Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thấm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

Truy cứu trách nhiệm pháp lí nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích họp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, đảm bảo cho các quan hệ xã hội diễn ra trong ổn định, trật tự và phát triển một cách bình thường. Đồng thời, truy cứu trách nhiệm pháp lí nhằm xử lí người vi phạm pháp luật, trừng phạt họ, qua đó nhằm cải tạo, giáo dục họ, ngăn chặn sự tiếp tục vi phạm pháp luật của họ. Bên cạnh đó, truy cứu ưách nhiệm pháp lí còn nhằm răn đe, phòng ngừa chung, làm cho các chủ thể khác nhận thức được tính nghiêm minh của luật pháp mà không dám vi phạm pháp luật. Một số trường hợp, truy cứu trách nhiệm pháp lí còn nhằm khôi phục trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội trước khi bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.

Truy cứu trách nhiệm pháp lí là một quá trình hoạt động phức tạp của các chủ thể có thẩm quyền nhằm tìm hiểu, xem xét, đánh giá sự việc bị coi là vi phạm pháp luật để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước thích họp đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí có những đặc điểm riêng sau đây:

– Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước. Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí do các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc chủ thể được pháp luật trao quyền tiến hành. Truy cứu trách nhiệm pháp lí là áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Đó là các biện pháp cưỡng chế nhà nước đưa đến những hậu quả bất lợi cho chủ thể vi phạm pháp luật, các biện pháp cưỡng chế có tính chất tước đoạt, làm thiệt hại ở chủ thể các quyền, tự do, các lợi ích nhất định. Các biện pháp cưỡng chế nhà nước như cách li người mắc bệnh truyền nhiễm, buộc cấp dưỡng cho con sau li hôn, trưng thu trưng mua tài sản, vật dụng phục vụ lợi ích quốc gia… không đặc trưng cho trách nhiệm pháp lí, chúng được áp dụng ngay cả khi không có vi phạm pháp luật. Hoạt động này là sự tiếp tục thể hiện ý chí nhà nước, thông qua hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí, ý chí nhà nước được thể hiện thành những biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Nội dung các quyết định được ban hành trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lí luôn thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí trên cơ sở nhận thức và niềm tin nội tâm của họ về bản chất của vụ việc và các quy định của pháp luật. Các quyết định này có ý nghĩa bắt buộc đối với các chủ thể vi phạm pháp luật và các chủ thể khác có liên quan.

– Truy cứu trách nhiệm pháp lí là việc cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật. Khi có vi phạm pháp luật, nhà nước thông qua các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật thành trách nhiệm pháp lí cụ thể đối với chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác, đó chính là việc cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật. Như vậy có thể nói, về nội dung, truy cứu trách nhiệm pháp lí là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, còn về hình thức thì đó là việc tổ chức cho chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật.

– Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định. Như trên đâ đề cập, truy cứu trách nhiệm pháp lí thực chất là áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước đưa đến những hậu quả bất lợi cho chù thể vi phạm pháp luật. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác, đứng đắn của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm đòi hỏi cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền phải tiến hành hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí một cách hết sức thận trọng, đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.

– Truy cứu trách nhiệm pháp lí là hoạt động đòi hỏi phải sáng tạo. Các vụ việc pháp luật xảy ra trong thực tế rất đa dạng và phức tạp, trong khi đó pháp luật thường chỉ dự liệu những tình tiết có tính chất phổ biến, điển hình mà không mô tả tỉ mỉ từng tình tiết của sự việc. Do vậy, khi truy cứu trách nhiệm pháp lí, các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền phải thu thập và xử lí thông tin một cách đầy đủ, chính xác, xem xét một cách toàn diện và kĩ lưỡng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ việc, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng sao cho đúng người, đúng tính chất, mức độ vi phạm.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)