1. Chưa thu thập đủ chứng cứ có tạm đình chỉ giải quyết việc tố giác tội phạm
Câu hỏi, Chào Luật sư của LVN Group em tôi có bị người ta tố giác vè tội giết người. Sau khi tiến hành các hoạt động thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự. Vậy trong trường hợp này có được tạm đình chỉ giải quyết vụ án không ?
Luật sư trả lời:
>> Xem thêm: Tình hình tội phạm là gì ? Đặc điểm, ý nghĩa khi nghiên cứu tình hình tội phạm
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật LVN Group, câu hỏi của bạn được chúng tôi biên tập và trả lời như sau :
Căn cứ theo khoản 1 điều 148 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Hết thời hạn quy định tại Điều 147 của Bộ luật này, cơ quan có thẩm quyền giải quyết quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;
b) Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định tạm đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát và gửi quyết định tạm đình chỉ đó cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Trường hợp quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận được quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.
3. Trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì việc giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
2.Sau khi quyết định tạm đình chỉ người đã tố giác có được thông báo về việc này ?
Thưa Luật sư của LVN Group, cháu có tố giác tội phạm, vì không đủ cơ sở nên họ đã tạm đình chỉ giải quyết mà không thông báo cho cháu về việc này. Vậy cho cháu hỏi việc làm của cơ quan điều tra là đúng không ?
>> Xem thêm: Phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm như thế nào
Luật sư trả lời:
Cơ sở pháp lý : Căn cứ khoản 2 điều 148 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Hết thời hạn quy định tại Điều 147 của Bộ luật này, cơ quan có thẩm quyền giải quyết quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;
b) Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định tạm đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát và gửi quyết định tạm đình chỉ đó cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Trường hợp quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận được quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.
3. Trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì việc giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
Như vậy trong vòng 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác của bạn cơ quan điều tra được giao nhiệm vụ phải gửi quyết định tạm đình chỉ kèm tài liệu có liên quan đến Viện kiểm sát cùng cáp hoặ VKS có thẩm quyền để kiểm sát và gửi quyết định tạm đình chỉ đố cho bạn.
3.Quy định mới về tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố
>> Xem thêm: Phòng ngừa tội phạm là gì ? Khái niệm về biện pháp phòng ngừa tội phạm ?
Do vậy, BLTTHS năm 2015 đã quy định việc tạm đình chỉ trong trường hợp trên. Đây là quy định mới nhằm hạn chế việc kéo dài thời hạn giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, là căn cứ pháp lý cho việc tạm dừng xác minh cũng như cơ sở cho việc phục hồi, giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sau này.
Sau khi tiến hành các hoạt động thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự; hoặc Quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ khi có 01 trong 02 căn cứ sau:
1. “Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả”;
2. “Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả”.
Việc giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
Đồng thời, khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không còn, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Và trong thời hạn không quá 01 tháng phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự, kể từ ngày ra quyết định phục hồi.
Điều 148 Bộ luật này cũng quy định trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định tạm đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát và gửi quyết định tạm đình chỉ đó cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Trường hợp quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Tuy nhiên, chưa có quy định thời hạn bao nhiêu ngày Viện kiểm sát phải ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định tạm đình chỉ trong trường hợp không đồng ý với Quyết định tạm đình chỉ; không quy định thời hạn Viện kiểm sát kiểm sát hồ sơ tạm đình chỉ là bao nhiêu ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Khoản 3 Điều 09 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công an – Bộ Quốc Phòng – Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Thông tư này sửa đổi Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA- BQP-BTC-BNNPTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013) quy định:
“Việc tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 148, Điều 149 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015”.
Song Điều 148, Điều 149 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 chỉ quy định các căn cứ tạm đình chỉ, thời hạn Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định tạm đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát để kiểm sát việc tạm đình chỉ, thời hạn Viện kiểm sát gửi Quyết định hủy bỏ Quyết định tạm đình chỉ… mà không quy định thời hạn kiểm sát Quyết định tạm chỉ, thời hạn hủy bỏ Quyết định tạm đình chỉ như đã nói ở trên.
Điều này có thể dẫn đến việc kiểm sát quyết định tạm đình chỉ và hồ sơ bị kéo dài, không thống nhất về thời hạn. Vì vậy, liên ngành trung ương cần ban hành văn hướng dẫn thời hạn Viện kiểm sát kiểm sát quyết định tạm định chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố nhằm đảm bảo sự thống nhất về thời hạn trước khi Cơ quan điều tra ban hành các quyết định tiếp theo đối với hành vi có dấu hiệu tội phạm bị tố giác, thông tin và kiến nghị khởi tố.
4.Thẩm quyền của cơ quan giải quyếttổ giác, tin báo vê tội phạm và kiến nghị khởi tổ
>> Xem thêm: Che giấu tội phạm là gì ? Khái niệm về che giấu tội phạm
Bộ luật Tổ tụng hình sự 2015 quy định cụ thể các hoạt động cơ quan có thẩm quyền giải quyết tổ giác, tin báo vê tội phạm và kiến nghị khởi tổ thực hiện trong quá trình giải quyết. Theo đó, các cơ quan nàỵ có thể tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tô chức, cá nhân cố liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin.
Ngoài ra, các cơ quan này cũng có thể tiến hành một số hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định và yêu cầụ định giá tài sản. Mặc dù đây là các hoạt động điều tra theo tố tụng, nhưng do yêu cầu cùa việc kiểm tra, xác minh nên các hoạt động này có thể tiến hành trước khi khởi tổ vụ án hình sự.
5.Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cac cơ quan có thẩm quyền
Trong quá trình giải quyết hoặc sau khi có kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp không nhất trí với kết quả giải quyết hoặc cho rằng việc giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thỏa đáng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật tố tụng hình sự thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền khiếu nại theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng hình sự
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group
>> Xem thêm: Các chủ thể phòng ngừa tội phạm là ai ? Xã hội hóa công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm