có thời hạn là pháp nhân thương mại bị tạm dừng hoạt động một hoặc một số lĩnh vực kinh doanh, thương mại trong một thời gian nhất định.

Theo đó, pháp nhân thương mại chỉ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn khi:

– Gây ra thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội

– Hậu quả do hành vi nêu trên gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế

Với hình phạt này, thời hạn đình chỉ hoạt động của pháp nhân thương mại từ 06 tháng đến 03 năm.

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đồng nghĩa với việc pháp nhân thương mại bị chấm dứt hoàn toàn một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh, thương mại.

Theo đó, một pháp nhân thương mại chỉ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn khi không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra đối với một trong các trường hợp sau:

– Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người

– Gây sự cố môi trường

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Ngoài ra, nếu một pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì pháp nhân đó bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Quy định này được nêu cụ thể tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015.

4. Bị can không còn liên quan đến vụ án nữa có được đình chỉ ?

>> Xem thêm: Lú luận về động cơ phạm tội trong vụ án hình sự ?

căn cứ theo điểm b khoản 1 điều 282 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :

Điều 282. Đình chỉ vụ án

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này;

b) Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

5. Khi nào thì đình chỉ vụ án hình sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử?

Các trường hợp đình chỉ vụ án hình sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử được quy định tại Khoản 1 điều 282 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này;

Cụ thể là:

– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

– Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Tội phạm đã được đại xá;

– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

b) Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

Về nội dung, quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Cụ thể bao gồm các thông tin:

– Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;

– Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;

– Nội dung của văn bản tố tụng;

– Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, mọi nội dung còn nhầm lẫn, chưa hiểu , còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group

>> Xem thêm: Vướng mắc trong nhập, tách vụ án hình sự – Một số kiến nghị