1. Trường hợp nào VKS chuyển vụ án để điều tra

>>Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến gọi;1900.0191

Chào Luật sư của LVN Group, trường hợp nào thì VKS ra quyết định việc chuyển vụ án để điều tra ?

Luật sư trả lời :

Căn cứ theo Khoản 1 điều 169 bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì các trường hợp VKS ra quyết định chuyển vụ án như sau

Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra

1. Viện kiểm sát cùng cấp quyết định việc chuyển vụ án để điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Cơ quan điều tra cùng cấp xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra và đề nghị chuyển vụ án;

b) Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra;

c) Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra;

d) Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điều tra không thực hiện.

2. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.

3. Thủ tục chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền:

a) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải ra quyết định chuyển vụ án;

b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án, Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại và Viện kiểm sát có thẩm quyền.

4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chuyển vụ án, Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra.

5. Thời hạn điều tra được tính tiếp từ ngày Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ vụ án cho đến hết thời hạn điều tra vụ án theo quy định của Bộ luật này. Trường hợp hết thời hạn điều tra mà không thể kết thúc việc điều tra thì Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

2. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các giai đoạn tố tụng hình sự

>> Xem thêm: Hình sự hóa là gì ? Khái niệm về hình sự hóa được hiểu như thế nào ?

hứ nhất, giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thuộc về Thẩm phán. Tương tự như quy định tại Điều 168 BLTTHS, các căn cứ để Thẩm phán ra quyết định này cũng bao gồm ba căn cứ và được quy định cụ thể tại Điều 179 BLTTHS:

“1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:

a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;

c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. […]”.

Các căn cứ này cũng được hướng dẫn chi tiết tại thông tư 01/2010/ TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC tương tự như các căn cứ để Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung. Theo đó, không phải tất cả các trường hợp có một trong các căn cứ nêu trên đều phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Cụ thể như khi có căn tại điểm a khoản 1 Điều 179 BLTTHS nhưng không trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi những chứng cứ còn thiếu là chứng cứ quan trọng, nhưng thiếu cũng truy tố, xét xử được hoặc không thu thập được nữa. Khi có căn cứ tại điểm b, không phải ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi “chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy có thể xét xử bị can (bị cáo) về một hay nhiều tội tương ứng bằng hay nhẹ hơn hoặc có thể xét xử bị can (bị cáo) ít tội hơn số tội mà Viện kiểm sát truy tố; Đã có quyết định tách vụ án hoặc chưa có quyết định tách vụ án của Cơ quan điều tra nhưng có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 117 của BLTTHS( khoản 2 Điều 3 thông tư 01/2010/ TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC). Còn khi có căn cứ tại điểm c, không phải trả hồ sơ điểu tra bổ sung khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục nhưng không xâm phạm đến quyền lợi của người tham gia tố tụng hoặc bị can (bị cáo) là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra nhưng đến khi xét xử đã đủ 18 tuổi. Những trường hợp này dù có trả hồ sơ đề điều tra bổ sung cũng không bổ sung, khắc phục được nên không cần phải trả để tránh mất thời gian của cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người có liên quan đến vụ án.

Việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung tuân theo quy định tại Điều 176 bộ luật tố tụng hình sự 2015

“[…]2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. […]”.

Thứ hai, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Trong khi xét xử sơ thẩm không có quy định cụ thể, riêng biệt nào về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 199 BLTTHS:“2. Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản”. Ở đây dùng cụm từ “yêu cầu điều tra bổ sung”, khi Hội đồng xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 199 để yêu cầu điều tra bổ sung thì Hội đồng xét xử của Tòa án vẫn phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát, nên quy định tại khoản 2 Điều 199 thực chất cũng là quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

3.Thủ tục chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền

>> Xem thêm: Bức cung là gì ? Khái niệm bức cung được hiểu như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, em trai tôi có phạm tội giết người nay lại chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền .Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi thủ tục để chuyển vụ án được quy định như thế nào ?

Căn cứ theo khoản 3 điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :

Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra

1. Viện kiểm sát cùng cấp quyết định việc chuyển vụ án để điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Cơ quan điều tra cùng cấp xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra và đề nghị chuyển vụ án;

b) Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra;

c) Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra;

d) Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điều tra không thực hiện.

2. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.

3. Thủ tục chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền:

a) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải ra quyết định chuyển vụ án;

b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án, Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại và Viện kiểm sát có thẩm quyền.

4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chuyển vụ án, Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra.

5. Thời hạn điều tra được tính tiếp từ ngày Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ vụ án cho đến hết thời hạn điều tra vụ án theo quy định của Bộ luật này. Trường hợp hết thời hạn điều tra mà không thể kết thúc việc điều tra thì Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

4. Quy định của pháp luật về chuyển vụ án để điều tra

>> Xem thêm: Bản cáo trạng là gì ? Khái niệm về bản cáo trạng ?

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS năm 2015) quy định hoạt động tố tụng hình sự bao gồm các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó, giai đoạn truy tố thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát, đây là giai đoạn quan trọng trong việc đánh giá, xem xét toàn diện các chứng cứ, tài liệu do cơ quan điều tra thu thập và được thể hiện bằng việc ban hành Cáo trạng, trả hồ sơ điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hay đình chỉ vụ án hình sự. Theo quy định của pháp luật thì vai trò của Viện kiểm sát từ giai đoạn khởi tố bao gồm giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra và giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử. Trong mỗi giai đoạn thì pháp luật cũng quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền cũng khác nhau.

