1.Khi nào thì phải truy nã bị can

Thưa Luật sư của LVN Group, em tôi có dính líu đến một vụ sản xuất trái pháp chất ma túy.Do qua sợ hãi nên em tôi đã bỏ trốn .Vậy trường hợp của em tôi được pháp luật quy định như thế nào ?

Luật sư trả lời :

Căn cứ theo điều 248 bộ luật hình sự quy định như sau :

Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy

1. Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

e) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít;

i) Tái phạm nguy hiểm;

k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

c) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

d) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

đ) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít;

e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 05 kilôgam trở lên;

b) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 100 gam trở lên;

c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 300 gam trở lên;

d) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít trở lên;

đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phá luật quy định về truy nã như sau :

Điều 231. Truy nã bị can

1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.

2. Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này; kèm theo ảnh bị can (nếu có).

Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.

3. Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.

2. Khái niệm Truy nã?Thế nào là người đang bị truy nã?

>> Xem thêm: Phạm nhiều tội là gì ? Khái niệm phạm nhiều tội được hiểu như thế nào?

Truy nã là một hoạt động truy bắt người phạm tội đang lẩn trốn hoặc cư trú ở một nơi nào đó mà Cơ quan có thẩm quyền không xác định được. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện truy bắt người bị truy nã bằng cách áp dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ và các biện pháp khác mà pháp luật cho phép nhằm phát hiện, bắt giữ, phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án

Người đang bị truy nã là người đang có quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền, họ có thể là bị can, bị cáo, người bị kết án, phạm nhân nhưng lại có hành vi trốn tránh pháp luật, trốn khỏi nơi giam giữ, cải tạo mà cơ quan có thẩm quyền không biết họ đang ở đâu. Khi bị can bỏ trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can. Trong đó:

“Khi bị can bỏ trốn” được hiểu là: Cơ quan điều tra đã xác định được bị can, biết rõ nơi cư trú của bị can và bị can đang được tại ngoại, nhưng trong quá trình điều tra, bị can đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú của mình hoặc bị can đang bị tạm giam nhưng đã trốn khỏi cơ sở giam giữ (Trại giam, trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ).

“Không biết rõ bị can đang ở đâu” được hiểu là: Cơ quan điều tra đã xác định được bị can, xác định được nơi cư trú của bị can nhưng hiện tại bị can không sinh sống ở đó nữa; Cơ quan điều tra đã tiến hành truy tìm bị can ở nơi cư trú, nơi làm việc, nơi bị can thường lui tới… nhưng vẫn không xác định được bị can đang ở đâu.

3. Đối tượng truy nã

Đối tượng truy nã bao gồm những người sau đây:

  • Bị can (người đã bị khởi tố về hình sự) bỏ trốn hoặc Cơ quan điều tra không biết đang ở đâu;
  • Bị cáo (người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử) bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu;
  • Người đã bị Tòa án ra Bản án kết án phạt tù (Tù có thời hạn hoặc Tù chung thân) hoặc kết án tử hình đang tạm giam chờ thi hành án hoặc tại ngoại chờ thi hành án thì bỏ trốn.
  • Phạm nhân (người đang chấp hành hình phạt tù trong các trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ) trốn trại.

Quyết định truy nã là văn bản pháp lý trong hoạt động tố tụng hình sự do cơ quan có thẩm quyền ban hành, được áp dụng đối với những đối tượng nêu trên.

Để mọi người có thể bắt đúng người đang bị truy nã thì quyết định truy nã phải ghi rõ họ tên, tuổi, trú quán, đặc điểm để nhận dạng người đang bị truy nã, dán ảnh kèm theo (nếu có), tội phạm mà người bị truy nã đã thực hiện và các nội dung khác theo quy định tại khoản 2, Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Phạm vi truy nã

Cá đối tượng trên có thể bị truy nã một trong ba phạm vi truy nã sau: Truy nã địa phương, Truy nã toàn quốc và Truy nã quốc tế. Trong đó:

Truy nã địa phương

Áp dụng đối với những đối tượng xác định có khả năng lẩn trốn trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Truy nã toàn quốc

Áp dụng đối với những đối tượng xác định có khả năng lẩn trốn và có mối quan hệ ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trên phạm vi cả nước.

Truy nã quốc tế

>> Xem thêm: Truy nã tội phạm là gì ? Quy định về truy nã tội phạm

Áp dụng đối với những đối tượng có tài liệu, căn cứ xác định chính xác đối tượng truy nã đã trốn ra ngoài biên giới Việt Nam hoặc đang sinh sống ở nước ngoài.

Trình tự, thủ tục truy nã quốc tế được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.

Như vậy, dựa vào những nhận định, phán đoán của người có thẩm quyền và các tài liệu, căn cứ xác định khả năng đối tượng có thể lẩn trốn ở đâu để quyết định lựa chọn truy nã 01 trong 03 phạm vi truy nã cụ thể nêu trên.

Truy nã trong phạm vi địa phương có thể chuyển thành truy nã toàn quốc hoặc truy nã quốc tế nếu trong quá trình điều tra xét thấy cần thiết hoặc ngược lại.

Hình thức truy nã

Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Cơ quan có thẩm quyền có thể ra một trong hai hình thức truy nã: Truy nã đặc biệt và truy nã thường.

Truy nã đặc biệt

Truy nã đặc biệt được áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Truy nã thường

Truy nã thường: được áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.

Truy nã thường có thể chuyển thành truy nã đặc biệt nếu trong quá trình điều tra xét thấy hành vi phạm tội của đối tượng không phải là ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng mà là tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, và ngược lại truy nã đặc biệt có thể chuyển thành truy nã thường.

4. Thời hạn truy nã

Thời hạn để không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Một người (chưa bị Tòa án kết án) sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mà họ thực hiện nếu hết một thời hạn nhất định họ không bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Thời hạn này tùy theo vào loại tội phạm mà người đó thực hiện, theo quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015). Theo đó, thời hạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là:

  • 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
  • 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
  • 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
  • 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

Thời hạn để không phải chấp hành hình phạt trong Bản án

Một người (đã bị Tòa án kết án) sẽ không phải chấp hành bản án của Tòa án đã tuyên đối với họ nếu trong thời hạn nhất định họ không bị Cơ quan thi hành án hình sự buộc họ chấp hành. Thời hạn này tùy thuộc vào hình phạt được ghi trong Bản án (Điều 60 BLHS năm 2015). Theo đó, thời hạn không phải chấp hành án là:

  • 05 năm khi bị tuyên phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 03 năm trở xuống;
  • 10 năm nếu bị tuyên phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
  • 15 năm nếu bị tuyên phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
  • 20 năm nếu bị tuyên phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Tính thời hạn đối với người đang bị truy nã

Tuy nhiên, đối với người đã bị truy nã, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án nêu trên được tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú, trình diện hoặc bị bắt giữ.

Ví dụ: Nguyễn Văn A thực hiện hành vi “Tổ chức đánh bạc” và đã bị Tòa án tuyên phạt 02 năm tù ngày 10/10. Trong thời gian tại ngoại chờ thi hành án, A bỏ trốn. Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã đối với A thì thời hạn không phải chấp hành Bản án được tính từ thời điểm A đến Cơ quan có thẩm quyền đầu thú, trình diện hoặc tuy không trình diện, đầu thú nhưng bị bắt giữ.

5. Thẩm quyền ra Quyết định truy nã

Hiện nay chỉ có Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Giám thị, phó Giám thị Trại giam trong trường hợp phạm nhân bỏ trốn khỏi nơi giam giữ mới có quyền quyết định truy nã.

6. Ai có quyền bắt người đang bị truy nã?

Ngoài các cơ quan chức năng thì bất kỳ cá nhân nào khi phát hiện người đang bị truy nã cũng có quyền bắt người bị truy nã hoặc thông báo cho cơ quan Công an bắt họ. Việc truy nã sẽ giúp cho công tác truy bắt đối tượng có nhiều thuận lợi do huy động được sự tham gia, trợ giúp của quần chúng nhân dân và các cơ quan, tổ chức khác trong xã hội cùng phối hợp, tham gia vào hoạt động này.

Sau khi ra quyết định truy nã bị can, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt giữ người bị truy nã. Việc thông báo công khai quyết định truy nã trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ giúp cho người dân, cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang có thông tin, căn cứ trong việc bắt giữ người bị truy nã.

7. Thủ tục sau khi đã bắt giữ người bị truy nã

Sau khi đã bắt được người bị truy nã thì Cơ quan ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để đình chỉ việc truy nã.

4.Tìm hiểu nội dung Điều 231 về “Truy nã bị can” tại BLTTHS năm 2015

>> Xem thêm: Bản chất, căn nguyên của tội phạm và phân loại tội phạm theo pháp luật Hoa Kỳ ?

Sự có mặt của bị can khi tiến hành tố tụng hình sự là cần thiết. Vì vậy, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trong trường hợp bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu.

– Thẩm quyền ra quyết định truy nã bị can thuộc về Thủ trưởng Cơ quan điều tra hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra khi được phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra vụ hình sự (điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự). Viện kiểm sát, Tòa án, tùy theo giai đoạn tố tụng, có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can hoặc bị cáo. Việc truy nã bị cáo cũng được thực hiện theo quy định tịa Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự (điểm b khoản 1 Điều 281 Bộ luật tố tụng hình sự).

– Nội dung quyết định truy nã phải thể hiện những thông tin cần thiết cho việc phát hiện, bắt người bị truy nã, gồm: họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật Tố tụng hình sự; kèm theo ảnh bị can (nếu có).

– Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai đến mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã. Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất (khoản 1 Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự). Để chấm dứt việc truy nã, sau khi bắt được người truy nã, Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Thẩm quyền ra quyết định đình nã bị can thuộc về Thủ trưởng Cơ quan điều tra hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra khi được phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự (điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự). Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.

– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại cũng có quyền ra quyết định truy nã theo yêu cầu của Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án trong trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn (Điều 364 Bộ luật Tố tụng hình sự).Việc truy nã người bị kết án cần được thực hiện theo quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự.

5. Bình luận về các quy định về truy nã bị can

>> Xem thêm: Luật định nghĩa tội phạm, hình phạt và những yếu tố cấu thành tội phạm theo pháp luật Hoa Kỳ?

Thứ nhất: Truy nã bị can là một hệ thống hoạt động của cơ quan điều tra nhằm tìm kiếm để xác định bị can đang ở đâu hoặc bắt giữ những bị can đang lẩn trốn, phục vụ cho việc điều tra, xử lý tội phạm.

Thứ hai: Điều luật quy định về các trường hợp truy nã bị can, điều kiện và trình tự, thủ tục tiến hành truy nã bị can. Theo quy định tại điều luật có hai trường hợp cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã.

Trường hợp thứ nhất là khi bị can trốn. Điều luật không nói rõ là bị can trốn trong hoàn cảnh nào. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, có thể có các tình huống:

– Thứ nhất, là người bị khởi tố đã trốn từ trước khi cơ quan điều tra khởi tố bị can;

– Thứ hai, có thể người đó trốn ngay sau khi bị khởi tố về hình sự trước khi cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố về hình sự đối với người đó hoặc trước khi bị bắt (trong trường hợp phải áp dụng biện pháp ngăn chặn này); – Thứ ba, có thể người bị khởi tố bỏ trốn khỏi nơi tạm giam, tạm giữ.

Trường hợp thứ hai là khi cơ quan điều tra không biết bị can đang ở đâu. Đó là trong những tình huống mà cơ quan điều tra không biết là người bị khởi tố đang ở đâu. Có thể tại thời điểm đó, người bị khởi tố không có thông tin về việc bị khởi tố về hình sự. Có thể, người bị khởi tố đã nhận được thông tin về việc bị khởi tố nhưng chưa nhận được quyết định của cơ quan điều tra hoặc các thông tin chính thức khác về sự cần thiết phải xuất hiện trước cơ quan điều tra và không có ý định bỏ trốn. Mặc dầu vậy cơ quan điều tra không biết được người bị khởi tố đang ở đâu vì vậy mà phải áp dụng biện pháp truy nã.

– Theo quy định tại Điều luật thì chỉ có Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định truy nã bị can. Điều luật cũng quy định rõ những thông tin cần thiết phải được ghi trên Quyết định truy nã. Điều này nhằm ngăn ngừa hiện tượng nhầm lẫn có thể xảy ra trong quá trình truy nã.

– Căn cứ vào nội dung Điều luật, trong Quyết định truy nã phải ghi rõ bốn nhóm thông tin:

+ Thứ nhất, là nhóm thông tin về ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã;

+ Thứ hai, nhóm thông tin về người ra quyết định (phải ghi rõ họ tên, chức vụ đang đảm nhận, cơ quan của người ra quyết định…);

+ Thứ ba, nhóm thông tin về bị can – đối tượng bị truy nã: họ tên, tuổi (nếu có nhiều tên họ khác nhau thì cần ghi hết những tên họ đó), nơi cư trú của bị can (nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi rõ những nơi thường xuất hiện); đặc điểm để nhận dạng bị can (chiều cao, khuôn mặt, những đặc điểm dị tật, hoặc những đặc điểm đặc biệt dễ nhận biết…), ảnh của bị can kèm theo, nếu có;

+ Thứ tư, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố. Phải ghi rõ tội danh và điều luật theo Bộ luật hình sự.

Thứ ba: Theo quy định của pháp luật mọi người đều có nghĩa vụ phát hiện và có quyền bắt, giữ người bị truy nã. Điều luật quy định, Quyết định truy nã phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng là nhằm bảo đảm để những thông tin về việc truy nã, đối tượng truy nã đến được với mọi người.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group

>> Xem thêm: Che giấu tội phạm là gì ? Khái niệm về che giấu tội phạm