Theo Điều 239 BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền truy tố thì:

“1. Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.

Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Việc chuyển vụ án cho Viện kiểm sát ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.

>> Xem thêm: Hối lộ là gì? Khái niệm hối lộ được hiểu như thế nào ?

Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố. Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngay sau khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo đúng quy định của Bộ luật này”.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 169 BLTTHS năm 2015 về chuyển vụ án để điều tra quy định:

“1. Viện kiểm sát cùng cấp quyết định việc chuyển vụ án để điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Cơ quan điều tra cùng cấp xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra và đề nghị chuyển vụ án;

b) Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra;

c) Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra;

d) Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điều tra không thực hiện.”

Tức là, trong một số trường hợp nhất định mà pháp luật quy định thì vụ án sẽ được chuyển lên cơ quan điều tra cấp trên để thực hiện hoạt động điều tra.

5.Thuộc thẩm quyền cấp tỉnh

>> Xem thêm: Hoạt động nhận thức, vai trò của nhận thức và thiết kế trong giai đoạn điều tra ?

Điều luật quy định “Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Việc chuyển vụ án cho Viện kiểm sát ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do VKSND cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định. Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố. Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngay sau khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo đúng quy định của Bộ luật này”.

Để cụ thể hóa hơn quy định này VKSNDTC cũng đã ban hành Quyết định số 03/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 Quyết định về việc ban hành quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố, theo đó tại Điều 49 quy định:

“1. Sau khi kết thúc điều tra vụ án, nếu thấy vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố theo quy định tại khoản 1 Điều 239 Bộ luật Tố tụng hình sự. Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố nhận được hồ sơ phải phân công Kiểm sát viên nghiên cứu và báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:

a) Nếu đồng ý với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì ra Cáo trạng truy tố bị can ra Tòa án có thẩm quyền xét xử. Nếu Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát đã truy tố phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra để làm thủ tục trả hồ sơ cho cơ quan đã điều tra và ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền;

b) Nếu không đồng ý với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì chuyển lại hồ sơ cho Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra để làm thủ tục chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Đối với những vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố. Việc phân công Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 239 Bộ luật Tố tụng hình sự, Quy chế này và quy định khác có liên quan.”

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

Như vậy, đối với những vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì ra quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền của mình đều ra quyết định chuyển vụ án. Theo những quy định nêu trên thì ta có thể hiểu rằng việc chuyển hồ sơ theo thẩm quyền chỉ áp dụng trong trường hợp giữa các VKSND cấp huyện trong cùng một tỉnh, giữa các VKSND cấp tỉnh với nhau, giữa các VKSQS khu vực trong cùng quân khu hay giữa các Viện kiểm sát quân sự quân khu với nhau và giữa Viện kiểm sát cấp dưới lên Viện kiểm sát cấp trên. Nghĩa là, việc chuyển hồ sơ theo thẩm quyền được thực hiện giữa các Viện kiểm sát cùng cấp và từ Viện kiểm sát cấp dưới lên Viện kiểm sát cấp trên. Riêng đối với trường hợp này thì việc thực hiện chuyển vụ án theo thẩm quyền chỉ áp dụng trong cùng một chiều mà không có chiều ngược lại. Tức là, Viện kiểm sát cấp trên đã thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp này tiếp tục việc truy tố và phân công Viện kiểm sát cấp dưới thực hiện quyền công tố và kiểm sát xét xử, mặc dù quá trình điều tra phát hiện vụ án không còn thẩm quyền điều tra của mình nhưng vẫn không được chuyển vụ án cho Viện kiểm sát cấp dưới. Đây là trường hợp quy định riêng biệt trong thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dưới.

Đối với việc trả hồ sơ điều tra bổ sung của VKSND huyện P và thẩm quyền điều tra bổ sung của Công an huyện P là không chính xác mà được thực hiện theo những quy định sau:

Trường hợp thứ nhất, trả hồ sơ điều tra bổ sung khi vụ án được chuyển cho Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố: Nếu đồng ý với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì Viện kiểm sát nhận hồ sơ ra Cáo trạng truy tố bị can ra Tòa án có thẩm quyền xét xử. Nếu Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát đã truy tố phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra để làm thủ tục trả hồ sơ cho cơ quan đã điều tra và ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Ngược lại, nếu không đồng ý với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì chuyển lại hồ sơ cho Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra để làm thủ tục chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp thứ hai, đối với vụ án Tòa án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi vụ án thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát cấp trên và Kiểm sát viên của VKSND cấp dưới được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm thì xử lý như sau:

+ Nếu việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án có căn cứ thì báo cáo lãnh đạo VKSND cấp dưới và lãnh đạo đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra để phối hợp thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật. Trường hợp Viện kiểm sát không thể tự bổ sung được yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án thì VKSND cấp dưới chuyển hồ sơ cho đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra để trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra thực hiện điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật;

+ Nếu việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ thì báo cáo lãnh đạo VKSND cấp dưới và lãnh đạo đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra để thống nhất giữ nguyên quan điểm truy tố và chuyền lại hồ sơ cho Tòa án để xét xử;

Tóm lại, mặc dù pháp luật tố tụng hình sự có quy định về thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát nhưng hiện nay còn có nhiều cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng các quy định của pháp luật. Do đó, khi giải quyết các vụ án cụ thể cần xem xét các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ một cách cẩn trọng, toàn diện cũng như cần chú ý đến các quy định pháp luật có liên quan để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Để được hỗ trợ thêm, bạn vui lòng gọi vào tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0191

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê